Chuyên gia sản phụ khoa BVĐK Tâm Anh khuyên phụ huynh đồng hành và khuyến khích con gái viết nhật ký nguyệt san kể từ khi bé có kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
- Bầu ăn cháo lòng được không? Đừng ăn nếu bạn chưa đọc bài viết này
- Mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong?
- [GIẢI ĐÁP] Bà bầu nên uống nước dừa từ tháng thứ mấy? Nên uống như thế nào thì tốt?
- Mang bầu ăn hạt dẻ được không? Một số lưu ý mẹ bầu nên biết trước khi thưởng thức hạt dẻ
- 1 cái bánh da lợn bao nhiêu calo? Ăn bánh da lợn có mập không? Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp
Theo thạc sĩ bác sĩ Ngô Thị Bình Lụa, Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP HCM, trước đây độ tuổi bắt đầu dậy thì của bé gái khoảng từ 13-15 tuổi. Hiện nay, độ tuổi dậy thì ở trẻ gái bắt đầu sớm hơn – thường vào khoảng 9-13 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì, bé gái sẽ có sự thay đoạn về chiều cao, cân nặng, ngực nhú, có sự xuất hiện lông mu. Sự thay đổi lớn nhất có thể khiến bé gái hoang mang, lo sợ chính là chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Bạn đang xem: Kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi bé gái dậy thì
Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến sớm hay muộn còn liên quan yếu tố di truyền, ảnh hưởng môi trường sống, chế độ dinh dưỡng. Hiện nay, có nghiên cứu bé gái sống ở thành thị thường hành kinh sớm hơn so với bé gái vùng nông thôn, nguyên nhân do trẻ được cung cấp đủ về thực phẩm,tiếp nhận nhiều thông tin trong đời sống hiện đại, có thể liên quan đến sự gia tăng mức độ béo phì ở trẻ em. Từ đó đẩy tuổi hành kinh bé gái ngày càng sớm.
Thời gian qua có rất nhiều phụ huynh đưa con gái đến BVĐK Tâm Anh TP HCM thăm khám sức khỏe tuổi dậy thì. Một số trẻ gặp vấn đề dậy thì sớm, một số trẻ dậy thì muộn và nhiều trẻ gặp bất thường trong độ tuổi dậy thì như hiện tượng cường kinh, rong kinh, kinh thưa… Một số bé gái sẽ có triệu chứng “tiền hành kinh nguyệt”, đau căng bụng dưới, mệt mỏi hơn bình thường, người cảm nhận tích trữ nước; một số bé thay đổi tâm lý, rối loạn lo âu, thay đổi tuổi dậy thì, cảm giác bất ổn, sợ hãi.
Theo bác sĩ Bình Lụa, phụ huynh có con gái trong độ tuổi 10-13 tuổi cần chuẩn bị tâm lý, kiến thức cho bé gái trong tuổi dậy thì, để các em sẵn sàng đón nhận sự thay đổi trên cơ thể. Đặc biệt, sự thay đổi lớn nhất là chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Khi bé gái bước vào tuổi lên 10, mẹ nên giải thích cho bé gái kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, là dấu hiệu sắp dậy thì của con gái, không phải là bệnh lý “chảy máu” gây nguy hiểm như nhiều trẻ em lầm tưởng. Khi xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu đời, nồng độ estrogen tăng làm cho niêm mạc tử cung cũng bị dày lên để giúp cho việc thụ tinh và mang thai. Trứng không được thụ tinh dẫn tới sự sụp đổ nội tiết, làm cho lớp nội mạc tử cung chức năng bong tróc dẫn tới sự ra máu và chảy ra khỏi tử cung, theo đường âm đạo ra ngoài – đó chính là kinh nguyệt.
Quan sát các dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt tuổi dậy thì
Xem thêm : Giải đáp: ý nghĩa tên An Nhiên là gì?
Bác sĩ Bình Lụa cho biết, đối với những bé gái đón chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, phụ huynh cần đồng hành theo dõi vì đặc điểm tuổi dậy thì con có nhiều bất ổn. Các con thay đổi về mặt tâm lý, nhận thức, có thể “khủng hoảng” trong giai đoạn bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.
Một bé gái mới có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài trong vòng 1-2 năm vì hệ nội tiết chưa ổn định, dẫn đến các rối loạn kinh nguyệt giai đoạn đầu. Do đó, bé gái có thể gặp hiện tượng cường kinh, rong kinh, rong huyết, hoặc kinh thưa.
Ngày hành kinh đầu tiên, kinh nguyệt có thể ít, nhưng bé khó chịu đau bụng, ngày thứ 2- 3 máu kinh sẽ nhiều hơn, đến ngày 4-5 giảm. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 3-5 ngày, một số trường hợp có thể đạt tối đa 7 ngày.
Trong mỗi chu kỳ, lượng máu kinh nguyệt mất đi khoảng 50 ml. Nếu lượng máu quá nhiều vượt trên 200 ml, trẻ phải liên tục thay băng vệ sinh, người mệt mỏi… là dấu hiệu của cường kinh, phụ huynh cần đưa bé đi bệnh viện kiểm tra. Vì ở tuổi dậy thì, nếu trẻ có lượng máu kinh nguyệt nhiều có thể liên quan bệnh lý rối loạn đông máu, bệnh lý huyết học mà có thể trước đó chưa có biểu hiện. Chảy máu nhiều trong lần đầu hành kinh, hay ở những kỳ kinh nguyệt tiếp theo đều có thể là biểu hiện sớm của bệnh lý huyết học.
Theo bác sĩ Bình Lụa, đối với những bé không có người thân cận như mẹ ruột, chị gái hoặc những bé thiên hướng sống nội tâm, ngại chia sẻ thì chúng ta nên khuyến khích bé viết nhật ký nguyệt san. Từ đó khuyến khích bé phát hiện những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, thông báo cho người lớn để đưa bé đi kiểm tra.Thông tin cần thiết như thời điểm có kinh nguyệt, số ngày hành kinh, số lượng băng vệ sinh con phải sử dụng mỗi ngày bao nhiêu chiếc, nguyệt san của con máu đỏ tươi hay máu cục. Ngoài ra, các triệu chứng hành kinh lần đầu con gặp phải như đau bụng, căng ngực, hay mệt mỏi khó chịu ở đâu phụ huynh nên khuyến khích bé kể lại.
Lựa chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp trong ngày hành kinh
Lần hành kinh đầu tiên sẽ bất ngờ và không được báo trước, do đó phụ huynh có con gái trong tuổi dậy thì cần theo dõi, dạy con một số dấu hiệu tiền kinh nguyệt có thể gặp như: đau bụng tiền kinh nguyệt, người mệt mỏi, cáu gắt, có thể thay đổi về da như nổi mụn, mất ngủ, tích nước, thèm ăn đồ chua hoặc ngọt.
Xem thêm : Bà bầu bị sài đám ma phải làm gì? 4 cách chữa sài đám ma nhanh chóng
Trong chu kỳ kinh nguyệt, bé gái cần sử dụng những vật liệu để thấm hút máu kinh nguyệt chảy ra đường âm đạo. Do đó, trước khi hành kinh, phụ huynh cần phải chuẩn bị sẵn dụng cụ vệ sinh, hướng dẫn bé gái cách sử dụng.
Đối với các bé gái chưa có quan hệ tình dục thì nguy cơ viêm nhiễm âm đạo trong chu kỳ hành kinh cũng thấp. Phụ huynh không nên chủ quan việc dạy trẻ giữ gìn vệ sinh, đặc biệt tăng cường vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ”. Những ngày hành kinh môi trường âm đạo kín, ẩm ướt, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bác sĩ Bình Lụa lưu ý, phụ huynh cần hướng dẫn bé cần giữ thói quen thay băng vệ sinh sau 4-6 giờ sử dụng hoặc thay bất cứ khi nào thấy băng thấm quá nhiều hoặc cảm thấy khó chịu, ẩm ướt. Phụ huynh cũng cần giải thích cho con hiểu máu trong cơ thể đi ra ngoài có thể bị nhiễm khuẩn, vì thế nên nếu không thay băng thường xuyên sẽ bị những vi khuẩn đó xâm nhập lại vào cơ thể.
Phụ huynh cần tư vấn cho con chọn sử dụng băng vệ sinh phù hợp, tránh lem bẩn lên quần, váy áo, giường chiếu, đồng thời giải thích rõ cho bé gái các sản phẩm vệ sinh như tăm bông, cốc nguyệt san được sử dụng ở các bé gái nước ngoài. Đây là những sản phẩm dành cho nhóm bé gái có quan hệ tình dục rồi mới nên sử dụng.
Bác sĩ Bình Lụa cảnh báo, kể từ khi con có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, đánh dấu bộ máy sinh sản sẵn sàng hoạt động, nếu có phát sinh quan hệ tình dục thì sẽ có nguy cơ mang thai. Tuy nhiên đối với bé gái tuổi dậy thì, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh cả về thể chất và tinh thần, là giai đoạn con cần tập trung học tập, phát triển và hình thành nhân cách, việc phát sinh quan hệ nam nữ quá sớm sẽ dẫn tới nhiều hối tiếc và hậu quả khó lường cho bé gái.
Do đó, ở cột mốc vô cùng quan trọng này cha mẹ cần theo dõi con sát sao, bên cạnh con như người hướng dẫn, làm bạn cùng con, dạy con các bài học về chăm sóc bản thân, bảo vệ – tự vệ cho bản thân tránh tiếp xúc gần với nam giới, đặc biệt không để người khác chạm vào vùng kín, không để phát sinh quan hệ tình dục nam – nữ.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé