Ở tuần thứ 30 của thai kỳ, các hệ cơ quan chính của bé đều đã hình thành và đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là lúc bé bắt đầu tăng cân rất nhanh để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Ngoài ra, lớp mỡ dưới da có chức năng giúp bé giữ ấm sau khi sinh sẽ phát triển và làm cơ thể bé đầy đặn hơn.
- Bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý khi ăn tránh gây ảnh hưởng thai nhi
- Con cực hiếm này là đặc sản của quần đảo Cát Bà, giá bán 600.000đ/ 1 đôi, giàu đạm nhưng bà bầu không nên ăn
- Bà bầu ăn cá hường có được hay không? Lợi ích và rủi ro?
- Ý nghĩa của tên Huyền là gì? Những tên đệm cho tên Huyền đẹp
- Bà bầu có nên ăn quả bầu, thắc mắc của nhiều chị em trong thai kỳ
Bé có thể thường xuyên bị nấc cụt. Tình trạng này đặc biệt phổ biến trong ba tháng cuối thai kỳ. Mẹ có thể cảm thấy được điều này bởi nó sẽ tạo nên sự co giật nhịp nhàng trong tử cung. Các nghiên cứu cho thấy rằng nấc cụt trong khoảng 10 tuần trước khi sinh sẽ kích thích và có thể đóng một phần quan trọng trong sự phát triển não bộ của thai nhi.
Bạn đang xem: Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ
Xem thêm : Tầm quan trọng của siêu âm thai 3 tháng cuối kỳ
Thai nhi 30 tuần vẫn rất non tháng. Tuy nhiên, nếu chào đời ở giai đoạn này, bé vẫn có cơ hội sống sót với sự chăm sóc đặc biệt. Tỷ lệ sống sót sau 30 tuần cao tới 98%.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 30
Mang thai 30 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Mang thai đến tuần thứ 30, tóc của mẹ sẽ dày hơn, ngưng dài ra và ít rụng hơn. Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh, tóc mẹ có thể trở nên mỏng đi và rụng nhanh hơn.
Ngoài ra, mẹ sẽ thấy mệt mỏi hơn trong những ngày cuối tuần thai thứ 30, đặc biệt nếu mẹ thường bị mất ngủ. Mẹ cũng sẽ lóng ngóng hơn bình thường vì trọng tâm cơ thể thay đổi do tăng cân nhanh, bụng to ra và do hormone thai kỳ thay đổi sẽ khiến dây chằng bị giãn và làm cho khớp gối lỏng. Giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra, vì thế hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.
Những điều cần lưu ý
Xem thêm : Giải đáp: Thai 21 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Một trong những dấu hiệu đặc trưng ở khi mang thai 30 tuần là tâm trạng thay đổi nhanh chóng. Hormone thay đổi cùng những biến chứng gây khó chịu có thể làm tâm trạng mẹ lên xuống thất thường. Ngoài ra, những suy nghĩ về quá trình sinh nở, những lo lắng liệu mình sẽ trở thành người mẹ tốt hay không cũng khiến mẹ thấy bất an. Nếu những cảm xúc ấy liên tục xuất hiện, hãy đi khám để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.
Ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể gặp phải hội chứng ống cổ tay (CTS). Căn bệnh này thường liên quan đến việc đánh máy thường xuyên nhưng đây cũng là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Có đến 62% các bà mẹ gặp phải tình trạng này.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể có các triệu chứng mang thai đặc trưng của tam cá nguyệt thứ ba như cơn gò Braxton Hicks, mệt mỏi, đau lưng và các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, ợ nóng….
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 30 tuần
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé