Trong bưởi có chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Bưởi nghèo calo nhưng lại chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, vitamin A cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Thường xuyên ăn bưởi sẽ giúp giảm cân, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại stress, các bệnh liên quan với hen suyễn và viêm khớp… Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
- Làm mới bữa ăn gia đình với cách làm mực xào sa tế ngon đừng hỏi
- Tổng hợp 3 cách làm nước ép dưa hấu mát lạnh, giải nhiệt mùa hè hiệu quả
- Rượu ớt cay cứu sống người TAI BIẾN, ĐỘT QUỴ trong 1 phút, nhà nào cũng nên có
- Cách Làm Bò Nhúng Giấm Đãi Tiệc Tại Nhà Thật Ngon
- Cách Làm Kem Chuối Béo Ngon Tại Nhà
Dưới đây là những lưu ý cần tránh khi ăn bưởi để không rước bệnh và gây hại cho cơ thể:
Bạn đang xem: Sai lầm ‘chết người’ khi ăn bưởi bạn tuyệt đối phải tránh
Ăn khi đói để giảm cân
Do bưởi chứa rất ít calo nên luôn có mặt trong thực đơn giản cân của chị em phụ nữ. Tuy nhiên lạm dụng quá nhiều có thể gây hại cho dạ dày. Trong 1 quả bưởi có chứa đến 14 – 15% axit citric, nếu ăn quá nhiều đặc biệt là lúc đói có thể tổn hại cho dạ dày, tốt nhất ăn bưởi ngay sau khi ăn cơm để thúc đẩy hệ tiêu hóa, ổn định lượng cholesterol trong cơ thể lại giảm cân hiệu quả.
Nếu bạn có thói quen ăn sáng, ăn trưa bằng bưởi để giữ eo thì cần thay đổi ngay để tránh những hậu họa khôn lường
Ăn sau khi uống rượu, hút thuốc
Nhiều nam giới có thói quen ăn trái cây ngay sau khi uống rượu hoặc hút thuốc để khử mùi khó chịu trong hơi thở. Bạn có thể chọn việt quất, nho, cam, táo,… chứ đừng ăn bưởi hoặc uống nước bưởi.
Do chúng có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hóa cytochromes P450 làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin, ethanol gây hại lớn đến sức khỏe.
Ăn khi bị tiêu chảy, tiêu hóa kém
Theo Đông Y, bưởi là hoa quả có tính lạnh đặc biệt khắc với những người bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa kém. Khi cơ thể đang mệt mỏi mà ăn bưởi có thể bị hạ nhiệt quá mức gây ra triệu chứng đau bụng
Ăn khi đang sử dụng thuốc
Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc thường tẩm bổ cho bản thân các loại quả tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên phải dựa vào tình trạng bệnh để biết bạn có được ăn dâu tây, mận, nho, đào,… hay không
Nếu đang uống thuốc chuống dị ứng nhất định tốt hơn hết là không ăn và uống nước ép bưởi, nhẹ có thể đau đầu, tim đập nhanh, … nguy hiểm có thể dẫn đến đột tử. Bưởi khi kết hợp với một số thành phần như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride,.. rất dễ gây ra các tác dụng phụ.
Xem thêm : 2 cách nấu xôi lạc đơn giản tại nhà, NGON NHẤT QUẢ ĐẤT
Ăn khi mắc bệnh về tiêu hóa
Bưởi tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa acid, các chất hữu cơ làm tăng acid trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
Ăn khi bị suy thận
Bệnh nhân suy thận, nếu không kiểm soát lượng kali ăn vào thì dễ xảy ra hiện tượng kali máu tăng cao, bệnh nhân có thể tử vong do loạn nhịp tim. Mà bưởi là loại trái cây giàu kali, do đó, người mắc bệnh thận không nên ăn.
Ăn khi đang uống thuốc tránh thai
Hóa chất tự nhiên có trong quả bưởi là furanocoumarin có thể tương tác với thuốc tránh thai, kìm hãm sự chuyển hóa của estrogen, làm tăng nồng độ estradiol và tác dụng phụ của thuốc tránh thai dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Do đó, nếu đang uống thuốc tránh thai là bạn nên tránh xa bưởi để tránh bị vô hiệu hóa tác dụng tránh thai của thuốc, nhất là với bưởi chùm, loại quả này sẽ làm giảm quá trình “mất” estrogen, tăng tác dụng phụ của thuốc tránh thai như đau ngực và máu đông.
Ăn khi uống thuốc điều trị huyết áp cao
Người bị bệnh huyết áp cao, trong quá trình sử dụng thuốc hạ huyết áp không nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, vì sẽ trở thành dùng quá nhiều thuốc hạ huyết áp, khiến huyết áp giảm đột ngột, gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Ăn khi uống thuốc chống dị ứng terfenadine
Trong thời gian dùng thuốc chống dị ứng terfenadine, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể tử vong.
Xem thêm : Cách làm cơm chiên Dương Châu và cách trang trí đẹp
Ăn khi uống thuốc hạ mỡ máu
Không dùng bưởi khi đang uống thuốc hạ mỡ máu nhóm statin vì nước bưởi có chứa một chất hóa học có thể liên kết với các enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa.
Đặc biệt với những người sử dụng thuốc giảm cân sau đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi sẽ gây nên hiện tượng bị đau cơ, nguy hại đến thận, mắc các bệnh về thận.
Một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Cyclosporine, caffeine, canxi đối kháng, cisapride… Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Ăn khi chức năng gan kém
Bưởi có chứa một hoạt chất có khả năng ức chế một loại enzyme trong đường ruột, khiến quá trình chuyển hóa bình thường bị xáo trộn, ảnh hưởng đến quá trình giải độc gan, làm hỏng chức năng gan và gây ra các phản ứng bất lợi khác, thậm chí gây ngộ độc.
Ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn
Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ oxy hóa kim loại, đồng thời làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Ăn bưởi cùng với cua
Nếu ăn bưởi với cua cùng nhau thì dạ dày sẽ bị kích thích, đau bụng và nôn mửa.
Bưởi thích hợp ăn cùng thịt gà có tác dụng ôn trung, ích khí, bổ phổi, tiêu đờm, ngừng ho; ăn cùng dạ dày lợn tốt cho tì vị, tốt cho người đau dạ dày, viêm loét miệng, nhiều đờm, chán ăn, suy nhược do hư hàn.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực