Ăn uống khoa học luôn là ưu tiên hàng đầu của nhiều mẹ bầu. Trong đó, thắc mắc liệu bà bầu ăn dưa leo được không là một trong những trăn trở phổ biến nhất của sản phụ; bởi lẽ, trong ẩm thực Việt Nam, số lượng món ăn chứa dưa leo là rất lớn. Trong bối cảnh có nhiều lời khuyên nghị trái ngược nhau về việc ăn dưa leo trong thai kỳ, khiến mẹ bầu hoang mang không biết có bầu ăn dưa leo được không, các bác sĩ tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome quyết định sẽ cùng mẹ khám phá ra sự thật ngay trong bài viết sau.
Dưa leo (hay dưa chuột), tên khoa học là Cucumis sativus, là một loại rau quả thuộc họ Cucurbitaceae (họ Bầu bí). Dưa leo có hình dạng dài và tròn, vỏ màu xanh tươi đến xanh đậm, thịt bên trong màu xanh nhạt hoặc trắng, chứa nhiều hạt và nước. Phần ruột của dưa leo có kết cấu giòn tan, mọng nước; vị đầu thanh mát, vị sau ngọt dịu. Dưa leo thường được ăn sống, ngâm chua, trộn salad hoặc dùng để kết hợp với các nguyên liệu khác, giúp tạo ra nhiều món ăn giàu dinh dưỡng như: gỏi (nộm), nước ép rau củ quả và các món trong bữa ăn chính (dưa leo xào cần, bò xào dưa leo, canh dưa leo…), v.v…
Bạn đang xem: Bà bầu ăn dưa leo được không và ăn bao nhiêu thì tốt?
Thành phần dinh dưỡng của dưa leo
Trước khi tìm hiểu có bầu ăn dưa leo được không, mẹ nên hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng của loại dưa này. Theo chuyên trang phân tích hàm lượng dinh dưỡng thực phẩm Nutrition Value:
- Dưa leo chứa nhiều nước và ít calo: Nhờ đó, tiêu thụ dưa leo giúp cơ thể nhanh chóng được cấp nước, giải nhiệt, cân bằng điện giải và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Dưa leo chứa nhiều dinh dưỡng: Gồm các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin C, vitamin K, kali, đồng và magie.
- Dưa leo chứa nhiều chất chống oxy hóa: Các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid và tanin chứa trong dưa leo có khả năng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, kháng viêm và ngăn ngừa căng thẳng oxy hóa.
Cụ thể, thành phần dưỡng chất trong 100g dưa leo gồm:
Bà bầu ăn dưa leo được không?
Bà bầu ĐƯỢC ăn dưa leo vì trong chúng không hề chứa các chất kích thích tử cung co thắt, chất gây rối loạn tiêu hóa, tiền sản giật và sinh non. Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Bác sĩ tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, trái ngược với một số loại củ quả có khả năng khiến mẹ bầu sảy thai như: đu đủ xanh, dứa, khoai tây mọc mầm, khổ qua,… thì dưa leo lại rất an toàn với sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí, mẹ có thể tiêu thụ dưa leo hàng ngày trong suốt thai kỳ mà không gặp bất kỳ biến chứng sức khỏe nguy hiểm nào.
Bà bầu ăn dưa leo có tốt không?
Bà bầu ăn dưa leo RẤT TỐT vì chúng không những đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ mà còn tạo điều kiện cho thai nhi phát triển thể chất tối ưu. Không những thế, dưa leo còn giúp cả mẹ và bé ngăn ngừa được nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Cụ thể:
1. Dưa leo là nguồn cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu
Có bầu ăn dưa leo được không? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa leo là nguồn cung cấp dồi dào vitamin nhóm B, C, K, kali và đồng cho cơ thể. Trong đó:
- Vitamin nhóm B: Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, sản xuất tế bào máu, phát triển hệ thần kinh và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
- Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch, tổng hợp collagen, cải thiện tình trạng rạn da bụng ở mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt, canxi, giúp phát triển xương, răng và mạch máu của thai nhi.
- Vitamin K: Đóng vai trò trong quá trình đông máu, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ chảy máu và hỗ trợ phát triển xương cho thai nhi.
- Kali: Duy trì cân bằng điện giải, hỗ trợ huyết áp ổn định, chức năng thần kinh và cơ bắp, góp phần vào phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
- Đồng: Tham gia quá trình tạo hồng cầu, hỗ trợ hệ miễn dịch và phát triển hệ thần kinh của thai nhi, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
2. Dưa leo cấp nước rất tốt cho cơ thể
96% khối lượng của dưa leo là nước. Do đó, dù mẹ ăn dưa leo trực tiếp hoặc ép lấy nước thì dưa leo đều phát huy tác dụng cấp nước, giải khát và làm mát tức thì cho cơ thể.
3. Dưa chuột ít calo tốt cho việc kiểm soát cân nặng của mẹ
Theo nghiên cứu, tình trạng thừa cân và béo phì trong thai kỳ là một “vấn nạn” gây nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ khiến mẹ mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tiền sản giật và sảy thai.
Trong khi đó, dưa chuột lại chứa rất ít đường và calo (16 calo / 100g dưa chuột), giúp mẹ an tâm tiêu thụ mà không tăng cân mất kiểm soát. Không những thế, hàm lượng chất xơ trong dưa chuột hỗ trợ tiêu hóa, giúp mẹ bầu giảm táo bón và cảm giác no lâu hơn, từ đó kiểm soát cân nặng hiệu quả trong thai kỳ.
4. Dưa leo điều hòa đường huyết
Xem thêm : 4 cách làm đẹp nhà ít tốn tiền
Mẹ bầu ăn dưa leo được không khi bị tiểu đường thai kỳ? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa leo chứa rất ít đường. Trung bình 100g dưa leo chỉ chứa 1.7g đường. Do đó, tiêu thụ dưa leo không làm đường huyết của mẹ tăng vọt lên sau khi ăn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong dưa leo còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa chất đường bột. Nhờ đó, tiêu thụ dưa leo là “chìa khóa” quan trọng giúp mẹ bầu điều hòa lượng đường trong máu.
5. Giàu chất xơ cải thiện táo bón thai kỳ
Có bầu ăn dưa chuột được không nếu mẹ hay bị táo bón? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa chuột chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón và đảm bảo nhu động ruột đều đặn. Trung bình trong 100g dưa chuột chứa 0.5g chất xơ, trong đó bao gồm 0.2g chất xơ hòa tan và 0.3g chất xơ không hòa tan.
Khi chất xơ hòa tan gặp nước, chúng kết thành một loại gel nhầy có khả năng làm mềm phân. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan khiến phân tơi xốp và di chuyển trong ruột dễ dàng hơn. Nhờ đó, dưa leo được xem là một loại “thuốc” nhuận tràng tự nhiên, giúp mẹ “đánh bay” các triệu chứng táo bón trong thai kỳ.
6. Ngăn ngừa phù nề, cải thiện huyết áp
Có bầu ăn dưa leo được không khi mẹ thường bị phù nề và cao huyết áp? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa leo chứa nhiều kali – một khoáng chất đóng vai trò quyết định trong việc điều chỉnh cân bằng nước của cơ thể. Thiếu kali khiến cơ thể tích nước, gây phù nề mắt cá chân, cổ tay, chướng bụng, đồng thời gia tăng áp lực lên thành mạch máu, gây tăng huyết áp. Ngược lại, tiêu thụ dưa leo giàu kali sẽ giúp mẹ khôi phục, điều hòa và duy trì khả năng bài tiết chất lỏng của cơ thể, từ đó ngăn ngừa phù nề và kiểm soát huyết áp.
7. Giảm nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật là tình trạng toàn thân mẹ bị co giật vì tăng huyết áp trong thai kỳ. Tình trạng co giật mất kiểm soát thậm chí có thể khiến mẹ bầu và thai nhi tử vong. Theo thống kê, có đến 10 – 15% tổng số ca sản phụ tử vong trong thai kỳ là do tiền sản giật. Trong khi đó, dưa leo lại chứa nhiều kali, hỗ trợ ổn định huyết áp. Bằng cách duy trì huyết áp ổn định, ăn dưa leo có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật ở mẹ bầu.
8. Dưa chuột giúp hạn chế rạn da bụng
Mẹ bầu có được ăn dưa chuột không khi bị rạn da bụng quá nhiều? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa chuột chứa nhiều vitamin C. Hàm lượng vitamin C cao trong dưa chuột giúp cơ thể tăng cường sản sinh collagen và elastin – hai thành phần quan trọng tạo nên cấu trúc và mang lại độ đàn hồi cho da. Không những thế, dưa leo còn chứa elastase – một loại enzyme tuyến tụy được chứng minh giúp da ức chế quá trình hình thành nếp nhăn và giữ cho da luôn săn chắc.
9. Làm giảm các triệu chứng ốm nghén
Trong lúc bị ốm nghén, bà bầu ăn được dưa chuột không? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa chuột là nguồn thực phẩm giàu vitamin C & vitamin K. Nghiên cứu cho thấy, hai loại vitamin này khi được tiêu thụ cùng nhau có thể giúp mẹ bầu dứt điểm các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn hoặc nôn mửa chỉ sau 3 ngày. Do đó, dưa leo là loại thực phẩm không thể thiếu không khẩu phần ăn của mẹ bầu, nhất là đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu hoặc mẹ bầu lần đầu mang thai.
10. Hỗ trợ phát triển xương cho bé
Có bầu ăn dưa leo được không? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa leo giàu canxi. Trung bình 100g dưa leo cung cấp 16mg canxi, hỗ trợ thai nhi hình thành và phát triển xương Bên cạnh đó, dưa leo còn chứa Vitamin K, giúp mẹ bầu tăng cường hấp thụ canxi. Cùng với nhau, hai dưỡng chất này góp phần quan trọng vào việc xây dựng sức khỏe hệ xương khớp, giúp thai nhi phát triển toàn diện.
11. Thuốc lợi tiểu tự nhiên, ngăn ngừa sưng tấy
Dưa chuột chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh và silicon, giúp kích thích thận loại bỏ axit uric tốt hơn, từ đó khiến cơ thể bài tiết chất lỏng hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu, tác dụng kích thích cơ thể đào thải độc tố thông qua đường bài tiết chất lỏng của dưa leo mạnh mẽ tương tư như việc dùng thuốc Furosemide – một loại thuốc lợi tiểu giúp chữa trị tình trạng tích nước quá mức trong khoang bụng của người bệnh gan và thận. Nhờ đó, tiêu thụ dưa leo trong thai kỳ còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng phù nề gây sưng tấy cổ tay và mắt cá chân.
12. Ăn dưa chuột giúp ngăn ngừa ung thư
Có bầu ăn dưa leo được không? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa chuột có chứa Lignans và polyphenol – hai hợp chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, tử cung và vú. Mặt khác, dưa leo cũng rất giàu cucurbitacin – một hợp chất được chứng minh là có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ, giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe ổn định trong thai kỳ.
13. Hỗ trợ ngừa giun đường ruột
Dưa leo chống lại giun đường ruột vì nó có chứa erepsin – một loại enzyme được biết là có tác dụng tiêu diệt sán dây. Nhờ đó, tiêu thụ dưa leo giúp hỗ trợ loại bỏ sán dây ra khỏi hệ tiêu hóa.
14. Đem lại nhiều lợi ích kháng viêm
Xem thêm : Trẻ vị thành niên 12-13 tuổi đã mang thai
Có bầu ăn dưa leo được không? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa dưa leo có đặc tính kháng viêm, giúp mẹ ngăn chặn các biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Cụ thể, dưa leo làm giảm viêm bằng cách ức chế sự hình thành hợp chất gây viêm gọi là prostaglandin.
Bên cạnh đó, dưa leo còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ (vitamin C beta-carotene, lutein và zeaxanthin,…), giúp cơ thể chống chọi lại với các phản ứng viêm nhiễm do tác nhân oxy hóa gây nên, hỗ trợ phòng ngừa rủi ro mắc các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: sinh trẻ nhẹ cân, sinh non, tiền sản giật hoặc lưu thai.
15. Dưa chuột tốt cho sức khỏe não bộ của mẹ
Bà bầu có được ăn dưa chuột không? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dưa chuột giúp duy trì sức khỏe não bộ của cả mẹ và bé. Theo nghiên cứu, dưa chuột có chứa hợp chất fisetin, giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng sa sút trí nhớ, đồng thời giúp thai nhi ngăn ngừa sớm các độc tính thần kinh có khả năng làm suy giảm khả năng nhận thức hành vi khi trẻ trưởng thành. Nhờ đó, ăn dưa chuột đem lại nhiều lợi ích sức khỏe tích cực cho não bộ của mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai ăn dưa leo sao cho đúng?
Dưa leo tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng chúng chỉ phát huy lợi ích tối ưu khi mẹ tiêu thụ dưa leo đúng cách và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để tiêu thụ dưa leo đúng cách, mẹ cần tuân theo những lời khuyên sau:
- Ăn vừa phải: Mẹ bầu chỉ nên ăn 1 – 2 quả dưa leo / ngày hoặc ăn tối đa không quá 240 – 400g dưa leo / ngày. Việc ăn dưa leo quá nhiều sẽ khiến khẩu phần ăn bị mất cân đối, hạn chế cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác. Do đó, mẹ nên ưu tiên ăn một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng thay vì ăn quá nhiều dưa leo.
- Rửa sạch: Rửa kỹ dưa leo trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất và vi khuẩn có thể gây hại cho mẹ và thai nhi.
- Thái lát mỏng: Ăn dưa leo thái lát mỏng giúp mẹ bầu dễ nhai và tiêu hóa tốt hơn.
- Ăn dưa leo theo nhiều cách: Dưa leo giòn tan khi được kết hợp cùng với các món ăn khác sẽ giúp bữa ăn của mẹ đỡ ngấy hơn. Mẹ có thể đưa dưa leo vào các món ăn như salad, bò xào, rau xào, nước ép trái cây hoặc đơn giản là ăn sống dưa leo để đảm bảo hấp thu đầy đủ dưỡng chất.
- Hạn chế ăn dưa leo đóng gói sẵn: Dưa leo đóng hộp / đóng gói sẵn thường chứa nhiều muối natri và chất bảo quản,… có thể khiến mẹ bị dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, dưa leo đóng hộp thường là loại dưa leo không rõ nguồn gốc, khiến mẹ dễ bị nhiễm khuẩn và ngộ độc thực phẩm.
- Hạn chế ăn dưa leo muối chua: Dưa leo muối chua thường chứa nhiều natri, axit axetic (giấm) khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị cao huyết áp, trào ngược thực quản, ợ chua, rối loạn tiêu hóa và tiền sản giật. Vì thế, mẹ bầu cần kiêng không nên ăn quá nhiều dưa leo muối chua.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bà bầu ăn dưa chuột
Ăn dưa chuột sai cách khiến mẹ gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” do rối loạn tiêu hóa, dị ứng và ngộ độc thực phẩm. Khi bà bầu ăn dưa chuột sai cách, mẹ có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:
- Tiêu chảy: Ăn quá nhiều dưa chuột có thể gây tiêu chảy do chứa nhiều nước và chất xơ.
- Khó tiêu: Ăn dưa chuột không tươi, chưa rửa sạch có thể khiến mẹ bị khó tiêu, đầy hơi và đau bụng.
- Nhiễm trùng: Ăn dưa chuột không vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Dị ứng: Một số người có thể dị ứng với dưa chuột, gây ngứa, phát ban, sưng môi và khó thở.
Đặc biệt, những mẹ bầu có tiền sử bệnh lý sau nên kiêng ăn dưa chuột:
- Bệnh nhân đái tháo đường: Dưa chuột có chứa đường tự nhiên, người bị đái tháo đường nên hạn chế ăn dưa chuột hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
- Người bị suy thận: Dưa chuột chứa kali, người bị suy thận nên hạn chế ăn dưa chuột để tránh bị dư thừa kali trong máu, gây rối loạn dự trữ nước trong cơ thể.
Lưu ý, bất cứ khi nào mẹ cảm thấy dưa chuột có thể gây kích ứng dạ dày, gây đau bụng, đầy hơi và khó tiêu, hãy dừng tiêu thụ dưa chuột ngay và liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kịp thời.
Mẹo chọn dưa chuột ngon và an toàn cho mẹ bầu
Dưa chuột ngon không những giàu chất dinh dưỡng, kích thích vị giác, làm bữa ăn thêm phần hấp dẫn mà còn cấp nước, giải khát và làm mát tức thì cho cơ thể. Để chọn dưa chuột ngon và an toàn, mẹ cần:
- Lựa chọn điểm bán uy tín: Tránh mua dưa leo không rõ nguồn gốc, được bảo quản mất vệ sinh để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
- Chọn dưa chuột tươi: Dưa chuột nên có vỏ màu xanh đậm tự nhiên, đều màu và không có vết thâm. Ruột của quả dưa chuột nên có độ giòn và độ mọng nước nhất định, không được quá mềm hay bị chảy nước.
- Xem xét kích thước: Chọn dưa chuột có kích thước trung bình, tránh loại quá to hoặc quá nhỏ. Dưa chuột quá to thường có hạt to và già, trong khi dưa chuột quá nhỏ có thể chưa chín đều, chứa ít nước và khoáng chất.
- Kiểm tra độ cứng: Cầm dưa chuột và nhẹ nhàng bóp để kiểm tra độ cứng. Dưa chuột chất lượng tốt sẽ cứng cáp, không bị biến dạng khi bóp nhẹ.
- Đánh giá hình dạng: Dưa chuột nên có hình dạng thon dài, không bị cong vẹo, uốn éo hoặc có vết lõm.
- Chọn dưa chuột hữu cơ hoặc ít hóa chất: Nếu có thể, mẹ hãy ưu tiên chọn dưa chuột đạt tiêu chuẩn nuôi trồng hữu cơ (organic) hoặc đến từ nguồn cung cấp uy tín, có chứng nhận về an toàn thực phẩm để hạn chế tiếp xúc với hóa chất.
Các món ngon với dưa leo cho mẹ bầu
Dưới đây là danh sách các món ngon với dưa leo mà mẹ bầu nên cân nhắc đưa vào thực đơn của mình để việc tiêu thụ dưa leo trở nên đa dạng, đỡ nhàm chán và kích thích vị giác hơn:
- Salad dưa leo: Kết hợp dưa leo, cà chua, hành tây, ô-liu, rau mùi tươi và rưới nước sốt dầu ô-liu lên trên để tạo nên một món salad tươi mát.
- Nước ép dưa leo : Ép dưa leo cùng với táo, cà rốt, cần tây, củ gừng,… hoặc bất kỳ loại rau củ nào bạn muốn để thỏa sức sáng tạo ra nhiều món nước ép giàu dinh dưỡng.
- Sandwich kẹp dưa leo: Thêm vài lát dưa leo vào bánh mì sandwich kẹp thịt nạc, trứng, rau xanh, cà chua và sốt mayonnaise là bạn đã có ngay một bữa sáng đơn giản mà giàu dưỡng chất.
- Canh dưa leo: Nấu canh dưa leo với thịt heo băm, thịt gà, hải sản hoặc kết hợp với nấm, cà rốt, củ dền, khoai tây, đậu Hà Lan,… là bạn đã có ngay một bát canh rau củ đầy dưỡng chất.
- Dưa leo xào: Xào dưa leo với tôm, thịt bò, cà chua, thơm (khóm) và nêm gia vị nhẹ nhàng là bạn đã có ngay một món xào chua ngọt, hấp dẫn cho bữa ăn hàng ngày.
- Sushi dưa leo: Dưa leo bào vỏ, cắt sợi rồi cuộn cùng với cơm, cà rốt, cá hồi và rong biển. Khi thưởng thức, kết cấu giòn tan của dưa leo sẽ khiến món sushi của bạn đỡ ngấy hơn.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thành phần dinh dưỡng, cách ăn dưa leo kèm danh sách gợi ý những món ăn ngon miệng có chứa loại dưa này. Hy vọng thông qua bài viết, mẹ đã biết được bà bầu ăn dưa chuột được không, lợi ích khi ăn dưa chuột là gì cũng như cách chọn mua dưa khoa học.
Tóm lại, dưa leo là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu được sử dụng hợp lý. Vì thế, việc bà bầu ăn dưa leo được không phụ thuộc nhiều vào cách chọn mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ loại dưa này. Khi bổ sung dưa leo vào khẩu phần ăn của mình, mẹ hãy chú ý đến khối lượng dưa leo tiêu thụ và tuân thủ những lời khuyên về việc ăn dưa đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé