Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải đắng được không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn nhạy cảm này. Trước khi giải đáp thắc mắc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong rau cải đắng là gì? Lợi ích ra sao? Có những lưu ý thế nào khi ăn? Cùng tìm hiểu nhé.
Thành phần dinh dưỡng của rau cải đắng
Rau cải đắng còn được gọi là rau cải bẹ xanh, cải cay, cải xanh hay cải canh giới tử. Đây là loại rau có thân to nhiều bẹ, lá rau có màu xanh đậm hoặc màu xanh nõn chuối. Lá rau cải đắng thường được dùng để nấu canh, xào hoặc muối dưa… Ngoài ra, hạt của rau cải đắng có công dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bạn đang xem: Giá trị dinh dưỡng của rau cải đắng là gì? Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải đắng được không?
Theo nghiên cứu của Đông y, rau cải đắng có tính ôn, vị cay, có tác dụng giải cảm, thông đàm, lợi khí, an thần và cả giảm đau. Còn theo nghiên cứu của Tây y, rau cải đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bà bầu, đặc biệt bầu 3 tháng đầu. Cụ thể khi nghiên cứu 100gr rau cải đắng có chứa:
- Nước: 93,8g;
- Carbohydrate: 1,9g;
- Chất xơ: 1,8g;
- Natri: 29mg;
- Magie: 23mg;
- Photpho: 14mg;
- Kali: 221mg;
- Canxi: 89mg;
- Sắt: 1,9mg;
- Vitamin C: 51mg;
- Vitamin B6: 0,18mg;
- Beta – caroten: 6300mcg;
- Folate: 187mcg.
Có thể thấy rằng, rau cải đắng chứa nhiều chất xơ, các vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Do vậy, bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể thêm loại rau này vào chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải đắng được không?
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể của bà bầu dần thay đổi. Do đó, đây được coi là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và quan trọng đối với cả người mẹ cũng như thai nhi. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn rau cải đắng được không? Câu trả lời là có bởi việc ăn rau cải đắng sẽ cung cấp cho bà bầu được một số chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi.
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, không ít các bà bầu rơi vào trạng thái thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Do vậy, thành phần sắt có trong rau cải đắng giúp tăng cường lượng hồng cầu cho cơ thể người mẹ. Bên cạnh đó, rau cải đắng chứa một lượng lớn vitamin C – một chất chống oxy hoá vô cùng tốt và hiệu quả. Thành phần này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho các bà bầu, đồng thời hỗ trợ sự phát triển cho cơ thể và mạch máu của thai nhi.
Xem thêm : Bà bầu ăn rau ngót được không và cần lưu ý điều gì?
Ngoài ra, thành phần canxi và chất đạm có trong rau cải đắng cũng góp phần quan trọng và cần thiết cho sự phát triển thai nhi ở bụng mẹ. Bởi vì, nếu không cung cấp đủ lượng canxi cho thai nhi, thì bé sẽ bị thiếu hụt canxi, sau đó có thể gây ra các biến chứng cho bé sau sinh như loãng xương, thiếu canxi…
Một số lợi ích của rau cải đắng đối với bầu 3 tháng đầu
Rau cải đắng có nhiều chất dinh dưỡng đối với sức khỏe con người và cũng có nhiều lợi ích đối với bầu 3 tháng đầu. Cụ thể như sau:
Giúp bà bầu chắc khỏe xương
Trong giai đoạn mang thai, để phát triển khung xương thai nhi sẽ lấy canxi từ người mẹ. Vì vậy, các bà bầu thường có nguy cơ cao bị loãng xương. Rau cải đắng là một loại thực phẩm giàu canxi, do đó khi ăn loại rau này sẽ bổ sung lượng canxi cho cơ thể bà bầu, ngăn ngừa loãng xương. Bên cạnh đó, vitamin K trong rau cải đắng cũng có lợi cho xương, góp phần trong quá trình khoáng hóa xương, đồng thời cũng giúp tăng mật độ xương ở bà bầu.
Hỗ trợ cải thiện hiện tượng táo bón
Bà bầu trong 3 tháng đầu thường bị ốm nghén, gây ra mất nước, sau đó dẫn đến tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, giai đoạn thai kỳ 3 tháng đầu cũng làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể người mẹ, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và nhu động ruột của người mẹ. Với hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau cải đắng, có thể hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động ổn định, làm tăng cường nhu động ruột, cải thiện được hiện tượng táo bón.
Hỗ trợ tăng cường thị lực
Trong quá trình mang thai, tình trạng trữ nước có thể khiến giác mạc và thuỷ tinh thể trở nên dày hơn, gây cản trở tuần hoàn tại vùng mắt và gây giảm thị lực. Vitamin A trong rau cải đắng là một trong những chất cần thiết giúp thị lực khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trong loại rau này còn có chất lutein và chất zeaxanthin có tác dụng chống oxy hóa võng mạc.
Hỗ trợ bảo vệ tim mạch
Khi các bà bầu có các vấn đề về tim mạch thì có thể gặp những biến chứng như mệt mỏi, thiếu máu, khó thở, động thai… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong rau cải đắng chứa thành phần phytonutrients có tác dụng kiềm chế cholesterol trong máu. Do đó, việc ăn rau cải đắng sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa cũng như hỗ trợ các vấn đề về tim mạch. Không những thế, lượng vitamin B3 và niacin cao cũng có thể làm cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, giúp bà bầu tránh khỏi bị xơ vữa động mạch.
Hỗ trợ khả năng miễn dịch
Xem thêm : Bà đẻ ăn được thịt gì?
Trong 3 tháng đầu mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường dễ bị suy giảm và gây ra một số bệnh cảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đến sự hình thành và phát triển các bộ phận quan trọng thai nhi, có thể khiến bé bị dị tật bẩm sinh như: Sứt môi, sinh non, đục thuỷ tinh thể… Việc ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C như rau cải đắng giúp tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể người mẹ tránh các loại virus gây bệnh cảm.
Giúp cải thiện làn da
Sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khiến cho làn da của bà bầu trở nên thâm sạm, xỉn màu. Bên cạnh đó với sự tăng cao của hormone androgen làm cho làn da người mẹ sản sinh nhiều bã nhờn, gây tắc lỗ chân lông dẫn đến mọc mụn. Do vậy, trong rau cải đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể làm giảm lượng bã nhờn dư thừa, đồng thời tăng cường các mô bảo vệ làn da. Với lượng vitamin A, rau cải đắng còn giúp duy trì các mô da và màng nhầy và giúp hỗ trợ thải độc tốc ở làn da.
Một số lưu ý khi bầu 3 tháng đầu ăn rau cải đắng
Ngoài lo lắng cho việc “Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải đắng được không?” thì mẹ bầu ở giai đoạn này cũng cần lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:
- Khi bầu 3 tháng đầu, bà bầu chỉ nên ăn từ 100 – 200gr/ngày và ăn khoảng 2 – 3 lần/tuần. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên bổ sung các dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác để đảm bảo sự phong phú các dưỡng chất trong cơ thể.
- Cần phải rửa sạch và ngâm rau cải đắng trong nước muối pha loãng nhằm loại bỏ các vi khuẩn và lượng thuốc tàn dư còn đọng lại trên lá cải.
- Tuyệt đối không nên ăn sống rau cải đắng để đảm bảo sự an toàn cho bé.
- Bà bầu có thể chế biến rau cải đắng thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như canh cải đắng thịt bằm, cải đắng xào nấm rơm hoặc rau cải đắng nhồi thịt hấp…
- Rau cải đắng có một lượng vitamin C lớn, do vậy khi nấu cần phải đậy nắp nồi để tránh bay hơi, mất nước dẫn tới hao hụt chất dinh dưỡng.
- Không nên nấu rau cải đắng quá lâu vì lá cải đắng có thể gây ra sự biến đổi chất nitrat thành nitrit hoặc nitrosamine – những chất gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Khi những bà bầu đang mắc chứng đông máu hay bị sỏi thận thì không nên sử dụng loại thực phẩm này.
- Ngoài rau cải đắng, mẹ cũng hạn chế một số loại rau có vị đắng và tính lạnh như rau đắng đất và rau đắng biển để tránh nguy cơ sảy thai.
Như vậy, rau cải đắng quả thật là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe của bà bầu. Hi vọng thông qua bài viết này có thể giúp các bà bầu giải đáp được câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn rau cải đắng được không?”. Bên cạnh đó là một số lưu ý khi bà bầu 3 tháng đầu khi ăn rau cải đắng để đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như người mẹ trong suốt quá trình mang thai.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé