Nội dung:
- Đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì khi bị đi ngoài?
- Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía? 3 Lưu ý mẹ bầu phải biết
- Được cô giáo gợi ý viết về mẹ, cậu bé lớp 3 “đưa mẹ lên tận mây xanh” với 12 lời khen tuyệt vời, nhưng điều thứ 11 mới khiến dân tình choáng váng
- Bầu ăn bưởi được không? Khi ăn cần lưu ý gì?
- BÀ BẦU ĂN ỚT CHUÔNG ĐƯỢC KHÔNG?
1. Bà bầu ăn cay có sao không?
Bạn đang xem: Bầu ăn cay được không và lời khuyên từ chuyên gia
2. Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
3. Những điều cần chú ý khi bà bầu thèm ăn cay
Nhiều mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén “bỗng dưng” thèm muốn đồ ăn cay mặc dù thông thường, rất ít khi mẹ bầu ăn những loại thực phẩm cay vì nó luôn được khuyến nghị không tốt cho sức khỏe.
Xem thêm : Thai nhi 13 tuần đã biết trai hay gái chưa?
Đó cũng chính là lý do mà không ít mẹ thắc mắc có bầu ăn cay được không hay có bầu ăn cay có sao không. Về vấn đề này, các chuyên gia đã giải đáp rằng mẹ bầu hoàn toàn CÓ THỂ ĂN CAY, kể cả mẹ bầu 3 tháng đầu nhưng chỉ nên ăn cay với liều lượng và tần suất vừa phải.
Bà bầu không những có thể ăn cay trong thai kì, mà ăn cay còn mang đến những lợi ích cho bà bầu như:
- Kích thích sự thèm ăn, hạn chế chán ăn, ăn uống kém… của bà bầu, nhất là trong giai đoạn ốm nghén. Việc ăn cay giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi từ đó phòng tránh tình trạng thiếu chất thai kỳ.
- Nếu ăn cay đúng cách còn có thể giúp tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Hơn thế, việc ăn cay của mẹ sẽ gián tiếp giúp thai nhi được thưởng thức nhiều hương vị, từ đó giúp bé ăn tốt hơn, không kén ăn sau khi chào đời.
- Kích thích quá trình chuyển dạ: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu ở 201 phụ nữ sau sinh, kết quả có 50% phụ nữ sử dụng phương pháp tự nhiên để thực hiện chuyển dạ. Trong số này có tới 20% trường hợp từng sử dụng thức ăn cay để chuyển dạ tốt hơn do lời khuyên ăn cay từ bạn bè, người thân.
Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn băn khoăn không biết có bầu ăn cay sinh con gì. Vì theo kinh nghiệm truyền lại, nếu mẹ bầu ốm nghén thèm ăn cay có thể mẹ đang bầu con trai vì nhiều bà mẹ thừa nhận rằng, họ rất thèm đồ ăn cay lúc mang thai và kết quả là một bé trai đã chào đời. Không thể phủ nhận, khẩu vị của mẹ bầu cũng phần nào dự đoán giới tính thai nhi, nhưng chưa có căn cứ chính xác cho rằng thèm ăn cay sẽ sinh con trai.
Có thể thấy, thắc mắc thực phẩm cay có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu hay không đã có lời giải đáp. Theo dõi phần tiếp theo để xem ăn cay có hại gì cho thai nhi hay không nhé!
>>> Xem thêm các bài viết chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe bà bầu của Nhà thuốc 365
Như vừa chia sẻ, bà bầu hoàn toàn có thể ăn cay vì nó an toàn với thai nhi nếu mẹ bầu ăn đúng cách. Việc ăn cay không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn (nhờ chất capsaicin có trong quả ớt giúp đốt cháy chất béo và kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể) mà còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng chán ăn, thiếu chất thai kỳ…
Xem thêm : Bà bầu uống nước đậu đen rang có tốt không?
Bên cạnh đó, bà bầu ăn cay còn giúp thai nhi:
- Nhận được đầy đủ dưỡng chất thai nhi cần để phát triển toàn diện nhờ ăn cay có khả năng giúp mẹ bầu giảm ốm nghén, kích thích vị giác, phòng ngừa tình trạng chán ăn… từ đó mẹ bầu ăn ngon miệng hơn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
- Tốt cho thị giác của bé: Trong đa phần thực phẩm cay (điển hình là quả ớt) rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B6, beta-carotene, zeaxanthin, lutein, lycopene… đây đều là những dưỡng chất tuyệt vời cho sự phát triển thị giác của thai nhi.
- Tốt cho vị giác của bé: Theo quan niệm xưa, mẹ không kén ăn sẽ giúp con không kén ăn, ăn uống tốt. Việc bà bầu ăn cay giúp thai nhi được thưởng thức nhiều hương vị ngay từ trong bụng, từ đó giúp bé ăn tốt hơn, không kén ăn sau khi chào đời.
- Giúp mẹ bầu tăng đề kháng, miễn dịch trong thai kỳ: Nhờ trong đồ ăn cay giàu vitamin A, vitamin C cùng rất nhiều chất chống oxy hóa khác giúp mẹ bầu tăng đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Tuy nhiên, một lời cảnh báo nhỏ từ một nghiên cứu cho thấy, ăn một số loại thực phẩm trong thai kỳ có thể làm thay đổi nước ối. Mặc dù vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét cụ thể lượng thức ăn cay sẽ làm thay đổi nước ối.
>>> Xem thêm: Những thực phẩm gây sảy thai mà bà bầu nên chú ý
Mặc dù ăn cay không gây hại nhưng không phải muốn ăn bao nhiêu cũng được. Theo đó, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ đồ ăn cay và nên lưu ý những điều sau đây:
- Uống nhiều nước để tránh tình trạng thân nhiệt tăng nhanh sau khi ăn cay.
- Chỉ thêm các gia vị cay vào đồ ăn đã nấu chín vì nhiệt độ sẽ giúp vị cay giảm đi nhiều.
- Chỉ nên dùng 1 loại gia vị tạo cay, ví dụ đã cho tiêu thì không cho ớt hoặc ngược lại để tránh gây kích thích và có hại cho hệ tiêu hóa.
- Nên phối các thực phẩm cay với đồ ăn có tính mát (tính hàn) để cân bằng, ví dụ thịt vịt, cá, khổ qua, ngó sen, măng… đều là thực phẩm hàn, nên ăn cùng các món cay.
- Nhiều mẹ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mỳ cay được không thì đáp án là có các mẹ nhé! Ngoài mỳ cay, đa dạng hóa cách chế biến các món cay như nấu cà ri, sử dụng mù tạt làm nước chấm… cũng là gợi ý tuyệt vời.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ cùng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa sau khi ăn cay để phòng ngừa triệu chứng nóng dạ dày, đường ruột và táo bón vì ăn cay.
Ngoài ăn cay, mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ đa dạng các nhóm chất và chú ý bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu để bổ sung dinh dưỡng toàn diện nhất cho mẹ bầu và thai nhi
Mặc dù ăn nhiều đồ cay không có hại cho em bé nhưng mẹ bầu ăn cay có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu cho mẹ bầu như: ợ chua, khó tiêu và khó chịu sau đó. Nhà thuốc 365 khuyên các mẹ chỉ nên ăn cay với tần suất và số lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều để có thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé