Bầu ăn cháo lòng được không là câu hỏi được bác sĩ dinh dưỡng giải đáp trong bài viết dưới đây. Cụ thể, mẹ bầu có thể ăn nhưng cần hết sức cẩn thận số lượng nạp vào, kẻo gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Nhiều người rất thích ăn những món ăn chế biến từ nội tạng heo như lòng xào, bún đậu lòng heo, cháo lòng. Nội tạng động vật tuy có những ưu điểm nhất định nhưng cũng không thể không kể đến nhược điểm của chúng, đặc biệt là khi ăn không đúng cách và ăn khi đang mang thai.
Bạn đang xem: Bầu ăn cháo lòng được không? Đừng ăn nếu bạn chưa đọc bài viết này
Cháo lòng là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam
1. Có bầu ăn cháo lòng được không?
Có hai luồng ý kiến về việc bà bầu ăn cháo lòng. Một bên ý kiến cho rằng ăn cháo lòng có nhiều chất dinh dưỡng. Món ăn này có thể bổ sung sắt, kẽm, đạm, cải thiện thị lực. Theo y học cổ truyền thì bao tử lợn có thể chữa được chứng mệt mỏi và tăng cường sinh lực cho lá lách và dạ dày, bổ thận. Dạ dày lợn có thể chữa bệnh tỳ vị hư nhược, thiếu khí và huyết.
Thế nhưng, một ý kiến khác cho rằng nội tạng là phần “độc” nhất của con lợn. Vì hiện nay gia súc được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, thậm chí có loại còn được nuôi bằng hoocmon rất nhiều. Các chất độc hại này được lắng đọng trên gan lợn. Ăn nó là hoàn toàn không tốt, đặc biệt cho bà bầu.
Vậy, tóm lại thì bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không và những thời điểm mang thai khác như thế nào? Để tránh nguy cơ nạp những chất độc từ gan lợn vào cơ thể mà vẫn hấp thụ được những dinh dưỡng tốt từ lòng lợn thì mẹ bầu chỉ ăn lòng heo đảm bảo chất lượng và ăn ở mức độ vừa phải. Cụ thể, cách chọn lòng heo, số lượng cháo lòng bà bầu nên ăn được trình bày ở những phần tiếp theo.
Xem thêm : Ý nghĩa tên Khánh Linh là gì? Vận mệnh, tình duyên, sự nghiệp
Bầu ăn cháo lòng
2. Chọn lòng heo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chỉ ăn cháo lòng được làm từ nội tạng của lợn khỏe mạnh. Khi mua phải chọn nội tạng đã qua kiểm dịch. Không được ăn nội tạng chết vì bệnh tật hoặc không rõ nguyên nhân. Ví dụ như gan của lợn khỏe mạnh có màu nâu đỏ, nhẵn, bóng, mềm, có thể dùng tay ấn vào, sau khi nấu ăn có vị tươi và mềm.
- Rửa kỹ nội tạng heo trước khi tiêu dùng. Lòng heo cần phải rửa sạch dưới vòi nước vài phút, sau đó ngâm với nước lạnh 30 phút. Rồi vớt ra cho vào thau nước sạch để rửa sạch. Nếu cần ăn ngay, bạn có thể cắt nội tạng heo thành từng miếng, cho vào thau nước sạch và dùng tay chà nhẹ, sau đó vớt ra để vào chậu nhựa hoặc kim loại rồi rửa sạch dưới vòi nước.
- Nấu chín kỹ lòng heo. Thêm vào đó, các loại nội tạng động vật như gan, ruột, phổi,… tạo nên món cháo lòng thơm ngon thường bị ô nhiễm bởi nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Những bộ phận này cũng là nơi ký sinh chủ yếu của nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Do đó, khi nấu cháo lòng, phải nấu ở nhiệt độ cao, nếu không sẽ khó diệt vi trùng và ký sinh trùng. Hoặc nếu mua ngoài quán ăn, phải đảm bảo quán ăn nấu thực sự đúng cách.
Chọn cơ sở uy tín
3. Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều cháo lòng
Mặc dù câu trả lời là có cho câu hỏi bầu ăn cháo lòng được không khi lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, chế biến chín kỹ. Thế nhưng, mẹ bầu cũng không nên thoải mái ăn món này thường xuyên.
Lý do là bởi trong nội tạng, đặc biệt là gan lợn có chứa lượng lớn vitamin A. Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo, được lưu trữ tại gan của động vật. Theo nghiên cứu thì mẹ bầu cần khoảng 770 mcg RAE vitamin A mỗi ngày. Và bạn có biết rằng cứ 100 gam gan lợn chứa tới 6.960 mcg vitamin A. Điều này đồng nghĩa với việc ăn nhiều cháo lòng có thể gây dư thừa vitamin A ở mức độ cao. Và dư vitamin A với người bình thường có thể không cần phải quá lo lắng. Nhưng với mẹ bầu thì thực sự đáng báo động.
Một số nghiên cứu đã điều tra một số trẻ em bị dị tật, bao gồm dị tật tai, bất thường đầu và mặt, sứt môi, vòm miệng, dị tật mắt, dị tật thần kinh và giảm sản tuyến ức. Và phát hiện ra rằng bệnh tật của chúng đều liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều gan động vật khi người mẹ mang thai. Đồng thời, các thí nghiệm trên động vật cũng cho thấy nếu bổ sung vitamin A khi cho gia súc ăn sẽ có thể gây nguy hại cho thai nhi. Do đó, dư thừa vitamin A, đặc biệt là do ăn nhiều gan động vật như món cháo lòng có thể làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi.
Do đó, theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ bầu phải kiểm soát lượng gan động vật nạp vào cơ thể. Chỉ thỉnh thoảng nên ăn 1 bát cháo lòng với khoảng 30 – 50 gram nội tạng.
Xem thêm : Bà bầu ăn ổi được không, có tốt cho sức khỏe thai phụ không?
Gan heo chứa nhiều vitamin A
4. Khi nào mẹ bầu không nên ăn cháo lòng?
Không chỉ nên ăn số lượng ít mà với mẹ bầu bị béo phì, nguy cơ béo phì thai sản cũng nên tránh. Lý do là bởi món cháo lòng tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều cholesterol. Nên đối với mẹ bầu béo phì hoàn toàn không tốt. Do đó, với những trường hợp này thì câu trả lời là “không” cho câu hỏi “bầu ăn cháo lòng được không”.
5. Một số thực phẩm nên và không nên ăn kèm cháo lòng
Thêm vào đó, mẹ bầu không ăn cháo lòng sau đó uống ngay viên vitamin C. Vì nội tạng động vật rất giàu kẽm, mangan, đồng và các nguyên tố vi lượng khác. Nếu ăn viên vitamin C sẽ xảy ra phản ứng hóa học. Khiến vitamin C bị oxy hóa tạo ra axit dehydroascorbic và mất tác dụng bình thường.
Tiếp đến, khi ăn cháo lòng, mẹ bầu hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ khác như dầu động vật, thịt mỡ, bơ, sữa nguyên kem,… Mục đích là tránh để axit béo no trong các thực phẩm này phát huy tác dụng của cholesterol trong gan.
Bạn có thể ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khi ăn cháo lòng. Vì stigmasterol chứa trong nó có cấu trúc tương tự như cholesterol nên có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol từ cháo lòng của cơ thể.
Lòng heo
Trên đây là lời giải đáp cho ai đang băn khoăn bầu ăn cháo lòng được không. Tóm lại, mẹ bầu có thể thỉnh thoảng ăn 1 – 2 lần trong tháng với lượng lòng heo tối đa 50 gram. Cần chọn đơn vị bán nguyên liệu hoặc cháo lòng uy tín, chất lượng. Nếu không, nên tránh tuyệt đối cháo lòng suốt thời kỳ mang thai.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé