Bầu ăn thịt trâu được không là câu hỏi của rất nhiều cặp vợ chồng đang ngóng chờ sự ra đời của một thiên thần nhỏ. Theo các bác sĩ, câu trả lời là không nên. Cụ thể lý do giải thích như sau.
Thịt trâu hoặc xương trâu thường được sử dụng để làm thành món hầm nhừ với các loại khoai sắn, củ cải, cà rốt,… cùng các loại rau thơm. Tuy không quá phổ biến ở Việt Nam nhưng món ăn này lại rất giàu dinh dưỡng. Và như mọi người đều biết rằng thời điểm mang thai, mẹ bầu cần lượng dinh dưỡng rất lớn cho sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ và bé. Vậy bà bầu có ăn thịt trâu được không và nên ăn như thế nào để nhận được lợi ích tối đa? Cùng tìm hiểu lời giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây.
Bạn đang xem: Bầu ăn thịt trâu được không? Tuyệt đối tránh nếu chưa đọc bài viết này
Bà bầu cần quan tâm tới chế độ ăn uống hằng ngày
1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt trâu
Thịt trâu thuộc nhóm các loại thịt đỏ cùng với thịt bò. Và bởi vậy nên loại thịt này rất giàu chất dinh dưỡng. Cụ thể, theo nghiên cứu khoa học thì trong 85g thịt trâu có chứa 160 calo, 26g protein, 5g chất béo, 49 mg Cholesterol. Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt trâu khá cao so với hầu hết các loại thịt khác. Ví dụ như tỷ lệ chất đạm gấp đôi thịt lợn. Đồng thời thịt trâu còn chứa nhiều canxi, phốtpho, sắt… cùng các loại vitamin (B1, B2, B6, B12,…). Bên cạnh đó, một ưu điểm nữa của thịt trâu là lượng chất béo lại thấp hơn thịt bò.
Thịt trâu có chứa rất nhiều dinh dưỡng
2. Bà bầu ăn thịt trâu được không?
Mặc dù thịt trâu rất giàu dinh dưỡng như đã liệt kê ở trên. Loại thịt này có vị ngọt, tính mát, không độc cho cả mẹ và em bé trong bụng. Lại còn có tác dụng bổ tỳ vị, mạnh gân cốt, ích huyết. Thế nhưng, các bác sĩ dinh dưỡng theo y học hiện đại khuyến cáo bà bầu hoàn toàn không nên ăn thịt trâu. Đồng thời, Đông y hay trong dân gian đều cho rằng thịt trâu không phải nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu.
Bà bầu không nên ăn thịt trâu, có thể gây đầy bụng
3. Tại sao bà bầu không nên ăn thịt trâu?
Lý do phụ nữ mang thai nên kiêng thịt trâu khi đặt câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn thịt trâu được không là bởi lượng đạm trong thịt trâu quá cao. Khi bà bầu ăn có thể dễ dàng bị đầy hơi, khó tiêu. Từ đó, tạo nên cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Ngay cả với những bà bầu cho rằng trước đây mình vẫn ăn được thịt trâu và băn khoăn bầu ăn thịt trâu được không thì câu trả lời vẫn là không. Bởi khi mang thai, bà bầu sẽ dễ bị tình trạng khó tiêu hơn rất nhiều so với khi chưa mang thai. Các triệu chứng này là do progesterone làm giãn cơ tim ở đỉnh dạ dày. Khiến một lượng nhỏ axit dạ dày trào lên thực quản, đôi khi có cả thức ăn đã được tiêu hóa một phần.
Một nguyên nhân khác là do sau khi mang thai, do thay đổi hormone, cơ vòng được thả lỏng, thức ăn vào cơ thể dễ trào lên. Dẫn tới việc tiêu hóa trở nên kém hơn. Nếu mẹ bầu ăn những thực phẩm quá giàu dinh dưỡng, khó tiêu như thịt trâu thì tình trạng ợ, buồn nôn, ốm nghén sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, thịt trâu gác bếp còn có nhiều loại gia vị tạo sự cay nóng, đồng thời còn được chế biến làm khô. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn thực phẩm cay nóng cũng như những thực phẩm cứng. Thực phẩm nấu chín mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa,… là những lựa chọn tốt hơn cho mẹ bầu. Do đó, một lần nữa phải khẳng định, những ai đang đặt câu hỏi bà bầu ăn thịt trâu gác bếp được không thì nên nói không với loại thịt đặc sản của các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên Việt Nam này.
Thịt trâu gác bếp là món ăn nổi tiếng của các vùng cao Việt Nam
4. Làm gì khi bà bầu lỡ ăn thịt trâu?
Xem thêm : Giai đoạn thai kì bà bầu ăn khoai mỡ được không?
Mặc dù bác sĩ giải đáp thắc mắc bầu ăn thịt trâu được không là không nên ăn. Nhưng nếu mẹ bầu lỡ sử dụng thịt trâu thì cũng đừng quá lo lắng. Vì thịt trâu chỉ gây đầy bụng, khó tiêu chứ không gây nguy hiểm cho sự an toàn cũng như sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Do đó, nếu mẹ bầu vừa ăn một hai miếng thịt trâu thì nên ngừng ăn thêm các thực phẩm khác. Sau khi ăn, mẹ bầu không nằm xuống hoặc cúi xuống. Mà nên thực hiện bài tập đi bộ nhẹ nhàng. Đi bộ đã được khoa học chứng minh là một cách tốt để thúc đẩy nhu động ruột, miễn là thai phụ khỏe mạnh bình thường, không có nguy cơ sinh non thì có thể đi bộ 20-30 phút ngoài bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng. Nếu không có địa điểm thích hợp để đi bộ gần đó, bạn cũng có thể đi bộ với máy chạy bộ tại nhà để đạt được hiệu quả tương tự như việc đi bộ ngoài trời.
Sau bữa ăn 1 tiếng, nếu vẫn cảm thấy khó tiêu đầy bụng thì mẹ bầu có thể nhẹ nhàng nằm xuống ở tư thế bán nghiêng 45 độ. Sau đó, bắt đầu xoa bóp từ phần bụng trên bên phải, di chuyển theo chiều kim đồng hồ đến phần bụng trên bên trái. Sau đó xoa bóp phần bụng dưới bên trái. Nhớ tuyệt đối không xoa bóp phần giữa tử cung.
Đi bộ nhẹ nhàng để giảm khó chịu do ăn thịt trâu
5. Thời điểm phụ nữ mang thai ăn thịt trâu tốt nhất
Mặc dù câu trả lời là không nên cho câu hỏi mang thai ăn thịt trâu được không. Thế nhưng, sau khi sinh con, thịt trâu lại có tác dụng chữa tắc tia sữa rất tốt. Cụ thể, với những mẹ sau sinh bị tắc tia sữa, hãy lấy thịt mũi trâu – tức là phần láng bóng quanh 2 lỗ mũi để nấu canh với mướp khía và cả củ và lá tươi của cây hành hoa. Mẹ mới sinh cũng có thể nấu cùng với đu đủ, mít non.
Sau khi sinh con, mẹ mới sinh có thể ăn thịt trâu
Như vậy, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bầu ăn thịt trâu được không. Tóm lại, theo chia sẻ của bác sĩ, bà bầu không nên ăn thịt trâu nhưng nếu lỡ ăn, thì cũng không nên quá lo lắng mà chỉ cần thực hiện các biện pháp trên đây.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé