Mắm nêm là gia vị được nhiều người yêu thích tuy nhiên với bà bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp thắc mắc này!
Xem thêm:
Bạn đang xem: Bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không?
- Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn canh gì?
- Bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không?
- Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn hải sản?
1. Bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không?
Bà bầu cần hạn chế ăn mắm nêm, vì nguyên liệu làm mắm nêm chủ yếu là từ thực phẩm tươi sống, chưa được nấu chín có thể chứa nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Trường hợp nếu mẹ bầu 3 tháng đầu thèm quá vẫn có thể ăn mắm nêm với một lượng ít và ăn đúng cách. Bởi vì trong mắm nêm có chứa nhiều thành phần như sắt, DHA, các acid amin tốt cho bà bầu và thai nhi giúp giảm thiếu máu, phát triển trí não thai nhi và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Cụ thể:
- Cung cấp sắt: Trong mắm nêm có chứa nhiều chất sắt cần thiết cho cơ thể và giúp bà bầu ngăn ngừa thiếu máu, sinh non, băng huyết hiệu quả. Mẹ bầu bổ sung đủ chất sắt giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ, ngăn chặn trẻ sinh ra bị thiếu cân, thai chết lưu.
- Cung cấp chất béo Omega 3 (DHA và EPA): Omega 3 là acid béo cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể có tác dụng làm giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạch, giúp thai nhi phát triển não bộ và thị lực rất tốt. Bổ sung đủ Omega 3 cũng giúp mẹ bầu giảm thiểu chứng trầm cảm sau sinh và tăng cường miễn dịch tốt hơn.
- Cung cấp các acid amin quan trọng cho cơ thể: Trong mắm nêm cũng có chứa một lượng acid amin nhất định giúp tạo ra kháng thể và thay thế các mô bị hư hỏng. Mắm nêm có chứa 5 loại acid amin: valine, isoleucine, phenylalanine, methionine và lysine giúp củng cố miễn dịch cho cơ thể hiệu quả hơn.
- Cung cấp vitamin B12: Vitamin B12 tham gia vào quá trình tăng trưởng và có lợi cho quá trình tạo máu của bà bầu. Mẹ bổ sung đầy đủ vitamin B12 giúp bé yêu sinh ra khỏe mạnh, hồng hào và giảm nguy cơ mắc các bệnh dị tật ống thần kinh.
Như vậy bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không? Bà bầu chỉ nên hạn chế ăn mắm nêm. Cùng tìm hiểu tại sao bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mắm nêm ở phần tiếp theo.
2. Tại sao bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mắm nêm?
Mắm nêm được làm từ thành phần chính là cá sống chưa qua chế biến trực tiếp (nấu chín) và chỉ được ướp muối nên có chứa nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Tiêu biểu là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, loại vi khuẩn này khi tấn công vào cơ thể có thể gây tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, sốt, hoặc cảm lạnh cho mẹ bầu.
Ngoài ra, khi sử dụng mắm nêm mẹ bầu có thể gặp phải nhiều rủi ro như sau:
- Lượng muối ướp quá lớn: Để cá không bị hỏng trong quá trình lên men, quá trình làm mắm phải cần dùng rất nhiều muối để ướp cá. Mẹ bầu ăn nhiều mắm nêm khiến cho cơ thể phải tồn đọng lượng muối lớn dễ làm gây nguy cơ phù nề, tăng huyết áp hoặc tiền sản giật trong quá trình sinh đẻ.
- Cá biển có thể nhiễm chì hoặc thủy ngân: Trong cá biển có thể sẽ chứa một lượng chì hoặc thủy ngân nhất định dù là lượng ít hay nhiều. Ăn nhiều mắm nêm khiến cho chì, thủy ngân trong cơ thể mẹ bầu tăng cao và làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Như vậy, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cần hạn chế việc sử dụng mắm nêm, nếu muốn ăn cần ăn đúng cách theo gợi ý hướng dẫn của chúng tôi.
3. Hướng dẫn bà bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm đúng cách
Xem thêm : Bà bầu ăn bánh bao được không? 5 Lưu ý quan trọng cần biết
Bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không? Bà bầu 3 tháng đầu cần hạn chế mắm nêm tuy nhiên nếu mẹ bầu thèm quá và vẫn muốn ăn thì mỗi tháng mẹ bầu chỉ nên ăn mắm nêm từ 1 – 2 lần để cơ thể có thể đào thải được hết độc tố (nếu có) trong mắm nêm nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, khi sử dụng mắm nêm, mẹ bầu cần sử dụng trong các món ăn chín. Qua quá trình chế biến, đun sôi, nấu chín các loại vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và không gây ra bất cứ bất lợi nào cho mẹ bầu.
Một số mẹ bầu thường có thói quen sử dụng mắm nêm với dứa. Nhưng điều này là không nên vì dứa có khả năng gây co bóp tử cung mạnh và làm mềm cổ tử cung. Do đó, bà bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm cùng dứa có thể gây sảy thai.
Mẹ bầu cần chú ý không nên ăn mắm nêm ở ngoài vỉa hè, bởi thường nhiều quán vỉa hè không thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến. Vì thế, dễ gây ra ngộ độc thực phẩm để lại hậu quả rất đáng tiếc cho mẹ và bé.
4. Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được mắm nào?
Ngoài mắm nêm, mẹ bầu cũng có thể tham khảo sử dụng mắm ruốc hoặc mắm tôm, đây đều là những gia vị có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
MẮM RUỐC
Mắm ruốc được làm từ con ruốc, hay nhiều địa phương gọi là tép moi, tép biển sống ở vùng nước lợ hay nước mặn và được nhiều gia đình sử dụng làm nước chấm hoặc gia vị khi nấu canh.
Trong mắm ruốc có chứa nhiều Protein, acid béo, DHA,… có tác dụng tích cực đối với việc tăng cường đề kháng, cải thiện quá trình hấp thu đạm ở mẹ bầu và giúp phát triển trí não cho thai nhi.
Xem thêm : Giai đoạn thai kì bà bầu ăn khoai mỡ được không?
Mẹ bầu có thể ăn mắm ruốc nhưng không nên ăn thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Để đảm bảo an toàn mẹ bầu nên lựa chọn địa chỉ mua mắm ruốc uy tín. Bên cạnh đó, việc chưng hoặc làm chín mắm ruốc trước khi ăn cũng sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
MẮM TÔM
Mắm tôm là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình tại Việt Nam. Mắm tôm được làm từ con moi biển, tôm hoặc con khuyết sau quá trình ủ muối và lên men khoảng 6 – 8 tháng.
Trong mắm tôm có chứa nhiều protein, vitamin B, acid béo cùng lượng lớn DHA giúp phòng chống các bệnh về đường tim mạch, tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Mắm tôm có thể sử dụng trực tiếp, nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu thì trước khi ăn mẹ bầu nên chưng mắm tôm với dầu nóng để tiêu diệt hết vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Như vậy, câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không đã được giải đáp. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mắm nêm nhưng với liều lượng vừa phải và ăn đúng cách. Nếu như trong giai đoạn này mẹ bầu gặp phải bất cứ bất thường nào về sức khỏe, hãy thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách.
Nếu mẹ bầu cần tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé