Nhiều sản phụ thường đắn đo tự hỏi có bầu ăn ổi được không mỗi khi muốn thưởng thức hương vị thơm ngon của loại trái cây giàu dưỡng chất này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng mà mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bởi lẽ, nếu tiêu thụ thực phẩm “vô tội vạ”, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc lưu thai.
Vậy, phụ nữ có bầu ăn ổi được không? Mẹ bầu ăn ổi có tốt không? Đâu là những lời khuyên chính xác từ các chuyên gia dinh dưỡng? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn ổi được không, có tốt cho sức khỏe thai phụ không?
Quả ổi (tên khoa học: Psidium guajava, tên thông dụng: guava) là một loại trái cây thuộc họ Myrtaceae. Vị của quả ổi ngọt và chua rất tự nhiên. Quả ổi có thể được ăn sống như một loại trái cây tươi, làm nước ép, mứt hoặc sử dụng làm các món ăn khác như: ổi lắc, cóc ổi xoài dầm khô bò, gỏi ổi,….
Thành phần dinh dưỡng của quả ổi
Thành phần dinh dưỡng trong ổi rất đa dạng. Đặc biệt, trong ổi chứa rất nhiều vitamin C, B9, kali, đồng và chất xơ. Chi tiết hơn, dưới đây là danh sách hàm lượng dưỡng chất có trong 100g ổi theo thống kê của Hiệp hội Nông Nghiệp Hoa Kỳ mà bạn nên tham khảo:
Bà bầu ăn ổi được không?
Bà bầu ĐƯỢC ăn ổi vì loại trái cây này không hề chứa các chất gây co thắt tử cung vốn có thể được tìm thấy trong các loại trái cây khác như: papain (chứa trong đu đủ xanh), bromelain (chứa trong dứa), axit oxalic (chứa trong quả me), tanin (chứa trong hồng xiêm) và amygdalin (chứa trong quả táo mèo)…
Không những thế, trong số các loại trái cây tốt cho bà bầu, ổi được xem là “vua” của các loại trái cây nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội mà ít loại quả nào có thể so sánh được. Đặc biệt, những dưỡng chất mà ổi cung cấp nhiều nhất cho cơ thể lại là những vi chất mà mẹ bầu cần nhất, giúp duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, chẳng hạn như: vitamin C, folate, vitamin K, kali, đồng và chất xơ,…
Bà bầu ăn ổi có tốt không?
Bà bầu ăn ổi RẤT TỐT vì đây là loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi, đồng thời giúp mẹ ngăn ngừa sớm được các biến chứng thai kỳ nguy hiểm, chẳng hạn như: bệnh thiếu máu, dị tật ống thần kinh thai nhi, chứng tiền sản giật, phù nề, táo bón, ốm nghén, rối loạn tiêu hóa hoặc sinh non. Cụ thể:
1. Ổi cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết
Bà bầu ăn ổi có tốt không? Xét về giá trị dinh dưỡng, 4 đặc điểm nổi bật khiến ổi trở thành loại trái cây tốt cho bà bầu là:
- Hàm lượng vitamin C cao gấp 4 lần cam: Trung bình 100g ổi chứa 228mg vitamin C, tức cao gấp 4 lần quả cam (53mg vitamin C).
- Hàm lượng chất xơ cao gấp 2 lần rau xanh và củ quả: Trung bình 100g ổi chứa 5.4g chất xơ, cao gấp 2.5 lần cải bó xôi (2.2g chất xơ), 1.8 lần khoai lang (3g chất xơ) và 1.31 lần cải xoăn (4.1g chất xơ).
- Giàu khoáng chất kali và đồng: Trung bình 100g ổi cung cấp lần lượt là 9% và 26% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của kali và đồng, giúp mẹ bầu cân bằng huyết áp, đồng thời giúp thai nhi phát triển các tế bào máu, cơ tim, hệ thống mạch máu, xương và hệ thần kinh một cách toàn diện.
- Giàu chất chống oxy hóa: Ổi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa lycopene cao gấp 2 lần quả cà chua. Đồng thời, hợp chất quercetin trong ổi còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do và ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm, gây nên do sự tấn công của các gốc tự do, bao gồm: tiền sản giật, sinh non, sinh trẻ nhẹ cân và lưu thai.
Do đó, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn có bầu ăn ổi được không thì câu trả lời là HOÀN TOÀN ĐƯỢC. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu không những được ăn ổi mà còn có thể ăn một quả từ 2 – 3 quả ổi mỗi tuần trong suốt thai kỳ để nâng cao sức khỏe toàn diện.
2. Ăn ổi chín và gọt vỏ giúp làm giảm các vấn đề về tiêu hóa
Nhờ hàm lượng chất xơ cao vượt trội (5.4g chất xơ / 100g ổi), ăn ổi chín đã gọt vỏ sẽ giúp mẹ bầu nhuận tràng, no lâu, hạn chế hấp thu chất béo, từ đó giúp mẹ ngăn ngừa được hàng loạt tình trạng rối loạn dinh dưỡng và biến chứng thai kỳ nguy hiểm, chẳng hạn như: thừa cân, béo phì, táo bón, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Xem thêm : Đặt tên con gái họ Nguyễn ý nghĩa mang lại vận mệnh và bình an
Mẹ bầu không nên ăn ổi xanh hay phần vỏ nhiều vì trong vỏ quả ổi chứa nhiều tanin – một hợp chất có thể gây táo bón nếu tiêu thụ quá nhiều. Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên ăn ổi chín đã gọt vỏ để giúp ổi phát huy tác dụng nhuận tràng.
3. Ngăn ngừa bệnh trĩ và táo bón khi mang thai
Táo bón là hiện tượng rối loạn dinh dưỡng phổ biến ở sản phụ, khiến mẹ “đi ngoài” khó khăn vì phân thường có kích thước to và trở nên khô cứng. Tình trạng táo bón nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển tiến thành bệnh táo bón mãn tính – là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ hậu thai kỳ. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như ổi, để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Trung bình 100g ổi chín (đã gọt vỏ) đem đến cho mẹ 5.5g chất xơ. Phần lớn lượng chất xơ trong ổi chín là chất xơ không hòa tan. Vào hệ tiêu hóa, chất xơ trong ổi sẽ cải thiện kết cấu phân, giúp phân tơi xốp và di chuyển qua ruột già nhanh hơn; nhờ đó, làm phân trở nên mềm hơn và cải thiện tình trạng táo bón.
4. Ổi làm giảm nguy cơ cao huyết áp
Có bầu ăn ổi được không? Câu trả lời là ĐƯỢC vì ổi chứa rất nhiều kali (417 mg kali / 100g ổi). Theo Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, tăng cường tiêu thụ kali có thể giúp mẹ bầu ổn định huyết áp, ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp bất thường trong thai kỳ. Nhờ đó, ăn ổi giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiền sản giật, sảy thai và hỗ trợ thai kỳ phát triển khỏe mạnh.
5. Trà lá ổi giúp kiểm soát huyết áp và lượng đường huyết
Lá ổi chứa hợp chất chống oxy hóa mang tên axit ellagic (EA). Theo nghiên cứu, EA làm giảm huyết áp tâm thu tại tim thông qua việc điều chỉnh tăng tổng hợp oxit nitric nội mô; nhờ đó, uống trà giúp mẹ bầu kiểm soát huyết áp hiệu quả. Không những thế, bổ sung EA (50 mg/kg/ngày) trong liên tục 4 tuần còn được chứng minh là có khả năng giúp làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin, ngăn ngừa tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ.
6. Có lợi cho sự sinh tồn của thai nhi
Mang bầu ăn ổi được không? Cây trả lời là ĐƯỢC vì ổi chứa nhiều folate, hay còn gọi là vitamin B9. Nghiên cứu cho thấy, thai nhi được thụ thai từ những mẹ bầu bổ sung hơn 800 mcg folate / ngày thường có tiên lượng sống cao hơn 20% so với nhóm mẹ bầu chỉ bổ sung dưới 400 mcg folate / ngày.
Không những thế, bổ sung folate còn góp phần làm giảm đến 85% nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, dị tật nứt đốt sống và dị tật thai vô sọ ở trẻ. Nhờ đó, ăn ổi trong thai kỳ giúp mẹ tạo điều kiện thể chất tối ưu để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
7. Xây dựng khả năng miễn dịch
Ổi chứa hàm lượng vitamin C cao vượt trội (228.3mg vitamin C / 100g ổi). Theo nghiên cứu, vitamin C kích thích sự di chuyển của bạch cầu trung tính đến vị trí nhiễm trùng, tăng cường quá trình thực bào, tạo ra chất oxy hóa và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, ăn ổi giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ thai nhi khỏi các mầm bệnh nguy hiểm.
8. Giảm nguy cơ ung thư
Có bầu ăn ổi được không? Câu trả lời là ĐƯỢC vì ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, lycopene và quercetin. Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy chiết xuất ổi có thể ức chế và thậm chí tiêu diệt sự phát triển của tế bào ung thư. Nhờ đó, ăn ổi giúp mẹ bầu bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm do tiến trình oxy hóa gây nên như: co thắt cơ trơn tử cung (tiền sản giật), bong nhau thai sớm (sinh non) và cả bệnh ung thư.
9. Cải thiện thị lực
Ổi là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho cơ thể. Do đó, ăn ổi không chỉ giúp thai nhi phát triển thị lực mà còn ngăn giúp mẹ phòng ngừa bệnh quáng gà, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tiếp xúc với nhiều tác nhân gây oxy hóa trong thai kỳ, chẳng hạn như: ô nhiễm, khói bụi, hóa chất và tâm trạng căng thẳng,…
10. Giảm căng thẳng
Xem thêm : Thai 38 tuần nặng bao nhiêu cân? Cơ thể mẹ thay đổi thế nào
Khoáng chất magie trong ổi giúp mẹ bầu thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh một cách hiệu quả. Vì vậy, chỉ cần ăn một quả ổi sau khi vận động hoặc sau một ngày dài làm việc ở văn phòng, là mẹ đã có thể cảm nhận rõ tác dụng giải tỏa căng thẳng mà ổi đem lại.
11. Kiểm soát mức cholesterol trong máu
Theo nghiên cứu, việc ăn ổi (ăn cả vỏ) cho thấy hiệu quả cao hơn trong việc hạ cholesterol trong máu so với việc ăn ổi đã bào vỏ. Đồng thời, ăn ổi nguyên vỏ còn giúp cơ thể giảm lượng chất béo trung tính triglycerides và lượng đường trong máu. Nhờ đó, tiêu thụ ổi trong thai kỳ giúp mẹ ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm do cholesterol gây nên như: bệnh xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ, tiền sản giật, máu nhiễm mỡ và bệnh gan nhiễm mỡ.
12. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu
Ổi chứa cả folate và sắt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bổ sung đầy đủ sắt và folate trong thai kỳ giúp mẹ phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do thiếu folate, đồng thời giúp thai nhi ngăn ngừa tình trạng nhẹ cân sau sinh do suy dinh dưỡng bào thai.
13. Kiềm chế chứng ốm nghén
Theo nghiên cứu, có đến 91% sản phụ cho biết họ hết ốm nghén hoàn toàn sau khi được tiêu thụ cùng lúc 5mg vitamin K và 25 mg vitamin C mỗi ngày trong liên tục 72 giờ. May mắn thay, trong 100g ổi có chứa đến 2.6 mcg vitamin K và 228.3 mg vitamin C. Nhờ đó, ăn từ 100 – 200g ổi / ngày sẽ giúp mẹ cải thiện các triệu chứng ốm nghén một cách hữu hiệu.
14. Ngăn ngừa nhiễm trùng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin A trong ổi giúp cải thiện khả năng bảo vệ cơ học của niêm mạc miệng, tăng tính toàn vẹn của chất nhầy ruột và duy trì hình thái cũng như số lượng tế bào niệu quản. Không những thế, vitamin A còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất kháng thể IgA – một loại kháng thể xuất hiện nhiều trên mọi lớp niêm mạc của cơ thể, giúp phòng ngừa các bệnh khởi phát do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như: cảm cúm, viêm hô hấp, sốt rét,…
Phụ nữ mang thai ăn ổi sao cho đúng?
Ăn ổi đúng cách sẽ giúp mẹ phát huy được hết lợi ích sức khỏe mà ổi mang lại, đồng thời làm giảm thiểu tối đa các nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm (nếu có). Thế nên, để ăn ổi đúng cách, mẹ cần lưu ý:
- Chỉ ăn ổi chín: Bà bầu nên chọn ăn những quả ổi chín, vì quả chín sẽ dễ tiêu hóa hơn và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tránh ăn ổi quá xanh (chưa chín), vì nó có thể chứa nhiều axit, gây ra chướng bụng, ợ chua và trào ngược dạ dày.
- Rửa ổi trước khi ăn: Hãy chắc chắn rửa sạch quả ổi trước khi ăn để loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn và hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Ăn ổi vừa phải: Bà bầu nên ăn ổi vừa phải, không nên ăn quá 240g ổi / ngày vì quả ổi giàu chất xơ không hòa tan, ăn quá nhiều có thể khiến mẹ bị táo bón.
Mẹo chọn ổi ngon và an toàn cho mẹ bầu
Ổi ngon không chỉ đem lại hương vị trọn vẹn, ngon miệng mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ và bé. Để chọn ổi ngon, mẹ bầu hãy lưu ý các tiêu chí sau:
- Màu sắc: Chọn ổi có màu xanh nhạt hoặc vàng tươi tự nhiên – tức ổi vừa chín tới (tùy theo giống ổi). Mẹ tuyệt đối không nên chọn ổi có màu xanh quá đậm, tức ổi chưa chín. Đồng thời, màu sắc trên vỏ ổi phải đồng đều và không có vết thâm đen.
- Cảm giác: Ổi chín sẽ có lớp vỏ đàn hồi nhẹ còn phần thịt bên trong giòn, mọng nước. Mẹ nên nhẹ nhàng dùng móng tay ấn vào vỏ quả ổi để kiểm tra xem độ giòn và độ mọng nước bên trong quả. Đặc biệt, phần ruột ổi (chứa hạt ổi) càng mềm thì quả ổi đó càng ngọt.
- Hương thơm: Ổi ngon thường có hương thơm đặc trưng, dễ chịu. Quả chín khi bóp sẽ hơi sủi bọt và có mùi thơm nồng, xạ hương, mẹ có thể ngửi thấy mà không cần phải đưa lên mũi. Ngược lại, mẹ nên tránh mua ổi có mùi hôi do chín lỡ mùa hoặc bảo quản sai cách.
- Hình dạng: Quả ổi tròn đều, không bị méo mó, nứt nẻ, không có vết thối, vết mốc, vết lõm, vết đục khoét hay bị trầy xước.
Bên cạnh đó, đối với mẹ bầu, an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu. Vì thế, khi mua ổi, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:
- Nguồn gốc: Mẹ nên ưu tiên mua ổi tại các cửa hàng, siêu thị uy tín hoặc trực tiếp từ nhà vườn để đảm bảo chất lượng. Tốt nhất, mẹ nên chọn ổi đạt chuẩn Organic (không sử dụng hóa chất trong quá trình canh tác) để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vệ sinh bảo quản: Ưu tiên mua ổi tại những nơi cất trữ ổi trong ngăn mát tủ lạnh để giữ tươi lâu hơn, tránh để gần nguồn nhiệt hoặc ánh nắng mặt trời.
Tác hại của việc mẹ bầu ăn ổi không đúng cách
Mẹ bầu ăn ổi có tốt không? Tương tự như việc dung nạp “vô tội vạ” bất kỳ loại thực phẩm nào, việc tiêu thụ ổi không đúng cách có thể gây nên những tác động không tốt đối với sức khỏe tổng thể, khiến mẹ và thai nhi bị:
- Nhiễm khuẩn: Nếu ổi không được rửa sạch trước khi ăn, mẹ bầu có thể tiếp xúc với vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng từ bụi bẩn, chất bảo quản và hóa chất trên vỏ trái cây. Điều này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, khiến mẹ nhiễm trùng máu và truyền bệnh sang thai nhi.
- Táo bón: Ăn ổi quá nhiều (hơn 240g / ngày) có thể khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị táo bón do cơ thể hấp thụ quá mức chất xơ không hòa tan có trong ổi, làm cứng phân và khởi phát chứng táo bón.
- Tiêu chảy: Ổi chín rục (quá mùa) có thể gây ra tiêu chảy nếu ăn quá nhiều. Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước và mất điện giải, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
- Dị ứng: Một số phụ nữ có thể mẫn cảm với ổi hoặc các chất bảo quản, hóa chất có trong ổi. Điều này có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, phát ban hoặc khó thở. Nếu có dấu hiệu dị ứng, mẹ hãy ngừng ăn ổi ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là những thông tin quan trọng về ổi và lợi ích sức khỏe của nó đối với mẹ và bé trong thai kỳ. Hy vọng thông qua bài viết này, mẹ đã biết được bà bầu ăn ổi được không, mẹ bầu ăn ổi có tốt không cũng như cách lựa chọn, bảo quản và tiêu thụ ổi khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ăn ổi tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng mẹ cũng không nên ăn quá nhiều nếu có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng. Trong quá trình mang thai, điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng, luôn “lắng nghe” để thấu hiểu cơ thể của chính mình và không được bỏ sót bất kỳ buổi khám thai định kỳ nào. Trong mọi tình huống, mẹ đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ để biết rõ mang bầu ăn ổi được không, có an toàn không để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình trong thai kỳ.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé