Quan niệm bà bầu ăn trứng ngỗng rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, giúp trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn liệu có đúng trong xã hội hiện đại ngày nay? Cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu ngay nhé!
1Thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng
Để tìm hiểu bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không, trước tiên mẹ cần biết thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng. Trong 100g trứng ngỗng có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như:
- Protein 13g
- Lipid 14,2g
- Vitamin A 360 mcg
- Canxi 71 mg
- Phốt pho 210 mg
- Sắt 3,2 mg
- Vitamin B 0,15 mg
- Vitamin B2 0,3 mg
Trứng ngỗng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi
Bạn đang xem: Bà bầu ăn trứng ngỗng có thật sự tốt như tin đồn không?
2Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?
Dựa trên thành phần dinh dưỡng có trong 100g trứng ngỗng có thể thấy rằng trứng ngỗng là một trong những loại thực phẩm giàu protein. Bên cạnh đó, trứng ngỗng còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi như canxi, sắt, phốt pho, vitamin,… Do đó, quan niệm bà bầu ăn trứng ngỗng tốt cho thai nhi là hoàn toàn có cơ sở.
Tuy nhiên, hàm lượng lipid và cholesterol trong trứng ngỗng cũng khá cao. Nếu bổ sung quá nhiều 2 chất này có thể khiến mẹ bầu bị thừa cân và mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, tiểu đường thai kỳ,… Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng trứng ngỗng vừa phải trong thai kỳ.
3Công dụng của trứng ngỗng đối với mẹ bầu và thai nhi
Giúp thai nhi phát triển não bộ
Trứng ngỗng được xem là thực phẩm tăng trí thông minh cho trẻ. Nguyên nhân là vì trong lòng đỏ trứng ngỗng chứa nhiều lecithin, một hợp chất rất có lợi cho sự phát triển mô thần kinh và não bộ của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp con trở nên thông minh hơn.
Tăng cường trí nhớ cho mẹ bầu
Khi mang thai, mẹ bầu thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và tập trung, hiện tượng này xảy ra khá phổ biến. Lúc này, mẹ có thể ăn sáng với trứng ngỗng luộc hoặc hấp sẽ giúp cải thiện trí nhớ đáng kể. Đây cũng chính là một trong những câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì của nhiều người.
Ngăn ngừa cảm lạnh
Khi thời tiết thay đổi thất thường, mẹ bầu rất dễ mắc cảm lạnh và cảm cúm. Để phòng ngừa điều này, mẹ có thể thêm trứng ngỗng vào khẩu phần ăn như một cách tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh vặt nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong loại thực phẩm này.
Bổ máu
Trứng ngỗng có chứa sắt, đây là nguyên tố quan trọng giúp mẹ bầu bổ sung lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì vậy, ăn trứng ngỗng một cách hợp lý giúp mẹ bầu phòng ngừa chứng thiếu máu khi mang thai.
Làm đẹp da
Lòng trắng trứng ngỗng cũng có thể được sử dụng làm mặt nạ dưỡng da tương tự như trứng gà. Thành phần albumin trong trứng ngỗng có tác dụng tăng độ đàn hồi cho da, trẻ hóa và hỗ trợ điều trị mụn, sạm nám khi mang thai.
Giàu amino axit
Bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ cung cấp một lượng axit amin, rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, trứng ngỗng còn chứa nhiều dưỡng chất như các loại vitamin, riboflavin, thiamine, các khoáng chất,… Không những vậy, các dưỡng chất này trong trứng ngỗng cũng dễ hấp thu hơn so với các loại thực phẩm khác.
Bà bầu ăn trứng ngỗng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
4Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thai kỳ?
Trứng ngỗng vị tanh, dễ gây chướng bụng, đầy hơi hơn so với trứng gà. Do đó, bà bầu nên ăn trứng ngỗng khi nào là mối quan tâm của nhiều mẹ. Thời điểm bà bầu ăn trứng ngỗng tốt nhất là bước vào tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ). Lúc này, cơ thể mẹ đã cảm thấy dễ chịu hơn và không còn bị hành hạ bởi những con ốm nghén khó chịu nên cũng tránh được tình trạng nôn ói khi ăn trứng ngỗng.
Xem thêm : Dạy trẻ thông qua các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non
Bà bầu nên ăn trứng ngỗng khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2
5Lưu ý khi bà bầu ăn trứng ngỗng
Dưới đây là một số lưu ý khi bà bầu ăn trứng ngỗng để cung cấp nguồn dưỡng chất tối ưu và tránh các tác dụng phụ:
- Trứng ngỗng chứa nhiều cholesterol và lipid có thể gây béo phì, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, gan nhiễm máu và các vấn đề về tim mạch. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều trứng ngỗng.
- Mẹ bầu không nên ăn trứng ngỗng quá 3 lần 1 tuần và cần bổ sung đa dạng các dưỡng chất cần thiết khác.
- Nên ăn trứng ngỗng đã được chế biến chín kỹ bằng phương pháp chiên, luộc, kho, hấp,… để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Nếu không thể mua được trứng ngỗng, mẹ có thể thay thế bằng trứng gà hoặc các loại thực phẩm cho bà bầu giàu dinh dưỡng khác.
- Các mẹ đang mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, béo phì, tiểu đường thai kỳ, gan nhiễm máu không ăn sử dụng trứng ngỗng.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp “bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?” được chia sẻ bởi AVAKids. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt hơn trong thai kỳ.
Ngoài ra, các mẹ hãy tham khảo các dòng sữa bầu như: sữa bầu Frisomum, sữa bầu Morinaga, sữa bầu Enfamama,… Đây là các dòng sữa bầu thuộc các thương hiệu lớn và có uy tín cao trên thị trường
Lưu ý các thông tin mà AVAKids cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để có được thông tin chính xác và cách chăm sóc mẹ bầu hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ và chuyên gia.
Tổng hợp bởi Bích Lựu
Ngọc Hà kiểm duyệt
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục