Trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như tính an toàn và cho mẹ và thai nhi.
Bạn đang xem: Bầu uống mủ trôm được không
Bạn đang xem: BÀ BẦU UỐNG MỦ TRÔM ĐƯỢC KHÔNG ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MỦ TRÔM
Trước đây, có những loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, sắc đẹp thì trong thời gian mang thai, những loại thực phẩm ấy lại trở thành chất độc hại gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, Lingo xin được giới thiệu tới các mẹ những loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai. 1. Rượu, bia, cafe và các chất kích thích Uống rượu bia nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Những bà bầu sử dụng các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thai nhi. Sẩy thai, thai chết lưu, sinh non là các hậu quả của việc dùng chất kích thích. Các bé sinh ra cũng nhẹ cân và gặp nhiều vấn đề hơn bình thường. 2. Đồ uống lạnh Uống đồ lạnh đá có thể làm bụng cảm thấy đau, thực tế không phải do uống đồ lạnh đá gây co thắt tử cung, mà do nhiệt độ thực phẩm quá thấp nên khi ăn vào đột ngột dạ dày đường ruột không cảm thấy dễ chịu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tay chân của phụ nữ mang thai chạm vào đá sẽ làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Vì thế khi mang thai, sản phụ nên ăn ít kem, đồ uống lạnh, chỉ nên dùng đồ uống trên 10oC. 3. Lô hội (nha đam) Nha đam (hay còn được gọi là lô hội) là loại cây khá gần gũi với công việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Nha đam có rất nhiều tác dụng như là làm mờ vết thâm, nám da, sạm da, trị mụn trứng cá, mụn đầu đen, thâm mắt, cho tóc óng ượt, tái tạo làn da, giúp da trở nên trắng sáng và mịn màng… Trong đông y, nha đam có thể thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa… Tuy nhiên, không phải lúc nào nha đam cũng mang đến tác dụng tốt. Dùng nhiều lô hội dễ gây tiêu chảy, đồng thời làm co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. 4. Thực phẩm tái, sống Thực phẩm tái sống có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được. Chính vì vậy khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận chế biến thức ăn, tốt nhất nên đảm bảo ăn chín uống sôi. 5. Hải sảnCác loại cá biển, cua, sò… đều chứa thủy ngân. Nạp vào cơ thể một lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời. 6. Hạt é Hạt é thường được sử dụng làm nguyên liệu cho các món chè. Loại thực phẩm này có nhiều công dụng như tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cân… Tuy nhiên, hạt é còn có thể gây ra tắc ruột nến không nở hết. Do có tính nhuận trường, mẹ bầu không nên dùng hạt é để tránh sảy thai. 7. Các loại đồ hộp, thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm đồ ăn đóng hộp lại nằm trong nhóm những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn. Trong quá trình sản xuất, để tạo mùi vị hấp dẫn và bảo quản được lâu ngày, nhà sản xuất thường thêm một lượng chất phụ gia nhất định vào sản phẩm này. Có thể kể đến chất tạo mùi, sắc tố, vị thơm, đường hóa học. Vì thế, nếu sử dụng đồ hộp có chứa các chất này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium botulinum phát triển, có thể khiến mẹ bầu ngộ độc do sức đề kháng yếu, rất nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi. 8. Các loại thực phẩm lên men Đó là thịt muối, pho mát, dưa muối, kim chi,… Khi ăn các thực phẩm này, mệ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn listeria do lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Rất nguy hiểm. 9. Rau má, ngải cứu, rau răm Ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, có thể xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu. Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu… nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi. Rau răm cũng là dược liệu quý, vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, hay được dùng làm thuốc. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước.
Mủ trôm là thực phẩm dồi dào vi lượng và khoáng chất. Tuy lành tính, không độc, có tính mát, nhưng mát quá thì hóa hàn. Nhiều người thắc mắc rằng bà bầu uống mủ trôm được không và nếu được thì uống như thế nào cho an toàn.
Mủ trôm có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, do đó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy bà bầu uống mủ trôm được không? Câu trả lời là không nên. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu những lợi ích của mủ trôm cũng như lý do tại sao bà bầu cần thận trọng khi dùng mủ trôm.
Mủ trôm tốt cho sức khỏe thế nào?
Mủ trôm là gì?
Mủ trôm là nhựa của cây trôm được tiết ra từ những vết thương trên vỏ cây này. Mủ trôm khô nguyên chất thường có màu trắng đục, trắng ngà, có hình dáng thanh dài hay cục tròn tùy theo phương thức khai thác. Khi ngâm mủ trôm trong nước sẽ hấp thụ nước và trương nở tạo thành hỗn hợp hơi nhớt, sánh mịn, hơi có độ nhớt.
Dựa vào kỷthuật lấy mủ trôm để chia thành hai loại:
Mủ trôm loại sợi dài hay gọi là mủ trôm dạng thanh. Sau khi thu hoạch, mủ trôm tươi sẽ được kéo sợi thành thanh, bỏ phần thâm vàng rồi đem phơi nắng.Mủ trôm dạng hạt lựu hay gọi là dạng viên. Mủ trôm sau khi được thu hoạch đem đi phơi nguyên cục và không dùng thêm bất kỳ kỹ thuật nào. Thành phần dinh dưỡng trong mủ trôm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Thành phần dinh dưỡng của mủ trôm
Thành phần trong mủ trôm gồm các khoáng chất cần thiết như canxi, kẽm, sắt, natri, kali,… cùng các axit amin như lysine, leucine, phenylalanine, threonine, methionine, isoleucine, valine, histidine…
Ngoài ra, mủ trộmcòn có thành phầngồm 37% axit uronic, hợp chất polysaccharide cao phân tử, còn gọi là đường phức (đường đa). Khi thủy phân hợp chất polysaccharide sẽ cho ra các loại đường như D-galactose, L-rhamnose và axit D-galacturonic, acetylat, trimethylamin…
Tác dụng của mủ trôm
Với nhiều thành phần dinh dưỡngnhư vậy, câu hỏi đặt ra là “Bà bầu uống mủ trôm được không?”. Trước hết, bạn hãy tìm hiểu về những tác dụng mà mủ trôm mang lại. Mủ trôm có những công dụng như sau:
Trị táo bón: Trong Đông y, mủ trôm có nhiều chất xơ nên nhuận trường, trị táo bón kinh niên hữu hiệu, ngừa bệnh trĩ. Ở một số nước, mủ trôm còn được dùng làm thuốc xổ.
Xem thêm : Mẹ bầu ăn kem được không? Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi ăn kem
Giúp điều hòa lượng đường trong máu: Mủ trôm rất tốt cho người bị tiểu đường nhờ công dụng ổn định huyết áp.
Thanh lọc cơ thể: Tác dụng của mủ trôm giúp mát gan, giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, hạ sốt.
Làm lành vết thương: Mủ trôm giúp vết thương mau lành và liền sẹo nhanh. Chất oxy hóa trong mủ trôm còn giúp ngăn ngừa nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da săn và không chảy xệ. Uống mủ trôm có ích cho da dầu nhờn nhiều mụn, thường xuyên phải ra nắng.
Xem thêm: Những Món Ăn Nổi Tiếng Ở Việt Nam Nổi Tiếng Thế Giới Khiến Bạn Phát Thèm
Giảm cân: Người ăn kiêng, thừa cân hay bị tiểu đường nên ăn mủ trôm vì hàm lượng chất xơ cao có tác dụng loại bỏ mỡ và đường dư thừa ra khỏi đường tiêu hóa. Mủ trôm có tính chất trương nở làm tăng cảm giác no, khiến bạn ăn ít lại.
Bà bầu uống mủ trôm được không?
Mặc dù có lợi cho sức khỏe nhưng có một số đối tượng không được dùng mủ trôm, đặt biệt là phụ nữ đang mang thai trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Nếu bạn thắc mắc bà bầu uống mủ trôm được không, thì câu trả lời là không nên vì tuy mủ trôm tính lành, không độc, nhưng có vị ngọt, tính mát lại hóa hàn.
Bắt đầu từ tháng thứ 4 bà bầu có thể sử dụng nhưng với hàm lượng ít. Theo khuyến cáo, bà bầu nên dùng khoảng 1g mủ trôm ngâm với 500ml nước lọc. Mẹ bầu có thể bị ngộ độc nếu vượt quá liều lượng cho phép.
Như vậy, đối với các mẹ bầu, mủ trôm có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt về mặt sức khỏe. Do đó, nếu bạn muốn dùng loại mủ này, hãy tham khảo tham ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Không nên dùnglà câu trả lời cho thắc mắc bà bầu uống mủ trôm được không.
Dùng mủ trôm đúng cách như thế nào?
Cách ngâm mủ trôm
Mủ trôm có đặc tính hút nước, khi ngâm trong nước sẽ trương nở lên, tạo thành một khối có độ nhớt cao.
Trôm càng được nghiền với kích thước nhỏ sẽ càng có độ nhớt cao.
Tốt nhất nên dùng nước lạnh để ngâm mủ trôm với tỷ lệ trôm thấp (0,5 – 2% trôm).
Không dùng nước nóng để ngâm mủ trôm cho nhanh nở.
Xem thêm : Mẹ Đẹp Con Ngoan
Để mủ trôm nở hoàn toàn mới dùng được, bạn nên ngâm trong khoảng từ 12 – 24 giờ (dạng bột thì 3 – 4 giờ) để tránh khi uống vào có thể gây tắc ruột.
Liều lượng
Vì mủ trôm được xem là vị thuốc nên người dùng cần chú ý liều lượng.
Nếu xem mủ trôm như các dạng thức uống giải khát và uống thoải mái sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Không có chỉ dẫn cụ thể về liều lượng dùng mủ trôm cho từng đối tượng mà tuỳ đặc điểm của người dùng như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, cơ địa, bệnh lý.
Nếu dùng để nhuận tràng, mỗi ngày bạn chỉ nên ngâm 0,5 – 1g bột trôm trong 200ml nước lọc. Với trôm dạng thô, chỉ lấy một thanh trôm bằng 1/2 lóng tay, rửa sạch rồi ngâm qua đêm trong 200ml nước, sáng hôm sau mới dùng.
Có một số người dùng từ 100 – 150g mủ trôm trong một ngày nhưng chỉ ngâm trong 300 – 500ml nước thì rất nguy hiểm. Vì lượng nước quá ít không đủ để mủ trôm trương nở dễ gây tắc ruột và tử vong. Chưa kể liều lượng này quá cao dễ bị ngộ độc.
Tốt nhất nên dùng nước lạnh để ngâm mủ trôm
Lưu ý khi dùng mủ trôm
Mủ trôm hầu như không có độc tính. Tuy nhiên, do mủ trôm có tính mát và có công dụng nhuận tràng rất tốt, nếu dùng quá liều, bạn có thể gặp một số phản ứng phụ.
Để sử dụng an toàn, bạn cần chọn mua loại mủ trôm có nguồn gốc, nhãn hiệu rõ ràng, trên nhãn có hướng dẫn về liều lượng dùng và thời gian ngâm cụ thể. Dùng loại mủ trôm giả mạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi chọn mủ trôm khô chưa ngâm nở, để biết mủ trôm để được trong bao lâu, bạn dựa vào ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm trên bao bì. Tốt nhất bạn nên sử dụng trong vòng 6 tháng đầu từ ngày sản xuất. Vì nếu để càng lâu, tác dụng của mủ trôm bị suy giảm do các chất dinh dưỡng trong mủ trôm bị suy giảm.
Nếu sử dụng mủ trôm ở dạng kem bôi da được bày bán phổ biến trên thị trường, người dùng cần thận trọng vì mủ trôm không tinh khiết, có thể gây ngứa, kích ứng da và sưng tấy.
Hiện nay có nhiều lời đồn rằng mủ trôm chống béo phì, giúp giảm cân. Đây là quan niệm sai lầm vì mủ trôm chỉ giúp cải thiện mỡ trong máu, làm tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người đái tháo đường, người thừa cân, béo phì.
Bầu uống mủ trôm được không? Tóm lại, mẹ bầu không nên dùng mủ trôm khi mang thai vì có thể gặp phản ứng phụ. Nếu muốn dùng mủ trôm vào tháng thứ 4 của thai kỳ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Và khi uống mủ trôm, hãy ghi nhớ cách ngâm và pha mủ trôm như bài viết đã hướng dẫn.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé