Đóng gói chanh dây xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng được các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây rất quan tâm. Cách bảo quản chanh dây và đóng gói có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển đường dài. Để hiểu rõ hơn về quy trình này, hãy cùng Vietpacking khám phá phương pháp bảo quản và quy cách đóng gói chanh dây dưới trong bài viết dưới đây.
1. Phương pháp bảo quản chanh dây xuất khẩu
Chanh dây (chanh leo) là loại trái cây nhiệt đới được trồng khá phổ biến tại nước ta. Chúng chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và EU. Chanh leo tươi có thời hạn bảo quản ngắn và lớp vỏ khá dễ bị dập nát khi vận chuyển. Để bảo quản chanh dây xuất khẩu, quý khách có thể tham khảo phương pháp dưới đây:
Bạn đang xem: Cách bảo quản và đóng gói chanh dây xuất khẩu đúng tiêu chuẩn
1.1 Bảo quản chanh dây trong phòng lạnh
Đây là phương pháp thông dụng và cho hiệu quả tối ưu nhất cho đến thời điểm hiện tại. Khi áp dụng cách xử lý này người ta sẽ đưa chanh leo vào kho mát trong suốt quá trình vận chuyển. Nhiệt độ trung bình của phòng sẽ được duy trì trong khoảng từ 5 đến 8 độ C. Tuyệt đối không để nhiệt độ dưới 4 độ C gây tổn thương lạnh, ảnh hưởng đến chất lượng chanh leo.
Lưu ý rằng thời hạn bảo quản của chanh leo tím và chanh leo vàng có sự chênh lệch nhất định. Do vậy khi giữ chúng trong phòng lạnh hãy điều chỉnh nhiệt độ tương ứng. Nhiệt độ bảo quản sau thu hoạch với chanh dây vàng là 7 độ C (45 độ F), và với chanh dây tím là 4 độ C (39 độ F).
Nếu muốn chanh leo chín nhanh hơn để đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu có thể tăng nhiệt độ bảo quản. Tuy nhiên nhiệt độ không được tăng quá nhanh và sự chênh lệch tối đa là 2 độ C vì chanh leo chín nhanh sẽ bị mất đi nhiều khối lượng.
1.2 Bảo quản trong bao bì tiêu chuẩn
Xem thêm : Mền Miền Nam Khác Chăn Miền Bắc Như Thế Nào ?
Thông thường các doanh nghiệp sẽ sử dụng thùng carton để đóng gói và bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên một số doanh nghiệp khác ưu tiên sử dụng túi GreenMAP. Cả hai phương pháp này đều có hiệu quả chung là hạn chế quá trình hô hấp của quả. Quý khách cũng có thể sử dụng thêm gói hút ethylene nhằm kìm hãm sự chín của chanh dây.
Khi áp dụng cả hai phương án xử lý trên cùng lúc thì hiệu quả bảo quản đạt được sẽ khá bất ngờ. Thông thường chanh dây chỉ có thể bảo quản trong 10 hoặc 15 ngày. Tuy nhiên nếu sử dụng đồng thời cả 2 giải pháp, thời hạn bảo quản có thể lên đến 30 hoặc 35 ngày.
2. Quy trình đóng gói chanh dây xuất khẩu
Đóng gói chanh leo xuất khẩu không phải một quy trình đơn giản. Mỗi doanh nghiệp sẽ có phương án riêng nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa. Quý khách có thể tham khảo gợi ý về quy trình đóng gói chanh dây xuất khẩu dưới đây.
1. Bước 1: Xử lý chanh dây đã thu hoạch
Khi chanh leo đã đạt đến độ chín nhất định (khi ít nhất 50% vỏ quả chuyển sang màu vàng hoặc tím) thì các người ta sẽ bắt đầu thu hoạch. Sau đó là giai đoạn phân loại dựa trên các tiêu chuẩn về kích thước, độ rắn chắc, bề mặt,…Trong quá trình này những quả bị hư hại, không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ bằng tay hoặc bằng hệ thống máy móc để tránh nhiễm khuẩn chéo sang những quả khác.
Tiếp theo chanh leo được làm sạch với nước, rửa chanh leo bằng nước kháng khuẩn, kháng nấm Susaco hoặc Ngâm chanh leo 2 phút trong dung dịch nước Javen với tỷ lệ pha 1ml – 3ml Javen với 1 lít nước. Dung dịch nước Javen sau khi pha chỉ sử dụng 1 lần cho một đợt rửa.
Sau bước làm sạch, có thể lau chanh leo bằng khăn sạch mềm đối với quy mô nhỏ, hoặc để chanh leo khô tự nhiên, Ngoài ra, có thể xếp trái lên giàn hong khô hoặc dùng quạt thông gió để đạt vừa khô. Lưu ý không nên để quạt quá mạnh và quá lâu vì sẽ làm quả bị khô héo và nhăn vỏ.
2. Bước 2: Đóng gói bảo quản
Xem thêm : Giá trị của trứng ngỗng và trứng gà đối với mẹ bầu
Trong giai đoạn này người ta sẽ sử dụng túi GreenMAP hoặc thùng carton để bảo quản. Sau khi xếp chanh leo vào túi/ thùng carton, gói hút Ethylene sẽ được thêm vào. Nếu xếp chanh leo vào thùng carton, có thể các doanh nghiệp sẽ sử dụng thêm một lớp lưới xốp bao bọc hoặc giấy bọc hoa quả chuyên dụng. Chúng giúp chanh dây ít bị va đập hơn trong khi vận chuyển đi xa.
Những lưu ý khi đóng thùng bảo quản:
- Thùng carton đựng chạy dây xuất khẩu phải được thiết kế và gia công chắc chắn để có thể xếp chồng lên nhau.
- Thùng carton phải đạt tiêu chí khi để trong điều kiện lạnh không làm xẹp thùng.
- Để đảm bảo cho quá trình vận chuyển đường dài, thùng carton phải có lỗ thoáng khí và được giữ mát. Nếu vận chuyển đường biển, thùng carton nên có lỗ thông gió cho luồng không khí thẳng đứng.
- Chỉ những quả chanh dây cùng giai đoạn chín và cùng kích thước mới được đóng gói vào chung một thùng.
- Bề mặt quả không bị ẩm ướt trước khi đóng gói để tránh hư hại trong quá trình vận chuyển đường dài.
- Bên trong thùng carton đựng chanh dây xuất khẩu nên trang bị một tấm nhựa đục lỗ hoặc giấy gói hoa quả chuyên biệt để từng quả được tách riêng và bảo vệ.
- Chanh leo nên được đóng gói thật chắc chắn, thùng chứa thông thoáng và có thể xếp chồng lên nhau mà không gây hại cho quả.
3. Bước 3: Sắp xếp vào khu lạnh
Sau khi đóng gói chanh leo vào túi GreenMAP/ thùng carton 1 cách chắc chắn, người ta sẽ bắt đầu sắp xếp. Thùng carton sẽ được xếp chồng lên nhau và đưa vào kho lạnh ở nhiệt độ 8+2 độ C, độ ẩm 90 + 5% để bảo quản.
Các thùng carton đựng chanh dây trong kho phải được sắp xếp đảm bảo có ít nhất 1 mặt thùng tiếp xúc thoáng với không khí bên trong kho. Khi vận chuyển tốt nhất nên dùng container lạnh với nhiệt độ 8+2 độ C, độ ẩm 90 + 5% và sắp xếp tùy theo không gian bên trong phương tiện vận chuyển, đảm bảo có ít nhất 1 mặt thùng tiếp xúc thoáng với không khí bên trong container.
Cách bảo quản chanh dây và đóng gói để xuất khẩu rất quan trọng cho việc bảo quản sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình đó không thể thiếu các công đoạn sản xuất và in ấn thùng carton xuất khẩu. Nếu quý khách chưa tìm được đơn vị nào cung cấp dịch vụ này, hãy liên hệ với chúng tôi. Vietpacking chắc chắn sẽ không làm quý khách thất vọng.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 94/1 KP6, đường Thạnh Xuân 13, P.Thạnh Xuân, Quận 12, TPHCM
- Website: https://vietpacking.vn/
- Hotline: 0837 88 99 11 – 0939 000 333
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non