Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Nên ăn vào thời gian nào? Hẳn mẹ bầu Việt sẽ chẳng còn xa lạ với quan niệm xưa về việc mang thai nên ăn trứng ngỗng để tốt cho mẹ, cho bé. Sự thực ra sao? Trứng ngỗng tốt như lời đồn? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp mẹ kiểm chứng về độ dinh dưỡng của trứng ngỗng trả lời những câu hỏi liên quan một cách khoa học và có cơ sở.
Dinh dưỡng trong trứng ngỗng
Để có thể khách quan trả lời mẹ, trứng ngỗng có tốt hay không, chúng ta hãy xem bảng so sánh tỷ lệ thành phần dinh dưỡng trong 100 gram trứng ngỗng và 100g trứng gà để dễ hình dung mẹ nhé. Cùng theo sát bảng so sánh dưới đây.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Nên ăn vào thời gian nào?
STT
Thành phần dinh dưỡng Tỷ lệ dưỡng chất/100 gam trứng ngỗng
Tỷ lệ dưỡng chất/100 gam trứng gà
Xem thêm : Giận lẫy
1 Protein 13 gam 14,8 gam 2 Vitamin A 360 microgam 700 microgam 3 Vitamin B2 0,3 miligam 4 Lipid 14,2 gam 11,6 gam 5 Sắt 3,2 miligam 2,7 miligam 6 Canxi 71 miligam 55 miligam 7 Phốt pho 210 miligam 8 Vitamin B1 0,15 miligam 9 Vitamin B12 1,29 miligam 10 Vitamin PP 0,1 miligam
Trong bảng so sánh thành phần dinh dưỡng có trong 100g trứng ngỗng và thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam trứng gà ở trên, chúng tôi chỉ liệt kê 10 loại thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong trứng để so sánh. Qua bảng có thể thấy, số lượng thành phần vượt trội trong 100g trứng ngỗng nhiều hơn của trứng gà. Tuy nhiên, tỷ lệ hàm lượng mỗi loại trên trọng lượng 100g của trứng ngỗng và trứng gà có sự chênh lệch khá rõ, mẹ có thể dễ dàng quan sát và so sánh.
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?
Bà bầu ăn trứng ngỗng tốt không? Có thể thấy trong trứng ngỗng có nhiều thành phần Protein, Lipid, Vitamin A,B1,B12,PP, Phốt pho, Canxi, Sắt… Mỗi thành phần sẽ có những tác động riêng đối với cơ thể của mẹ bầu. Cùng xem tác động tích cực và tiêu cực của trứng ngỗng đối với mẹ bầu như sau:
Tác dụng tích cực
Với thành phần dinh dưỡng của mình, trứng ngỗng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Một trong số đó là:
- Giúp mẹ bầu ngừa cảm lạnh: Ăn trứng ngỗng, giúp mẹ bầu có nhiều năng lượng giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn, tránh nguy cơ bị cảm lạnh.
- Tăng miễn dịch: Một số thành phần như Vitamin, khoáng chất trong trứng ngỗng giúp mẹ nâng cao khả năng miễn dịch.
- Tăng trí nhớ: Do nhiều nguyên nhân nội tiết tố thay đổi, dễ cáu giận… nên trong thời kỳ mẹ bầu thường suy giảm trí nhớ. Ăn trứng ngỗng vào buổi là một trong những cách giúp mẹ cải thiện được tình trạng này nhanh chóng.
- Giúp đẹp da: Trong trứng ngỗng có albumin giúp da đàn hồi, làm mờ vết thâm do mụn, nám. Mẹ co thể dùng lòng trắng trứng đắp mặt.
- Giúp bổ máu: Trong trứng ngỗng có thành phần Sắt. Sắt là nguyên tốt giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Tác hại
Bên cạnh những yếu tố tích cực trên, bà bầu ăn trứng ngỗng cũng có tiềm ẩn nguy cơ gây hại sau đây:
- Trong trứng ngỗng có nhiều chất Cholesterol và Lipid có tác dụng không tốt cho vấn đề tim mạch của mẹ bầu.
- Ăn nhiều trứng ngỗng, mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn Lipid ở trong máu, huyết áp cao, thừa cân,…
- Dinh dưỡng trong trứng ngỗng có hàm lượng thấp. Nếu so sánh thì có thể thấy dinh dưỡng trong trứng ngỗng thấp hơn trong trứng gà. Trong khi đó, trứng ngỗng lại có giá thành cao hơn trứng gà.
Như vậy, xét về mặt dinh dưỡng, trứng ngỗng không có đặc điểm gì ưu việt hơn các loại trứng khác, thậm chí là có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Ví dụ điểm hình nhất là so sánh dinh dưỡng giữa trứng ngỗng và trứng gà. Ngoài ra, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định trứng ngỗng có tác dụng tốt cho sức khỏe và trí thông minh của thai nhi. Theo chuyên gia, ba bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu DHA, choline, axit folic để giúp bé thông minh hơn.
Xem thêm : Top 10 bài hát hay nhất về chủ đề phương tiện giao thông dành cho bé yêu
Qua đó có thể thấy, trứng ngỗng vẫn có những thành phần dinh dưỡng có ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, chúng ta không nên “thần thánh hóa” loại trứng này, khiến nhiều mẹ bầu cố gắng ăn nhiều gây ra tác dụng ngược.
Những điều cần lưu ý cho bà bầu khi ăn trứng ngỗng
Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thì tốt? Cần lưu ý gì khi ăn? Để có thể phát huy mặt tích cực và hạn chế tác hại khi ăn trứng ngỗng không đúng cách, mẹ bầu cần lưu ý những điểm sau:
- Bầu nên ăn trứng ngỗng vào giai đoạn giữa thai kỳ. Tức là, mẹ nên ăn trong tháng 4, tháng 5, tháng 6 của thai kỳ.
- Mẹ không nên ăn trứng ngỗng thường xuyên (1 tuần không được ăn quá 3 lần). Không nên ăn quá nhiều trong 1 lần.
- Những mẹ mắc các bệnh cao huyết áp, gan nhiễm máy, tiểu đường, béo phù, tim mạch,… không nên ăn trứng ngỗng.
- Nên ăn trứng đã nấu chín.
- Mẹ bầu không ăn trứng ngỗng cũng không sao. Thay vào đó, mẹ hãy bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và thai nhi.
Trên đây là giải đáp: Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? nên ăn vào thời gian nào? Hy vọng thông qua nội dung chúng tôi vừa cung cấp. Mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc tốt cho sức khỏe thai kỳ của bản thân. Bên cạnh đó, nếu không thể ăn được trứng ngỗng, mẹ hoàn toàn có thể chọn thay thế bằng trứng gà hoặc các dưỡng chất thiết yếu khác, không cần lo lắng.
Xem thêm:
>>>Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ và thực đơn hàng ngày
>>>5 cách làm sữa hạt cho bà bầu đơn giản nhất…
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non