Cháo cá lóc là món cháo không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé. Cháo cá lóc nấu với rau gì cho bé cũng là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Hãy cùng appetito học ngay những cách nấu cháo cá lóc cho bé với các loại rau rủ như khoai tây, rau ngót, rau dền, bí đỏ… ngay nhé!
Xem thêm:
Bạn đang xem: Tổng hợp 10 món cháo cá lóc ngon bé ăn hoài không chán
- Cháo thịt heo cho bé thơm ngon, lạ miệng mẹ nào cũng nên biết
- Cháo ếch cho bé: Bật mí 5 cách nấu đơn giản nhất phù hợp để ăn dặm
Vì sao nên thêm cá lóc vào thực đơn ăn dặm cho trẻ?
Cá lóc cũng như nhiều loại cá khác, chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhưng cá lóc tốt với trẻ như thế nào và vì sao cần thêm cá lóc vào thực đơn ăn dặm của con, các mẹ có thể tham khảo các thông tin trong bài viết này.
Giá trị dinh dưỡng của cá lóc
Cá lóc có nhiều cách gọi khác nhau tùy vùng miền: Miền Nam gọi là cá lóc, miền Bắc gọi là cá quả và miền Trung gọi là cá chuối. Cá lóc là loại cá được chọn làm một trong số những thực phẩm có nhiều tác dụng trong y học. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng trong 100g cá lóc.
Năng lượng 97 kcal Đạm 18.2 g Tinh bột 0 Tro 1.1 g Canxi 90 mg Kali 0 Sắt 0 Nước 77.7 g Chất béo 2.7 g Chất xơ 0 Cholesterol 0 Phốt pho 240 mg Natri 0 Carotin 0 Tỉ lệ thải bỏ 40 g Vitamin C 0 Vitamin PP 2.3 g Vitamin A 0 Vitamin B1 0 Vitamin B2 100 mcg
Cá lóc rất giàu vitamin và khoáng chất nhờ đó mà cá lóc có nhiều tác dụng chữa bệnh trĩ, ổn định tinh thần, tăng sức đề kháng và tiêu hóa thuận lợi.
Bé mấy tháng thì ăn được thịt cá lóc?
Theo các tài liệu nghiên cứu về dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, khi bắt đầu ăn dặm (6 tháng tuổi), trẻ có thể ăn được thịt cá lóc. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn rằng cơ thể trẻ thích ứng và tiêu hóa được loại cá này thì hầu hết các bà mẹ thường bắt đầu cho con ăn cá lóc khi 8 tháng. Nếu con bạn ăn dặm tốt, tiêu hóa khỏe thì có thể tập cho bé ăn từ cuối tháng thứ 6 với số lượng ít, dần dần.
Cháo cá lóc nấu với rau gì để không bị tanh?
Xem thêm : Phương tiện giao thông đường thủy là gì? Gồm những loại nào?
Với những tác dụng tuyệt vời của cá lóc, không còn lý do nào để mẹ loại bỏ thực phẩm này khỏi thực đơn ăn dặm của bé nữa. Để món cháo trở lên hoàn hảo, mẹ nên kết hợp nấu cháo cá lóc với các loại rau như rau ngót, rau cải, nấm, khoai… để không bị tanh. Đó cũng là những loại rau phổ biến và cực kì tốt cho sức khỏe toàn diện của bé.
Cháo cá lóc đậu xanh bổ dưỡng, bé thích mê
Đậu xanh tốt như thế nào?
Đậu xanh được mệnh danh là thực phẩm vàng cho sức khỏe. Trong đậu xanh có chứa chất chống oxy hoá và dưỡng chất tốt cơ thể như chất xơ, axit béo omega-3, các vitamin E, B, C, K và các khoáng chất Ca, Mg, K, Na, Zn, sắt… Để nói về dinh dưỡng, đậu xanh cao gấp 3 lần so với gạo. Nhờ đó, các món ăn được chế biến từ đậu xanh hoặc kết hợp cùng đậu xanh có giá trị cao đối với sức khỏe.
Cách nấu cháo cá lóc đậu xanh cho bé
Nguyên liệu:
- 1 chén nhỏ gạo
- 3 nắm gạo ngon
- 300g cá lóc
- 1 nắm nhỏ đậu xanh loại còn vỏ
- Hành, tỏi khô, gia vị.
Cách nấu:
- Bước 1: Cá lóc làm sạch rồi rửa sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt đem xào qua với hành mỡ cho dậy mùi rồi để ra bát.
- Bước 2: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi nước cùng xương cá ninh thành cháo
- Bước 3: Đậu xanh đem ngâm nước một lúc cho mềm.
- Bước 4: Cho đậu xanh hấp chín, tán nhuyễn
- Bước 5: Khi hạt cháo nở mềm, cho cá vào đảo đều rồi cho tiếp đậu xanh vào.
- Bước 6: Đun tiếp 10 phút rồi nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp, cho hành lá vào đảo đều, múc ra bát để nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.
Cháo cá lóc nấu rau dền cải thiện bữa ăn cho trẻ
Rau dền tốt như thế nào?
Đây là loại rau rất quen thuộc với các bà mẹ. Hàm lượng sắt trong rau dền rất cao do đó, chúng trở thành loại rau cung cấp sắt tốt nhất. Ngoài vai trò là thực phẩm, rau dền còn là vị thuốc “giấu mặt” mà không nhiều mẹ biết. Loại rau này có tác dụng làm giảm sâu răng, viêm lợi, viêm loét miệng… Với hàm lượng chất xơ cao gấp nhiều lần thực phẩm khác, rau dền đứng đầu danh sách thực phẩm giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ và các vấn đề tiêu hóa khác.
Đặc biệt, với trẻ nhỏ, thiếu canxi, còi xương là vấn đề muôn thuở khiến các mẹ đau đầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thống kê được, rau dền có hàm lượng canxi cao gấp 2 lần sữa tươi và 3 lần cải bó xôi. Khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm cùng với thịt bò sẽ giúp tăng độ cứng xương, giảm khả năng thiếu canxi ở trẻ.
Cách nấu cháo cá lóc rau dền giữ nguyên dinh dưỡng cho bé
Nguyên liệu
- 500g cá lóc
- 3 nắm gạo ngon
- 1 mớ rau dền tươi
- Gia vị, hành lá, hành khô
Cách làm
- Bước 1: Cá lóc đánh vẩy, mổ bụng, rửa sạch với nước rồi đem luộc chín, gỡ lấy thịt. Phi thơm hành mỡ rồi cho cá vào đảo chín nhừ.
- Bước 2: Vo gạo, cho vào nồi nước nấu thành cháo
- Bước 3: Rau dền nhặt rồi rửa sạch, luộc chín qua rồi xay nhuyễn. Rây qua lưới để loại bỏ xơ rau
- Bước 4: Khi cháo chín bung hạt, cho cá và rau dền vào khuấy đều tay đến khi chín
- Bước 5: Nêm gia vị vừa miệng, hành lá rửa sạch băm nhỏ rồi bỏ vào nồi cháo, khuấy đều. Tắt bếp, múc ra bát cho nguội rồi cùng bé thưởng thức.
Cháo cá lóc nấu với bí đỏ cho trẻ ăn dặm
Bí đỏ tốt như thế nào?
Bí đỏ là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ vitamin và khoáng chất dồi dào. Chất sợi trong bí đỏ giúp cải thiện tình trạng táo bón nhờ tác dụng nhuận tràng. Vitamin A giúp tăng tính linh hoạt, sáng mắt và tốt cho sự hình thành tế bào chống lại mầm bệnh. Vitamin C như một chất giúp tăng miễn dịch chống nhiễm trùng.
Cách nấu cháo cá lóc bí đỏ thơm ngon cho bé
Nguyên liệu:
- 500g cá lóc
- 3 nắm gạo ngon
- 1 quả cà chua
- 1/2 quả bí đỏ
- Hành khô, hành lá gia vị
Cách nấu:
- Bước 1: Cá lóc đánh vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi lọc lấy phần thịt, xương cho vào nồi ninh lấy nước nấu cháo cho ngọt.
- Bước 2: Vo sạch gạo rồi bỏ vào nồi xương cá ninh thành cháo
- Bước 3: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi hấp chín, tán nhuyễn, rây qua lưới để bỏ phần xơ củ bí.
- Bước 4: Phi thơm hành mỡ với cà chua, cho thịt cá vào đảo qua cho chín thơm.
- Bước 5: Khi cháo chín nở mềm thì cho phần cá vào khuấy đều, rau đó cho tiếp bí đỏ vào nấu đến khi chín.
- Bước 6: Khi nhân cháo đã chín hết, nêm gia vị vừa miệng rồi cho hành lá băm nhỏ vào, tắt bếp, múc ra bát cho nguội bớt rồi cho bé ăn.
Cách nấu cháo cá lóc nấm rơm ngon mê ly
Nấm rơm tốt như thế nào?
Nấm rơm cũng như nhiều loại nấm khác được sử dụng nhiều trong ẩm thực và y học. Tuy nhiên, nấm rơm có nhiều giá trị dinh dưỡng lẫn giá trị sức khỏe hơn cả. Sử dụng nấm rơm hàng ngày giúp tăng miễn dịch, tránh béo phì và chữa bệnh thiếu máu rất tốt.
Cách nấu cháo cá lóc nấm rơm cho bé
Nguyên liệu:
- 3 nắm gạo ngon
- 10 tai nấm rơm
- 100g cá lóc phi lê
- Hành, tỏi, gia vị
Cách làm:
- Bước 1: Cá lóc thái miếng nhỏ, ướp gia vị. Phi thơm hành mỡ rồi cho cá vào đảo để dậy mùi.
- Bước 2: Vo gạo sạch, cho vào nồi nước nấu thành cháo
- Bước 3: Nấm rơm ngâm muối rửa sạch cắt chân. Phi thơm tỏi với hành, cho nấm rơm vào xào qua.
- Bước 4: Khi cháo chín nở hạt, cho cá lóc và nấm rơm đã xào vào khuấy đều.
- Bước 5: Nêm gia vị rồi chờ cho cháo sôi thêm 5 phút thì tắt bếp, cho hành lá băm nhỏ vào rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.
Công thức làm món cháo cá lóc rau cải đủ dinh dưỡng cho bé
Rau cải tốt như thế nào?
Rau cải là một trong những loại rau họ cải chứa hàm lượng chất xơ và vitamin cao cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chính vì vậy, rau cải có nhiều tác dụng với sức khỏe như: Hỗ trợ tiêu hóa, táo bón; Bảo vệ tim mạch; Ngừa bệnh gout; Tăng sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc.
Cách làm món cháo cá lóc rau cải cho bé
Nguyên liệu:
- 500g cá lóc
- 3 nắm gạo
- Rau cải vừa đủ
- Gia vị
Cách nấu:
- Bước 1: Cá lóc đánh vẩy, mổ bụng, rửa sạch. Luộc cá rồi gỡ lấy thịt, xương để riêng ra một nồi. Phi thơm hành mỡ rồi cho cá vào đảo.
- Bước 2: Vo gạo sạch, cho vào nồi nước có xương cá để nấu thành cháo
- Bước 3: Rau cải nhặt lấy lá xanh, không sâu rồi rửa sạch. Luộc qua rồi cho vào máy xay nhuyễn. Rây qua lưới để lọc bỏ các sợi xơ từ rau.
- Bước 4: Khi cháo chín nở hạt, cho cá lóc và rau cải vào khuấy đều đến khi chín
- Bước 5: Nêm gia vị rồi chờ cho cháo sôi thêm 5 phút thì tắt bếp, cho bé thưởng thức khi còn ấm.
Cách làm món cháo cá lóc nấu dứa + cà chua đánh thức vị giác
Dứa và cà chua tốt như thế nào?
Dứa chứa hàm lượng calo cực ít, là một loại quả cung cấp dinh dưỡng nhiều ngang các loại rau. Một chén nước ép dứa có thể cung cấp hơn 20 loại chấy dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm protein, carb, chất xơ, mangan, folate, magie, niacin, kali, chất béo, vitamin C, đồng, thiamin, riboflavin và sắt… Nhờ đó, dứa có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tiêu hóa, làn da và tim mạch.
Xem thêm : 3 tư thế đọc sách chuẩn nhất không gây hại đến sức khỏe
Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A, C dồi dào. Với nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể cần mỗi ngày, cà chua có tác dụng chống oxy hóa cao, tăng đề kháng, cải thiện tình trạng táo bón và bổ cho mắt.
Công thức nấu món cháo cá lóc với dứa và cà chua cho trẻ
Nguyên liệu:
- 500g cá lóc phi lê
- 1 quả cà chua
- 3 nắm gạo ngon
- 1 quả chín ngọt
- Hành khô, hành lá, gia vị
Cách nấu:
- Bước 1: Cá lóc thái miếng nhỏ, ướp gia vị. Phi thơm hành mỡ cùng cà chua rồi cho cá vào đảo đều.
- Bước 2: Vo gạo sạch, cho vào nồi nước ninh thành cháo
- Bước 3: Dứa thái miếng nhỏ xay lấy nước
- Bước 4: Khi cháo chín nở mềm, cho cá lóc và nước dứa vào khuấy đều tay.
- Bước 5: Nêm gia vị vừa ăn rồi đợi thêm 5 phút thì tắt bếp, cho hành lá băm nhỏ vào rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo cá lóc cải xoong bổ dưỡng cho trẻ 8 tháng
Cải xoong tốt như thế nào?
Cải xoong có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không nhiều người để ý đến, nhất là với trẻ nhỏ. Rau cải xoong chứa lượng vitamin K dồi dào giúp cải thiện sức khỏe xương. Thiếu vitamin K dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương và xương giòn. Hơn nữa, hàm lượng folate trong cải xoong còn giúp cải thiện và duy trì mật độ xương.
Cách nấu cháo cá lóc cải xoong giàu dinh dưỡng
Nguyên liệu:
- 3 nắm gạo ngon
- 20g rau cải xong
- 20g cá lóc
- Gia vị, hành lá, thìa là
Cách làm:
- Bước 1: Cá lóc làm sạch, luộc chín, gỡ xương.
- Bước 2: Phi thơm hành mỡ, cho cá vào xào chín để bớt mùi tanh thêm thìa là vào.
- Bước 3: Rau cải xoong nhặt và rửa sạch, thái nhỏ, vắt lấy nước.
- Bước 4: Khi cháo chín nở hạt thì cho cá vào rồi cho nước rau cải xong vào khuấy đều tay
- Bước 5: Chờ cháo sôi thêm 10 phút thì nêm gia vị, tắt bếp, cho hành lá vào. Múc ra bát cho nguội bớt để bé thưởng thức.
Cháo cá lóc rau mồng tơi ăn dặm cho bé từ 7 tháng đến 1 tuổi
Mồng tơi tốt như thế nào?
Rau mồng tơi chứa hàm lượng lớn chất pectin (chất nhày) giúp nhuận tràng, chống béo phì. Ngoài ra, trong rau mồng tơi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin và sắt. Loại rau này cũng giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trẻ ở những năm đầu đời.
Cách nấu cháo cá lóc mồng tơi cho bé
Nguyên liệu:
- 50g cá lóc phi lê
- 50g mồng tơi
- 3 nắm gạo ngon
- 10g bơ lạt, hành củ băm nhuyễn, gia vị
Cách làm:
- Bước 1: Vo gạo nồi cho vào nồi nước nấu thành cháo
- Bước 2: Rau mồng tơi nhặt lấy lá non rồi rửa sạch, trần qua rồi xay nhuyễn, rây lại để tránh hóc cho bé khi ăn.
- Bước 3: Cá lóc ướp gia vị. Làm tan bơ, phi hành thơm, rồi cho cá vào xào chín.
- Bước 4: Khi cháo đã chín nở bung hạt thì cho cá lóc vào khuấy đều, sau đó cho tiếp rau mồng tơi vào.
- Bước 5: Để cháo sôi thêm 7-10 phút thì nêm gia vị, rồi tắt bếp, múc ra bát để nguội bớt rồi cho bé ăn.
Cháo cá lóc khoai sọ rau chùm ngây cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm
Khoai sọ và chùm ngây tốt như thế nào?
Khoai sọ chứa khoảng 27 chất xơ mà cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày. Nhờ đó giúp tiêu hóa tốt hơn và tránh được táo bón. Khoai sọ cũng chứa chất saponin giúp nhuận tràng tránh được các bệnh về dạ dày. Ngoài ra, các vitamin A, vitamin C cùng chất chống oxy hóa phenol giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Chùm ngây là thảo dược được biết đến nhiều ở Ấn Độ. Rau chùm ngây có tác dụng trị thiếu máu, các bệnh về khớp, hen suyễn, táo bón… Hơn nữa, chùm ngây đôi khi còn dùng như vị thuốc bôi ngoài ra giúp diệt trùng, chống viêm…
Cách làm món cháo cá lóc nấu khoai sọ chùm ngây
Nguyên liệu:
- 500g Cá lóc
- 3 nắm gạo ngon
- 2 củ khoai sọ,
- 1 bó rau chùm ngây
- Gia vị, hành khô và dầu ăn của bé
Cách nấu:
- Bước 1: Cá lóc làm sạch, rửa kĩ rồi hấp chín cùng 1 lát gừng cho bớt mùi tanh. Sau đó gỡ lấy thịt, bỏ xương.
- Bước 2: Rau chùm ngây nhặt rồi rửa sạch, trần qua nước sôi rồi xay nhuyễn
- Bước 3: Khoai sọ rửa sạch, gọt vỏ rồi luộc chín cùng chút muối, nghiền nhỏ
- Bước 4: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước ninh thành cháo
- Bước 5: Phi thơm hành mỡ rồi cho phần cá lóc vào đảo qua cho săn và thơm hơn, bớt mùi tanh. Sau đó đổ vào nồi cháo đã chín nở, khuấy đều.
- Bước 6: Cho tiếp khoai sọ và chùm ngây đã rây vào khuấy đều tay cho đến khi chín. Nêm gia vị vừa ăn
- Bước 7: Chờ 5-10 phút nếm lại 1 lần rồi thêm dầu ăn của bé vào, tắt bếp, cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Cháo cá lóc khoai lang bổ dưỡng cho bé dưới 1 tuổi ăn dặm
Khoai lang tốt như thế nào?
Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B6, B2, C, E và hàm lượng khoáng chất dồi dào như kali, sắt, Folate… và hàm lượng beta-carotene cao. Ngoài ra, khoai lang còn là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt giúp ngăn tình trạng táo bón ở trẻ. Ngoài ra, khoai làng còn có tác dụng ngăn ngừa thiếu vitamin A, giảm stress, lo âu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Nấu cháo cá lóc khoai lang cho bé
Nguyên liệu:
- 3 nắm gạo ngon
- 30ml nước dùng
- 100g cá lóc
- 50g khoai lang
- Dầu ăn cho bé.
Cách làm:
- Bước 1: Cá lóc làm sạch, luộc chín, gở bỏ xương, giữ lại phần thịt cá rồi băm nhuyễn
- Bước 2: Vo sạch gạo rồi bỏ vào nước luộc cá nấu thành cháo
- Bước 3: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín rồi tán nhuyễn.
- Bước 4: Khi cháo chín nở hạt mềm thì cho cá và khoai lang vào đảo đều, khuấy đều tay rồi nêm gia vị
- Bước 5: Đun thêm 5 phút rồi tắt bếp, cho ½ thìa dầu ăn của bé vào. Múc ra bát cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Trên đây là công thức nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm ngon, giàu dinh dưỡng mà APPETITO gợi ý. Chúc mẹ thành công và đừng quên truy cập vào https://dieutribiengan.com/ để khám phá thêm các món cháo ngon cho bé ăn dặm nhé!
https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/mon-an/chao-dinh-duong-cho-be-an-dam/
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non