• Giáo Dục
  • Ẩm thực
  • Công Nghệ

Măng Non

728x90-ads

You are here: Home / Giáo Dục / Giáo dục mầm non / Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?

Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?

Tháng Chín 20, 2023 Tháng Chín 20, 2023 Thu Hương

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ hiện nay bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Có thể bạn quan tâm
  • Bài Thơ Cô Dạy Con Bài Phương Tiện Giao Thông ❤️️ Hình Ảnh, Giáo Án
  • Khi nào nên đổi size núm cho bé, dấu hiệu cần thay núm mới
  • Lớp lá mấy tuổi? Quy định tuổi đi mẫu giáo nhằm mục đích gì?
  • Có nên đắp chăn cho trẻ sơ sinh? Khi nào bé có thể đắp chăn khi ngủ?
  • Cách pha trà lipton ngon

Trong đó, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi chung là xe cơ giới được quy định tại khoản 17 và 18, Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 giải thích các từ ngữ về giao thông đường bộ như sau:

Bạn đang xem: Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

cac-loai-phuong-tien-giao-thong-duong-bo-so-1
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?

1. Các loại phương tiện giao thông đường bộ

Theo khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm:

– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Trong đó:

– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm:

+ Xe ô tô;

+ Máy kéo;

+ Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo;

+ Xe mô tô hai bánh;

+ Xe mô tô ba bánh;

+ Xe gắn máy (kể cả xe máy điện);

+ Các loại xe tương tự.

(Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)

– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm:

+ Xe đạp (kể cả xe đạp máy);

+ Xe xích lô;

+ Xe lăn dùng cho người khuyết tật;

+ Xe súc vật kéo;

+ Các loại xe tương tự.

Xem thêm : Khi nào Hà Nội thu học phí các trường mầm non và phổ thông?

(Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)

2. Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường bộ

2.1. Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

– Đối với xe ô tô:

Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

+ Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

+ Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

+ Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

+ Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

+ Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

+ Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

+ Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

Xem thêm : Trẻ sơ sinh cười khi ngủ: 4 kiểu là IQ cao, kiểu thứ 5 là tín hiệu cần giúp đỡ

+ Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

+ Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

– Đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy:

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau:

+ Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

+ Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

+ Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

+ Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

+ Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

Xem thêm : Trẻ sơ sinh cười khi ngủ: 4 kiểu là IQ cao, kiểu thứ 5 là tín hiệu cần giúp đỡ

+ Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

+ Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

(Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008)

2.2. Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông thô sơ đường bộ được quy định tại Điều 56 Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể:

– Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.

3. Người tham gia giao thông đường bộ gồm những đối tượng nào?

Theo quy định khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng:

Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, các đối tượng điều khiển, sử dụng các loại phương tiện trên khi tham gia giao thông, người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ sẽ được coi là người tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm những đối tượng nào?

Người điều khiển giao thông đường bộ gồm những đối tượng cụ thể sau đây: Người điều khiển xe cơ giới; Người điều khiển xe thô sơ; Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc sau đây:

Các quy tắc về hướng đi và đường đi

Người điều khiển phương tiện giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định. Cụ thể:

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Các quy tắc về hệ thống báo hiệu đường bộ và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Cụ thể:

Người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông: đèn xanh được đi, đèn vàng giảm tốc độ và đèn đỏ dừng lại.

Người tham gia giao thông phải chấp hành các chỉ dẫn trên biển báo cũng như các báo hiệu được xây dựng bằng vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ hoặc rào chắn.

Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non

Bài viết liên quan

Mục tiêu giáo dục mầm non mới nhất
Mục tiêu giáo dục mầm non mới nhất
Tổng hợp 20 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn ngon bổ dưỡng
Tổng hợp 20 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn ngon bổ dưỡng
3 nguyên nhân khiến con cái không hiếu thuận với cha mẹ khi lớn lên
117 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về thời tiết, khí hậu
117 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về thời tiết, khí hậu
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi?
Mấy tuổi học lớp 1, cách tính tuổi vào lớp 1 ?
Can Thiệp Sớm Là Gì? Trung Tâm Can Thiệp Sớm Tại Hà Nội
Can Thiệp Sớm Là Gì? Trung Tâm Can Thiệp Sớm Tại Hà Nội
Đi thăm bệnh nên mua gì? 9 món quà phục hồi sức khỏe tốt nhất
Đi thăm bệnh nên mua gì? 9 món quà phục hồi sức khỏe tốt nhất
Giải mã bí ẩn giấc ngủ của trẻ sơ sinh
10 Bài Hát Về An Toàn Giao Thông Hay Nhất Cho Thiếu Nhi
10 Bài Hát Về An Toàn Giao Thông Hay Nhất Cho Thiếu Nhi

Chuyên mục: Giáo dục mầm non

728x90-ads

Previous Post: « Bài trước
Next Post: Top 10 Đồ Dùng Học Tập Cho Bé Vào Lớp 1 Bố Mẹ Cần Chuẩn Bị »

Primary Sidebar

Bài viết nổi bật

Mục tiêu giáo dục mầm non mới nhất

Mục tiêu giáo dục mầm non mới nhất

Tháng Chín 21, 2023

Tổng hợp 20 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn ngon bổ dưỡng

Tổng hợp 20 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn ngon bổ dưỡng

Tháng Chín 21, 2023

3 nguyên nhân khiến con cái không hiếu thuận với cha mẹ khi lớn lên

Tháng Chín 21, 2023

117 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về thời tiết, khí hậu

117 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về thời tiết, khí hậu

Tháng Chín 21, 2023

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi?

Tháng Chín 21, 2023

Mấy tuổi học lớp 1, cách tính tuổi vào lớp 1 ?

Tháng Chín 21, 2023

Can Thiệp Sớm Là Gì? Trung Tâm Can Thiệp Sớm Tại Hà Nội

Can Thiệp Sớm Là Gì? Trung Tâm Can Thiệp Sớm Tại Hà Nội

Tháng Chín 21, 2023

Đi thăm bệnh nên mua gì? 9 món quà phục hồi sức khỏe tốt nhất

Đi thăm bệnh nên mua gì? 9 món quà phục hồi sức khỏe tốt nhất

Tháng Chín 21, 2023

Giải mã bí ẩn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Tháng Chín 21, 2023

10 Bài Hát Về An Toàn Giao Thông Hay Nhất Cho Thiếu Nhi

10 Bài Hát Về An Toàn Giao Thông Hay Nhất Cho Thiếu Nhi

Tháng Chín 21, 2023

Những giai đoạn vàng cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

Những giai đoạn vàng cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

Tháng Chín 21, 2023

TRƯỜNG THCS NAM HƯNG

Tháng Chín 21, 2023

Điểm mặt 4 tác hại khi trẻ xem tivi quá nhiều

Điểm mặt 4 tác hại khi trẻ xem tivi quá nhiều

Tháng Chín 21, 2023

Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất và những lưu ý quan trọng

Tháng Chín 21, 2023

Mẹ và bé

Tháng Chín 21, 2023

Kháu khỉnh là gì? Lúc nào dùng từ kháu khỉnh?

Tháng Chín 21, 2023

Những câu ca dao tục ngữ nói về thời tiết, dự báo thời tiết hay

Tháng Chín 21, 2023

Các Trường Tiểu Học Tại Quận 9

Tháng Chín 21, 2023

Hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học là gì? 10+ Ví dụ

Hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học là gì? 10+ Ví dụ

Tháng Chín 21, 2023

Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho bé bằng mật ong và những lưu ý mẹ cần biết

Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho bé bằng mật ong và những lưu ý mẹ cần biết

Tháng Chín 21, 2023

Footer

Về chúng tôi

Măng Non là đơn vị đào tạo chuyên cung cấp kiến thức giáo dục, văn hóa, xã hội, công nghệ, sức khỏe. Măng Non – một không gian đầy màu sắc và phấn khích nơi chúng tôi chia sẻ những trải nghiệm thú vị và thân thiện của chúng tôi về giáo dục, ẩm thực, công nghệ. Blog của chúng tôi không chỉ là một nguồn cảm hứng dành cho bạn, mà còn là một cuộc phiêu lưu thú vị mà chúng tôi cùng con cái của mình đang hòa mình vào.

  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật

Theo dõi thêm Google News của chúng tôi

https://news.google.com/publications/CAAqBwgKMOGCpAww8_qyBA?hl=vi&gl=VN&ceid=VN:vi

Địa Chỉ

Trụ sở chính tại Hà Nội: 16A Tổ 22B, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0933554282

Email: mangnon.hotro@gmail.com

Map

Bản quyền © 2023