Hoạt động, vui chơi ngoài trời là một phương thức tối ưu để trẻ em được phát triển toàn diện về cả tinh thần và thể chất. Các trò chơi hiện nay cũng vô cùng đa dạng, có sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, mang đến cho các em thời gian vui chơi bổ ích và thú vị. Bài viết dưới đây của Quà Việt sẽ tổng hợp top 20+ những trò chơi ngoài trời cho trẻ em được yêu thích nhất.
- 6 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
- 10 tác dụng của trứng ngỗng với sức khỏe cả gia đình
- Truyện Giọt Nước Tí Xíu ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án, Tóm Tắt
- Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy để sinh con thông minh?
- [100+] Tuyển tập những bài hát về mẹ hay nhất, đầy ắp ý nghĩa
Trò chơi ngoài trời trẻ em
Bạn đang xem: 21 Trò chơi ngoài trời cho trẻ em mầm non hay nhất mẹ nên biết
Tại sao nên tổ chức trò chơi ngoài trời?
Trò chơi ngoài trời cho trẻ em là hoạt động vô cùng quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ. Phát triển cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Bên cạnh đó, nó còn có rất nhiều các lợi ích thiết thực.
Vui chơi ngoài trời giúp tăng khả năng học hỏi
Các hoạt động ngoài trời có ảnh hưởng vô cùng tích cực đến khả năng tư duy và học tập của bé. Trong quá trình tham gia các trò chơi, bé sẽ được phát triển rất nhiều kỹ năng cần thiết như nghe, nhìn, phán đoán, leo trèo, vượt chướng ngại vật và giải quyết vấn đề. Một số trò chơi còn cung cấp thêm cho trẻ các kiến thức về thiên nhiên, âm nhạc hay thiên văn học… làm gia tăng tinh thần học hỏi.
Vui chơi ngoài trời giúp phát triển thể chất
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, vui chơi ngoài trời là phương thức tốt nhất để trẻ em phát triển thể chất và sức khỏe. Việc tiếp xúc với không khí trong lành và ánh nắng mặt trời thường xuyên không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp xương luôn chắc khỏe, cải thiện sự mềm dẻo, linh hoạt và khả năng vận động của các em.
Vui chơi ngoài trời giúp hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ
Trong thời đại công nghệ phát triển, các thiết bị điện tử đang dần thay thế những trò chơi vận động truyền thống. Hiện tượng trẻ xem điện thoại, máy tính quá nhiều luôn là vấn đề khiến nhiều cha mẹ đau đầu, vì đây chính là tiền đề dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp này, tổ chức các trò chơi ngoài trời cho trẻ em sẽ là giải pháp hữu hiệu.
Trẻ em thường xuyên được vận động, vui chơi ngoài trời đều có xu hướng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và hoạt bát hơn. Vui chơi bên ngoài cũng giúp các bé có thêm nhiều bạn, nâng cao khả năng giao tiếp xã hội, hạn chế xem tivi và các thiết bị điện tử.
Nên cho bé chơi những trò chơi ngoài trời nào?
Ở lứa tuổi nhỏ, trẻ có nhiều biến đổi quan trọng về tâm sinh lý:
- Tri giác, trí nhớ, trí tưởng tượng, tư duy của các em phát triển mạnh và phong phú hơn.
- Đời sống cảm xúc và tình cảm của các em chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động và nhận thức của trẻ. Đặc biệt là với nét hồn nhiên của mình, các em luôn hướng tới niềm vui và những cảm xúc tích cực.
- Hành vi còn mang tính bắt chước những người gần gũi với các em. Với bản tính hiếu động, khó kiềm chế, hành vi ý chí chưa cao các em thường mất tập trung, khó tự chủ và dễ phạm lỗi.
- Các trò chơi mang tính vận động và xã hội được các em khá yêu thích
Do đó, nhà trường và gia đình cần lựa chọn các trò chơi phù hợp với lứa tuổi, sở thích và tốt cho sự phát triển của trẻ
- Trò chơi nên diễn ra trong không gian mở như sân trường, sân chơi,… để các em được hít thở không khí trong lành, hòa mình cùng thiên nhiên và thoải mái nô đùa cùng bạn bè
- Ưu tiên các trò chơi tập thể trong lớp học để rèn cho học sinh ý thức tập thể, ý thức cộng đồng, có kỹ năng giao tiếp, vui chơi và xử lý tình huống theo nhóm.
- Tổ chức những trò chơi có vận động nhẹ nhàng, tạo điều kiện rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất cho học sinh.
- Lồng ghép các trò chơi về các địa danh, nhân vật lịch sử, hiểu biết về thế giới,… để cung cấp thêm kiến thức cho các bé một cách tự nhiên và dễ nhớ.
Top 21 Trò chơi ngoài trời an toàn cho bé
Những trò chơi ngoài trời cho trẻ em vui nhộn dưới đây sẽ giúp các bé có thời gian vận động thoải mái, rèn luyện được tư duy và khả năng phản xạ:
Trò chơi Cáo và Thỏ
Dụng cụ: Một khoảng sân hoặc lớp trống
Luật chơi: 1 bạn đóng vai thỏ và 1 bạn khác đóng vai cái hang. Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình, nếu chạy về nhầm hang hoặc chậm chân bị cáo bắt sẽ phải ra ngoài.
Cách chơi: Lựa chọn 1 trẻ ngồi ở góc lớp đóng vai cáo. Số trẻ còn lại đóng vai thỏ và hang của thỏ, 1 trẻ làm thỏ thì sẽ tương ứng có 1 trẻ làm hang. Trẻ làm hang lựa chọn chỗ đứng của mình, vòng tay ra phía trước đón thỏ khi bị cáo đuổi. Trước khi bắt đầu chơi, cô giáo yêu cầu các chú thỏ phải nhớ rõ vị trí hang của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ sẽ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu và đọc bài thơ:
“Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.”
Sau khi thỏ đọc hết bài thì cáo sẽ xuất hiện để bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo “gừm, gừm”, các chú thỏ phải nhanh chóng chạy về hang của mình. Chú thỏ nào bị cáo bắt hay chạy nhầm hang sẽ phải ra ngoài một lượt. Sau một lần chơi thì đổi vai cho nhau.
Lưu ý: Thời gian xuất hiện của cáo có thể thay đổi, không nhất thiết phải đọc hết bài thơ mà có thể chỉ vài câu hoặc nửa bài để trẻ tập trung và phản xạ nhanh hơn.
Trò chơi mèo đuổi chuột
Luật chơi: Chuột chạy trốn, mèo đuổi bắt. Nếu chuột hoàn thành 2 vòng chạy mà mèo vẫn chưa bắt được thì mèo thua.
Cách chơi: Cô giáo hướng dẫn trẻ xếp thành vòng tròn lớn, tay giơ cao để làm hang. Sau đó chọn ra 2 trẻ, 1 trẻ đóng vai mèo và 1 trẻ đóng vai chuột. Lúc đầu mèo và chuột đứng cách nhau 2m, sau khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột sẽ chạy luồn lách qua các hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân đuổi theo và chạm tay vào người chuột để bắt.
Trò chơi bịt mắt bắt dê
Dụng cụ: Khăn bịt mắt và vẽ 1 vòng tròn.
Cách chơi: Cả gia đình sẽ cùng chơi oẳn tù tì với nhau, người thắng được làm dê còn người thua bị bịt mắt. Bố mẹ nên chọn không gian sân hoặc phòng lớn để đảm bảo an toàn cho bé, tránh va chạm khi chơi. Người thua sẽ bị bịt mắt bằng khăn và có nhiệm vụ tìm bắt các chú dê của mình. Người làm dê phải liên tục phát ra tiếng động để người bắt dê xác định được phương hướng và tìm thấy vị trí chú dê. Sau khi người tìm bắt được dê thì người chơi sẽ thay đổi vai trò.
Tác dụng: Đây là trò chơi ngoài trời cho trẻ em giúp phát triển định hướng mọi giác quan trên cơ thể, kích thích trẻ cảm nhận và phán đoán rõ ràng hơn các sự việc đang diễn ra xung quanh.
Trò chơi kéo co
Dụng cụ: Dây thừng dài khoảng 6m và 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội hơi
Luật chơi: Đội nào giẫm vào vạch trước là đội thua cuộc
Xem thêm : Những Loại Sữa Đắt Nhất The Giới Uy Tín Nhất, Sữa Ở Việt Nam Đắt Nhất Thế Giới
Cách chơi: Cô giáo chia lớp thành 2 đội có số lượng trẻ bằng nhau, tương đương về thể chất và xếp thành 2 hàng dọc đối diện. Mỗi đội sẽ chọn ra 1 bạn khoẻ nhất đứng ở đầu hàng gần ranh giới, tất cả cầm dây và đứng và tư thế trụ. Sau khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” của cô giáo thì tất cả đồng loạt kéo mạnh dây về phía mình. Đội nào giẫm vào vạch ranh giới trước là đội thua cuộc.
Chú ý: Cô giáo có thể biến tấu trò chơi cho thiếu nhi sinh hoạt hè, không cần dùng dây thừng mà cho 2 bạn đứng đầu nắm tay nhau, các bạn sau ôm ngang lưng bạn. Luật chơi và cách chơi không có gì thay đổi.
Trò chơi rồng rắn lên mây
Cách chơi:
Cho 1 trẻ đóng vai thầy thuốc, những trẻ còn lại đứng nối đuôi nhau tạo thành hàng dài, đi ngoằn ngoèo trong sân, vừa đi vừa đọc bài đồng dao:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không ?”
Khi đọc đến câu “có nhà hay không?” thì trẻ sẽ dừng lại trước mặt thầy thuốc, và thầy thuốc có thể trả lời “có” hoặc “không”. Nếu trả lời “không” thì trẻ sẽ đi tiếp và lặp lại bài đồng dao. Còn nếu thầy thuốc trả lời “có” thì cả nhóm sẽ trả lời những câu hỏi như sau:
- Thầy thuốc: “Xin khúc đầu?” thì cả nhóm sẽ trả lời “Những xương cùng xẩu”
- Thầy thuốc: “Xin khúc giữa?” thì cả nhóm sẽ trả lời “Cùng máu cùng me”
- Thầy thuốc: “Xin khúc đuôi?” thì cả nhóm hô to “Tha hồ mà đuổi”
Sau câu “tha hồ mà đuổi”, trẻ đóng vai thầy thuốc sẽ chạy theo và đuổi bắt khúc đuôi (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ né tránh. Trẻ đứng đầu dang hai tay bảo vệ để cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ đứng cuối bị bắt thì các trẻ sẽ đổi vai trò cho nhau và chơi lại từ đầu.
Yêu cầu: Thời gian chơi liên tục từ 10-15 phút, không hạn chế số lần chơi.
Trò chơi dung dăng dung dẻ
Cách chơi:
1 người lớn đứng ở trung tâm và các trẻ đứng hai bên, nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa về phía trước và hát vang bài đồng dao:
“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi sụp xuống đây.”
Sau khi hát hết bài thì tất cả sẽ cùng ngồi xổm xuống 1 lát, rồi lại đứng dậy vừa đi vừa hát như lần 1.
Trò chơi lộn cầu vồng
Dụng cụ: Không gian sân hoặc phòng lớn
Cách chơi: Bố mẹ và trẻ sẽ cùng nắm tay, lắc tay theo nhịp điệu của bài đồng dao “Lộn cầu vồng – Lộn cầu vồng – Nước trong nước chảy – Có chị mười ba – Hai chị em ta – Cùng lộn cầu vồng”. Sau khi hát đến câu “Cùng lộn cầu vồng” thì cả bố mẹ và trẻ sẽ xoay người lại, lộn đầu qua tay nhau. Tiếp tục hát bài đồng dao để quay về vị trí cũ.
Tác dụng: Trò chơi ngoài trời cho trẻ em này giúp trẻ cải thiện sự khéo léo khi xoay người, đồng thời nhớ lâu hơn các bài đồng dao truyền thống.
Trò chơi nhảy qua hộp
Dụng cụ: Khoảng 5-6 hộp carton có kích thước bé (có thể tận dụng hộp bánh hoặc hộp đựng giày cũ), cọ vẽ và màu
Cách chơi: Phụ huynh hướng dẫn trẻ tự sơn màu lên hộp carton đã chuẩn bị trước. Sau đó, xếp các hộp carton thành một dãy, mỗi dãy có càng nhiều hộp càng tốt. Cuối cùng, đặt một món đồ chơi trẻ yêu thích ở phía cuối dãy, rồi hướng dẫn trẻ cách nhảy từ vạch xuất phát qua các hộp mà không chạm chân vào hộp. Sau khi đã lấy được đồ chơi, trẻ phải chạy quay về phía vạch xuất phát.
Tác dụng: Đây là một trò chơi ngoài trời cho trẻ em khá thú vị, giúp bé cải thiện được kỹ năng đi đứng khéo léo và cẩn thận.
Trò chơi lăn bóng vượt chướng ngại vật
Dụng cụ: 1 quả bóng, các chướng ngại vật (lon sữa hoặc cốc nhựa…)
Cách chơi: Phụ huynh hướng dẫn cho trẻ chơi trước. Trẻ sẽ cầm bóng ở tay, đặt xuống đất phía trước vạch xuất phát, người hơi cúi, đầu gối khuỵu. Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu, trẻ sẽ dùng tay lăn bóng về phía trước theo đường zigzag, sao cho bóng không chạm vào chướng ngại vật và bỏ bóng vào rổ ở cuối đường.
Tác dụng: Trò chơi lăn bóng vượt chướng ngại vật giúp trẻ tự tin và xử lý tình huống khéo léo hơn. Ngoài ra còn phát triển khả năng phối hợp hoạt động định hướng của tay, chân, mắt.
Trò chơi ném bóng
Dụng cụ: Một cái rổ đựng bóng và 20 quả bóng kích thước từ nhỏ đến vừa
Cách chơi: Phụ huynh kẻ một vạch thẳng làm vạch xuất phát. Phía bên kia rổ được để cách vạch từ 2-3m. Trẻ sẽ đứng ở tư thế chuẩn bị tại vạch xuất phát, ném bóng để bóng rơi vào rổ. Bố mẹ có thể điều chỉnh vị trí của rổ để trẻ dễ ném hơn.
Tác dụng: Trò chơi này sẽ giúp trẻ luyện tập được kỹ năng đứng và phát bóng chuẩn, từ đó tạo cảm giác thích thú cho trẻ và cải thiện sự khéo léo.
Trò chơi vận động di chuyển thành hàng
Xem thêm : 3 bước khôn khéo để không trở thành chân sai vặt của cấp trên, đồng nghiệp mà vẫn được lòng
Dụng cụ: Dây ruy băng nhiều màu và băng keo
Cách chơi: Bố mẹ cố định băng keo lên sàn nhà thành nhiều đường vuông góc và song song khác nhau. Trẻ sẽ phải đi bộ theo đường ruy băng có sẵn, trong tư thế chân sau nối gót chân trước.
Tác dụng: Trò chơi vận động di chuyển thành hàng sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển.
Trò chơi thổi bong bóng xà phòng
Dụng cụ: Vòng lắc và dụng cụ tạo bong bóng xà phòng
Cách chơi: Trẻ giữ lấy vòng lắc, đứng cách xa vị trí của bố mẹ khoảng 1m. Bố mẹ sẽ đứng đối diện với trẻ và thổi bong bóng xà phòng. Khi đó trẻ sẽ đi nhanh tới và càng bắt được nhiều bong bóng xà phòng thì càng tốt. Bố mẹ hoặc người thứ 3 đứng bên ngoài sẽ đếm số bong bóng mà trẻ đã bắt được.
Tác dụng: Đây là trò chơi có sự phối hợp của nhiều nhóm cơ trên cơ thể, từ đó giúp trẻ phát triển thêm kỹ năng nghe nhìn và vận động.
Trò chơi nhảy lò cò
Dụng cụ: Phấn vẽ hoặc bút màu
Cách chơi: Bố mẹ sẽ vẽ các ô trên sàn bằng bút màu hoặc phấn vẽ với số lượng tùy chọn. Ghi vào trong các ô số hoặc chữ bất kỳ. Sau đó, bố mẹ sẽ đứng ở vị trí bắt đầu và nhảy vào các ô mà trẻ đã chọn, hoặc chỉ định các ô để trẻ nhảy vào. Trước khi nhảy trẻ sẽ đọc to số hoặc chữ trong ô để định vị.
Tác dụng: Đây là một trong những trò chơi dân gian xuất hiện từ rất lâu đời, giúp các bé làm quen với các con số và ký tự quen thuộc, từ đó cải thiện khả năng học hỏi.
Trò chơi thuyền vào bến
Dụng cụ: Bố mẹ chuẩn bị cho trẻ những chiếc thuyền với màu sắc khác nhau. Vẽ các chấm tròn hoặc chuẩn bị cờ có cùng màu sắc với thuyền và quy định đó là bến.
Cách chơi: Trẻ sẽ lựa chọn 1 chiếc chuyền bất kỳ để ra khơi đánh cá (làm động tác đi dạo quanh sân), vừa đi vừa làm động tác chèo thuyền. Khi nghe thấy hiệu lệnh “trời sắp có bão” thì nhanh chóng đi lại bến của mình. Thuyền màu nào thì bến màu đó. Nếu trẻ chọn sai màu bến thì sẽ bị xử thua cuộc.
Tác dụng: Không chỉ tạo cảm giác thích thú cho trẻ, trò chơi này còn giúp trẻ phản ứng nhanh nhạy hơn khi nghe thấy hiệu lệnh.
Trò chơi vận động lá và gió
Dụng cụ: Khoảng sân hoặc phòng đủ rộng để chơi với trẻ.
Cách chơi: Bố mẹ sẽ đóng vai cơn gió, còn trẻ làm chiếc lá rụng trên sân. Khi gió thổi mạnh vù vù thì lá sẽ bay nhanh theo chiều gió thổi. Gió thổi nhẹ thì lá bay chậm đi, gió ngừng thổi thì lá dừng lại. Nếu trẻ làm đúng thì sẽ được khen hoặc được tặng quà, làm sai thì bị phạt nhảy lò cò quanh sân.
Tác dụng: Trò chơi giúp trẻ phản xạ nhanh hơn khi nghe thấy hiệu lệnh, tạo cảm giác thích thú, hân hoan.
Trò chơi tung bóng và bắt bóng với người đối diện
Dụng cụ: 1 quả bóng
Cách chơi: Bố mẹ đứng cách xa trẻ 1m, ném nhẹ bóng về phía đối diện để trẻ bắt lấy bằng hai tay, sau đó lại ném về cho bố mẹ.
Tác dụng: Đây là trò chơi vận động toàn thân, vừa cải thiện sức khoẻ vừa kích thích não bộ hoạt động.
Trò chơi nhảy cao bắt bóng
Dụng cụ: 1 quả bóng
Cách chơi: Bố mẹ sẽ lần lượt tung bóng lên cao, trẻ phải nhảy lên và bắt được bóng bằng 2 tay.
Tác dụng: Trò chơi ngoài trời cho trẻ em này tạo cho trẻ sự khéo léo, giúp trẻ vận động uyển chuyển và phối hợp tay chân nhuần nhuyễn hơn.
Trò chơi ô tô và chim sẻ
Dụng cụ: Phấn hoặc bút màu để vẽ
Cách chơi: Bố mẹ dùng phấn vẽ hai đường thẳng song song làm đường ô tô chạy. Mẹ và bé ngồi trên 2 chiếc ghế để đóng vai chim sẻ. Bố cầm vòng tròn xoay xoay giống như đang lái ô tô. Khi bố nói hiệu lệnh “chim sẻ bay đi” thì mẹ và bé sẽ phải nhảy xuống kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng làm động tác mổ thóc ăn. Khi bố hô to “bim bim” và chạy đến thì chim sẻ phải nhanh chân chạy về phía tổ của mình. Ô tô chạy qua rồi thì chim sẻ lại xuống đường mổ thóc ăn.
Tác dụng: Đây là trò chơi được rất nhiều trẻ em yêu thích, vừa giúp bé vận động phối hợp toàn thân, vừa cải thiện khả năng phản xạ khi nghe thấy hiệu lệnh hoặc yêu cầu.
Trò chơi tìm quả
Dụng cụ: 5-10 quả bằng nhựa hoặc quả thật
Cách chơi: Trẻ sẽ vừa đi vừa hát, khi nào nghe thấy hiệu lệnh “tìm quả” từ bố mẹ thì sẽ hỏi “quả gì”. Mẹ nói tên quả nào thì trẻ đi tìm quả đó và giơ lên cho mẹ xem.
Tác dụng: Trò chơi này phát triển sự nhạy bén của trẻ, giúp trẻ phối hợp giữa vận động, học hỏi và tư duy hiệu quả.
Trò chơi làm theo tín hiệu
Dụng cụ: 3 đèn tín hiệu giao thông làm bằng bìa
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “ô tô xuất phát”, trẻ sẽ làm động tác lái ô tô và miệng kêu bim bim. Nếu mẹ giơ đèn đỏ thì trẻ sẽ dừng lại, giơ đèn xanh thì trẻ đi tiếp. Khi có hiệu lệnh “máy bay cất cánh”, trẻ dang tay sang 2 bên, nghiêng người làm máy bay và miệng kêu “ù ù”. Mẹ giơ tín hiệu đèn xanh thì trẻ tiếp tục chạy. giơ đèn vàng thì trẻ chạy chậm đi. Nếu mẹ nói “máy bay hạ cánh”, kèm theo tín hiệu đèn đỏ thì trẻ phải dừng lại.
Tác dụng: Không chỉ tạo cho trẻ cảm giác thích thú, trò chơi này còn giúp trẻ học thêm nhiều kiến thức bổ ích về tín hiệu đèn giao thông, nhớ lâu hơn về luật giao thông khi đi đường. Đồng thời, phát triển khả năng vận động của miệng và cơ thể.
Trò chơi chạy tiếp cờ
Dụng cụ: 2 lá cờ và 2 ghế học sinh
Luật chơi: Trẻ phải cầm được cờ và chạy một vòng quanh ghế.
Cách chơi: Cô giáo chia lớp thành 2 nhóm có số lượng bằng nhau. Các trẻ sẽ xếp thành hàng dọc, hai bạn đứng đầu hàng cầm cờ. Ghế đặt cách vị trí đứng của trẻ 2m. Sau khi nghe hiệu lệnh “Hai, ba” của cô thì trẻ phải nhanh chóng chạy về phía ghế, chạy vòng quanh rồi quay lại chuyển cờ cho bạn tiếp theo và đứng về phía cuối hàng. Sau khi nhận được cờ, bạn thứ 2 tiếp tục thực hiện như bạn thứ nhất rồi quay lại đưa cờ cho bạn thứ 3. Thực hiện liên tục như vậy cho đến khi có một nhóm hết lượt chơi trước thì sẽ thắng cuộc. Ai chưa có cờ đã chạy hoặc không chạy vòng quanh ghế thì phải quay lại chạy từ đầu.
Tổ chức các trò chơi tập thể team building ngoài trời cho trẻ em, tạo điều kiện cho bé vận động là điều vô cùng tốt, giúp bé được phát triển toàn diện hơn cả về thể chất và tinh thần.
Ngoài trò chơi ngoài trời cho trẻ em để tăng thêm động lực, khuyến khích bé thì các bậc phụ huynh đừng quên chuẩn bị những món quà tặng cho bé. Nếu chưa biết mua quà tặng cho trẻ em ở đâu đảm bảo về chất lượng, mẫu mã đa dạng với giá thành phải chăng thì hãy tham khảo ngay thông tin tại Quà Việt.
Thông tin liên hệ:
- Showroom HCM: 51-53 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM
- Showroom Hà Nội: 98 Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 0908 951 621
- Fanpage: https://www.facebook.com/quaviet/
- Website: https://quaviet.com/
Xem thêm:
- Hoạt động trò chơi kết bạn cho trẻ em khi học mẫu giáo
- Những điều thú vị khi tham gia trò chơi ném bóng vào rổ cực chi tiết
- Bật mí cách rèn luyện kỹ năng phản xạ cho trẻ tại trò chơi ai nhanh nhất cực hay
- Hướng dẫn cách chơi trốn tìm – Cách chơi trò chơi trốn tìm hay nhất
- Trò chơi đuổi bắt thú vị ra sao? Ý nghĩa của trò chơi đuổi bắt
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non