Bột nở là nguyên liệu quen thuộc mà bất cứ đầu bếp, chuyên gia làm bánh, người nội trợ hay những người yêu thích ẩm thực đều biết đến và thường xuyên sử dụng. Có công dụng gì và cách áp dụng như thế nào để phát huy tác dụng tốt nhất? Tất cả sẽ được DTBTAAu giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bột nở là nguyên liệu quen thuộc khi làm bánh. Ảnh: Internet
Bạn đang xem: Bột nở là gì? Công dụng, cách làm, tất cả thông tin về bột nở
Nghe tên “bột nở”, nhiều người thường nghĩ công dụng của nó là tạo độ “nở” cho các món ăn nhưng điều đó có đúng hay không? Người ta thường dùng bột nở trong những món ăn nào và nó có độc hại cho sức khỏe người dùng?… Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh loại bột này mà những đầu bếp hay nội trợ cần thấu hiểu để biết cách ứng dụng một cách tốt nhất.
Tất cả thông tin về bột nở
Bột nở (Baking Powder). Thành phần của bột nở gồm có ¼ Baking Soda, được kết hợp với một số loại muối axit, tinh bột ngô ngoài ra có thể hiểu như một loại nguyên liệu sử dụng trong quá trình làm bánh để tạo độ tơi, xốp.
Bột nở là chất gì?
Công thức hoá học của bột nở là NaHCO3 (Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat), nó có dạng bột mịn màu trắng, dễ hút ẩm và tan nhanh trong nước, khi có sự hiện diện của ion H+ khí CO2 sẽ phát sinh và thoát ra.
Bột nở mua ở đâu và giá bao nhiêu?
Hiện nay, bột nở chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ nên hãy tìm mua tại các siêu thị, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh với cái tên Baking Powder (lưu ý kẻo nhầm với Baking Soda). Giá của Baking Powder khoảng 50.000đ/kg.
Dùng bột nở có độc không?
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Utah Mỹ đã công bố tác dụng của bột nở có thể làm tăng tuổi thọ của con người. Bổ sung vào đồ uống có thể có tác dụng tốt. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Bicarbonate – một thành phần có trong bột nở có thể giúp bạn sống lâu hơn.
Tuy nhiên tác hại của bột nở nếu bạn không sử dụng đúng loạ1i chất lượng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hô hấp và có thể khiến bạn bị dị ứng…
Thay thế bột nở bằng gì? Và một số lưu ý
Bạn dùng 1/4 muỗng cà phê muối nở và một nguyên liệu axit để tạo nên hỗn hợp thay thế cho bột nở. Cho muối nở vào nguyên liệu khô; nguyên liệu axit vào nguyên liệu ướt trước khi kết hợp cả hai. Phản ứng axit-bazơ giữa hai nguyên liệu thay thế bột nở sẽ bắt đầu ngay khi chúng được kết hợp với nhau và dần chậm lại, cuối cùng là ngừng lại. Do đó, bạn không nên kết hợp hai nguyên liệu thay thế với nhau cho đến khi đã sẵn sàng cho bột nhào vào lò nướng.
Muối nở hoạt động như bazơ trong phản ứng axit-bazơ để tạo ra hiệu ứng nổi của bột nở. Bạn có thể chọn từ nhiều loại nguyên liệu có tính axit nhưng để tạo ra phản ứng chính xác, bạn cần nguyên liệu có tính bazơ này. Khi dùng muối nở thay bột nở, Bạn cần lưu ý là muối nở mạnh gấp bột nở 4 lần, ví dụ: 1/4 thìa cà phê muối nở = 1 thìa cà phê bột nở; 1/2 thìa cà phê muối nở = 2 thìa cà phê bột nở.
Lượng nguyên liệu axit như thế nào để phù hợp với lượng bột nở. Phản ứng giữa muối nở và axit sẽ trung hòa phần lớn vị chua của axit nên bạn không cần lo lắng rằng dùng giấm hay chanh… Tuy nhiên, các đặc tính khác của nguyên liệu axit sẽ còn sót lại trên thành phẩm món bánh nên bạn cần chọn nguyên liệu phù hợp với các nguyên liệu khác trong công thức.
Xem thêm : 2 + Cách làm trân châu tại nhà siêu nhanh, đơn giản
Bạn có thể thay thế bột nở bằng muối nở và 1 số nguyên liệu khác. (Ảnh: Internet)
Cách làm bột nở tại nhà
Nguyên liệu
- Muối nở (muối bicarbonate)
- Kem Tartar
- Bột ngô (không bắt buộc)
- Sữa bơ
- Sữa có vị chua hoặc sữa chua
- Giấm hoặc nước cốt chanh
- Mật đường
- Siro làm từ đường mía thô hoặc nước mật đường.
Cách làm
Cách 1: Dùng 1/2 muỗng cà phê kem Tartar cho 1/4 thìa cà phê muối nở. Kem Tartar là nguyên liệu dạng bột phổ biến mà khi kết hợp với muối nở theo tỉ lệ 2:1 sẽ tạo thành nguyên liệu tuyệt vời để thay thế bột nở. Bạn có thể tạo ra và bảo quản bột thay thế bột nở để dùng dần bằng cách cho thêm một lượng bột ngô tương đương với lượng muối nở. Bột ngô sẽ hấp thụ độ ẩm từ không khí, tránh không cho muối nở và kem Tartar phản ứng sớm.
Cách 2: Dùng 1 cốc sữa vị chua và 1/2 muỗng cà phê muối nở.
Cách 3: Dùng 1/2 muỗng cà phê giấm hoặc nước cốt chanh cho mỗi 1/4 thìa cà phê muối nở. Phản ứng axit-bazơ giữa giấm và muối nở rất nổi tiếng trong nhiều dự án khoa học mô hình núi lửa. Bạn chỉ cần cho giấm cùng nguyên liệu ướt vào hỗn hợp muối nở cùng nguyên liệu khô theo tỉ lệ 2:1 rồi trộn đều như bình thường. Nước cốt chanh có tính axit nên có thể dùng thay cho giấm.
Cách 4: Dùng 3/8 cốc mật đường, siro làm từ đường mía thô hoặc nước mật đường cho mỗi 1/4 thìa cà phê muối nở. Một số nguyên liệu tạo ngọt đặc và dính như mật đường cũng có tính axit và sẽ phản ứng với muối nở. Mật đường, siro làm từ đường mía thô hoặc nước mật đường là những lựa chọn phù hợp để tạo nguyên liệu thay thế bột nở.
Công dụng của bột nở
Bột nở được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm và dược phẩm. Trong ẩm thực, bột nở là nguyên liệu không thể thiếu trong một số món bánh như: bánh mì, bánh bao, bánh bông lan, bánh rán, bánh gato… Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm đẹp như Baking Soda nhưng ít được sử dụng hơn (do có tính axit và giá thành cao hơn Baking Soda).
Bột nở được dùng trong các loại bánh cần độ bông, xốp. (Ảnh: Internet)
Cách sử dụng tà tác hại
Trước khi sử dụng, bạn cần kiểm tra chất lượng bột nở. Để kiểm tra xem bột nở có đúng chất lượng hay không, bạn có thể khuấy ½ muỗng cà phê bột nở với khoảng 50ml nước nóng. Nếu trường hợp thấy sủi bọt và có tiếng xèo xèo là chất lượng bột vẫn còn tốt.
Khi làm bánh, mọi người cần lưu ý không nên dùng quá nhiều bột nở mà chỉ dùng ở mức vừa phải. Việc dùng quá nhiều bột nở sẽ khiến bánh khi được làm ra rất bở và không mịn màng kèm theo mùi khó chịu. Ngược lại nếu dùng ít quá sẽ khiến món bánh không nở đúng độ và kém xốp.
Cách bảo quản
Bột nở phải được bảo quản trong hộp kín tại những nơi khô ráo, tránh những nơi có nhiệt độ cao hay tiếp xúc trực tiếp với mặt trời. Bột nở có hạn sử dụng chỉ từ 3 – 6 tháng, bạn nên để ý khi mua và sử dụng hợp lý. Lưu ý, nếu bột nở bị vón cục thì đó là bột nở sắp không dùng được nữa.
Các loại bánh được làm từ bột nở
Một số loại bánh cần đến sự “trợ giúp” của bột nở để tạo được độ tơi xốp, nở tốt, chẳng hạn như: Các loại bánh mì nhanh như Biscuits, Muffins, Scones; các loại bánh ngọt, nhất là bánh bông lan. Ngoài ra, còn có bánh bao, bánh men, bánh Trung thu, một số loại bánh nướng, bánh gato.
Bánh bao là một trong số những loại bánh có sử dụng bột nở. (Ảnh: Internet)
Phân biệt bột nở, men nở, muối nở trong làm bánh
Xem thêm : Mẹ đảm gợi ý 38 mâm cơm mùa hè ngon và dễ làm
Bột nở là hỗn hợp bột khô, có 2 loại cơ bản là single acting và double acting. Trong đó, double acting được dùng phổ biến hơn.
Muối nở còn được gọi là Bicarbonate of Soda. Với các nguyên liệu chứa giấm, chocolate, đường nâu (molasses), maple syrup, butter milk.
Men nở chủ yếu dùng để làm bánh mì, kích thích bột nở trong lúc ủ bột bánh, nhiệt độ men hoạt động lý tưởng nhất sẽ là vào khoảng 20 – 37 độ C. Có 3 loại men nở chủ yếu là men tươi, men khô, men instant.
Bột nở có phải là baking soda?
Câu trả lời là không? Baking Soda có tên khác là natri bicacbonat hoặc natri hidrocacbonat. Nó có dạng chất rắn màu trắng gần giống bột, vị mặn, tính kiềm tương tự soda dùng trong tẩy rửa. Nhiều người nhầm tưởng bột nở là Baking Soda do trong thành phần của bột nở có Baking soda nhưng chúng khác nhau. Baking Soda có nhiều công dụng hơn bột nở, được dùng trong nấu ăn, tạo độ xốp cho bánh, thêm vào xốt cà chua hoặc nước chanh để làm giảm nồng độ axit. Ngoài ra, Baking soda còn có tác dụng chữa đau dạ dày, dùng làm nước súc miệng hoặc loại mảng bám trên răng.
Phân biệt baking soda và baking powder
Baking soda đều sử dụng trong chế biến món ăn để tạo độ nở, xốp và hoàn toàn không gây độc hại cho cơ thể.
Baking soda thường được dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits, quẩy…, thêm vào xốt cà chua hay nước chanh để làm giảm nồng độ acid, hoặc cho vào nước ngâm đậu hay lúc nấu sẽ làm giảm thời gian chế biến, đậu mềm ngon và hạn chế tình trạng bị đầy hơi khi ăn các loại hạt đậu, đỗ. Tương tự, với các món thịt hầm hay gân, cơ bắp động vật, baking soda cũng được sử dụng để làm mềm các loại thực phẩm nhanh hơn.
Baking powder (hay gọi là bột nổi, bột nở) có công dụng tương tự như baking soda, trong thành phần có khoảng 1/4 là baking soda, kết hợp với một hoặc nhiều loại muối acid và một phần tinh bột ngô.
Baking soda và baking powder khác nhau ở việc sử dụng kèm với nguyên liệu có acid hay không có acid, riêng baking powder còn có khả năng giúp bánh nở cao thêm khi sử dụng muối acid phản ứng chậm. Nếu sử dụng baking powder bạn cũng cần để ý xem muối acid có trong thành phần của bột là loại nào, để điều chỉnh khi trộn bột nướng bánh.
Baking powder có giá rẻ tương đương baking soda, bạn cũng nên mua loại tốt, tinh khiết tại các địa chỉ uy tín. Bạn cũng có thể tự chế baking powder với tỉ lệ: 1/4 baking soda, 2/4 cream of tartar, 1/4 tinh bột ngô như hướng dẫn ở trên.
Baking powder và baking soda là 2 loại bột khác nhau (Ảnh: Internet)
Bột nở là nguyên liệu quan trọng trong các món bánh, giúp tạo độ xốp cho bánh thơm ngon hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ, trong ngưỡng cho phép để đảm bảo độ thơm ngon cho món ăn. Hy vọng với những thông tin bổ sung về kiến thức nghề bếp mà chúng tôi cung cấp, thì chắc hẳn bạn đã biết bột nở là gì và hiểu thêm về nó.
Chúc bạn vào bếp vui vẻ mỗi ngày!
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực