Nhiều bạn thường thắc mắc nước vào tai bao lâu thì khỏi? Thực ra, nước chỉ sót lại một chút nơi góc được tạo bởi màng nhĩ và ống tai do sức căng bề mặt, giống như một chút nước sót lại khi bạn đã uống cạn ly. Phần nước “dính” lại đó sẽ tự bốc hơi bởi nhiệt độ của cơ thể.
Cẩn thận với các cách chữa nước vào tai sai cách
Như vậy là bạn đã biết được 6 cách chữa nước vào tai hiệu quả.
Bạn đang xem: Mách bạn 6 cách xử lí khi nước vào tai có thể áp dụng ngay
Xem thêm : Tìm hiểu nguyên nhân thai không có túi noãn hoàng
Việc nước lọt vào tai khiến nhiều người có cảm giác khó chịu như lùng bùng, ù tai… nên thường tìm cách lấy nước ra khỏi tai theo các phương pháp được truyền miệng. Việc cố lấy nước ra khỏi tai sai cách có thể vô tình làm tổn thương ống tai như trầy xước da, gây “ùn tắc” tai do đẩy dồn ráy tai vào sâu bên trong và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy nước vào tai phải làm sao? Câu trả lời là bạn cần tránh làm những cách chữa nước vào tai không đúng như:
- Tự dùng tăm bông lau tai: Nếu trong tai bạn đang có một lượng ráy tích tụ thì việc dùng tăm bông có thể đẩy ráy tai và bụi bẩn vào sâu bên trong ống tai. Cách chữa nước vào tai này không chỉ khiến tai mất lớp sáp bảo vệ mà còn gây tổn thương vùng da mỏng trong ống tai. Tuy nhiên, ở phòng khám chuyên khoa, bác sĩ có thể sử dụng que tăm bông chuyên dụng để làm sạch có kiểm soát ống tai của bạn.
- Tự ý đưa ngón tay hoặc móng tay cũng như các loại tự chế như ghim giấy, đầu cây viết, đầu nhíp, giấy se dài… vào tai: Những vật cứng này khi đưa vào rất dễ làm tổn thương da ống tai, thậm chí làm thủng rách màng nhĩ, nhất là khi có ai đó vô ý chạm vào tay bạn.
Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào lỗ tai
Nếu những cách chữa nước vào tai ở trên không hiệu quả hoặc xuất hiện dấu hiệu viêm tai ngoài, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Nguyên nhân gây viêm có thể là vi khuẩn, virus hoặc vi nấm.
Xem thêm : Mẹ và bé
Một số dấu hiệu nhiễm trùng sớm mà bạn cần để ý là:
- Ngứa trong ống tai
- Phần bên trong cửa tai bị sưng đỏ
- Tai bị chảy dịch
- Cảm giác nhức nhối hoặc đau hơn khi kéo vành tai hoặc ấn vào gờ bình tai ở cửa lỗ tai.
Khi được thăm khám và tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm. Có thể dùng thuốc tại chỗ hoặc kết hợp dùng toàn thân tùy theo tình trạng viêm. Thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc lau tai sát khuẩn có thể được dùng kết hợp thêm.
Cách phòng tránh nước vô lỗ tai
Việc áp dụng những cách chữa nước vào tai đã đề cập được cho là mang lại hiệu quả tích cực, nhưng tốt hơn hết là bạn cần phòng ngừa tình trạng nước vô lỗ taiĐể tránh những rắc rối khi bị nước vào trong lỗ tai trong sinh hoạt thường ngày, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:
- Không đeo tai nghe nếu cơ thể đang đổ mồ hôi nhiều
- Dùng nút bịt tai khi sử dụng keo xịt tóc hoặc thuốc nhuộm tóc
- Sử dụng nút tai khi tắm hay đi bơi. Đặc biệt, khi đi bơi, bạn cũng nên đội thêm mũ bơi để giảm thiểu nguy cơ nước lọt vào tai.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non