Chủ đề: Thế giới động vật
Giáo án mầm non đề tài: Chơi tung bóng được biên soạn với nội dung chi tiết, khoa học giúp các bé phát triển được thể chất cũng như tự tin và mạnh dạn hơn trong vận động.
Giáo án mầm non đề tài: Kìa bác gấu đen
Bạn đang xem: Giáo án mầm non đề tài: Chơi tung bóng
Giáo án đề tài Con gà trống
Đề tài: Chơi tung bóng
Xem thêm : Tụ dịch màng nuôi có tăng nguy cơ sảy thai? Hiểu rõ để không lo lắng!
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hát thuộc bài “Chú gà trống gọi” và tập các động tác thể dục cùng với “Chú gà trống”.
- Biết tung bóng lên cao theo hướng thẳng trước mặt và bắt bóng bằng hai tay.
- Phát triển cơ tay, cơ chân, rèn sự khéo léo và sức mạnh của tay và chân khi thực hiện các vận động, phát triển khả năng định hướng trong không gian, rèn sự thăng bằng của cơ thể.
- Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn trong vận động.
II. CHUẨN BỊ:
- Cho trẻ làm quen với bài hát “Chú gà trống gọi” (hát theo nhạc đệm)
- Bóng nhựa nhỏ cho mỗi trẻ, bong bóng nhiều màu treo trên dây.
III. TIẾN HÀNH:
Xem thêm : Mẹo vặt Phong cách Nhật: học hỏi người Nhật cách sắp xếp tủ lạnh gọn gàng, sạch sẽ
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ khởi động theo vòng tròn với bài “Đàn gà trong sân” (nhạc Pháp)
- Sau đó cô hướng dẫn trẻ tập theo cô với các động tác sau đây:
- Gà gáy (3 – 4 lần): đứng thoải mái, chân ngang vai, tay thả xuôi – Hít vào thật sâu, kết hợp 2 tay dơ cao ngang vai, 2 bàn tay khum trước miệng, thở ra làm gà gáy “Ò ó o o … ” (ngân dài)
- Gà vỗ cánh (4 – 5 lần): đứng chân song song, gập khuỷu tay trước ngực, cánh tay giơ cao ngang vai, hai tay khép vào người làm gà vỗ cánh …
- Gà mổ thóc (3 – 4 lần): đứng tự nhiên, tay duổi thẳng. Cúi xuống, tay gõ vào đầu gối hoặc sàn nhà, vừa tập vừa nói “Tốc! Tốc! Tốc! …”.
- Gà tìm giun (3 – 4 lần): Đứng 2 chân ngang bằng vai, tay chống hông. Dậm chân tại chỗ, vừa dậm chân vừa nói “Gà bới đất tìm giun”.
- Gà bay (3 – 4 lần): 2 chân đứng tự nhiên, tay duổi thẳng. Bật tại chỗ kết hợp với tay dang ngang, vừa tập vừa nói “Gà bay”.
- Cô nói: “Gà về chuồng” và cho trẻ di chuyển về 2 hàng ngang đối diện nhau…
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu rổ bóng nhựa và cầm quả bóng tung lên cao và bắt bóng cho trẻ quan sát…
- Sau đó vừa làm mẫu lại vài lần nữa, kết hợp phân tích thao tác vận động: “Đứng tự nhiên, 2 chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng tung lên cao theo hướng thẳng (mắt nhìn theo bóng), khi bóng rơi, cố gắng đón bắt bóng và bắt bóng bằng hai tay. Chú ý không nhún chân, không nhảy lên bắt bóng nhé!”
- Tổ chức cho trẻ luyện tập:
- Cho trẻ đứng theo hàng ngang hay vòng tròn theo từng nhóm, mỗi trẻ cầm 1 quả bóng nhỏ…
- Cô động viên trẻ mạnh dạn tung bóng lên cao và đón bắt bóng khi bóng rơi xuống
* Hoạt động 3:
- Tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ “Tín hiệu” với các vòng tròn màu giả làm đèn tín hiệu …
- Cách chơi: cho trẻ di chuyển nhanh, chậm theo các tín hiệu vòng tròn cô đưa lên : “Vòng tròn màu vàng: đi nhẹ nhàng… Vòng tròn màu xanh: chạy nhanh… Vòng tròn màu đỏ: đứng lại…”
- Luật chơi: yêu cầu trẻ chú ý thực hiện đúng theo các tín hiệu vòng tròn cô đưa lên…
- Cô chú ý vận động của trẻ: cho trẻ chạy nhanh, đi chậm rồi mới dừng lại, tránh không cho trẻ dừng lại đột ngột khi đang chạy nhanh, nhắc trẻ không xô đẩy nhau, không chạy quá nhanh …
- Hồi tĩnh: hít thở nhẹ nhàng …
IV. Kết thúc
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục