Cách làm sữa chua nếp cẩm ngọt ngọt, bùi bùi, mát lạnh là công thức được nhiều bạn yêu thích, đặc biệt mỗi dịp hè về. Với nguyên liệu dễ chuẩn bị, cách làm đơn giản, cùng theo dõi cách thực hiện món sữa chua nếp cẩm ngon miệng này ngay sau đây bạn nhé!
- 5 cách làm bánh bột lọc nhân tôm thịt, đậu xanh tại nhà ngon chuẩn vị Huế
- Cá thu có mấy loại? Những loại cá thu phổ biến nhất
- 7 cách làm cá nục kho ngon, đậm đà, đưa cơm mà không bị tanh, nát
- Cách bảo quản bánh bông lan trứng muối đúng chuẩn để được lâu
- Hướng dẫn cách bảo quản bánh ướt qua đêm ngon như mới làm
1. Nguyên liệu nấu sữa chua nếp cẩm
– Sữa tươi không đường 1 lít
– Sữa đặc 1/2 lon
– Sữa chua 1 hũ
– Nếp cẩm 1kg
– Lá dứa 1 bó
– Nước cốt dừa 100 ml
– Đường nâu 100 gr
Xem thêm: Mách bạn 5+ cách làm sữa chua sánh mịn, dẻo ngon tại nhà
2. Cách làm sữa chua nếp cẩm ngon miệng
Để làm sữa chua nếp cẩm có 3 bước chính: làm sữa chua, nấu nếp cẩm và trình bày thưởng thức. Cùng theo dõi chi tiết từng bước bạn nhé!
Bước 1: Làm sữa chua
– Cho 1 lít sữa tươi không đường và 1/2 lon sữa đặc vào nồi nấu tới khi sôi lăn tăn.
– Sau đó, cho sữa ra một cái tô cho nguội bớt. Khi hỗn hợp còn âm ấm thì cho 1 hộp sữa chua vào khuấy đều
Xem thêm : Danh mục
– Đổ sữa chua vào từng hũ nhỏ. Sau đó cho vào nồi cơm điện. Đổ nước ấm ngập 2/3 hũ sữa chua, sau đó đậy nắp nồi cơm điện lại. Để chế độ giữ ấm trong vòng 15-20 phút rồi rút dây điện ra.
– Sau khoảng 2 tiếng hoặc tới khi nước nguội thì cắm dây điện lại, vẫn để chế độ giữ ấm trong 15 – 20 phút. Lặp lại quá trình này tới khi sữa chua được ủ xong (6 – 8 tiếng).
– Sau khi ủ xong sữa chua đặc không bị tách nước hoặc quá lỏng là thành công. Sữa chua ủ xong là bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh tầm 2-3 tiếng là chúng ta có thể thưởng thức.
Bước 2: Cách nấu nếp cẩm
Để cách làm sữa chua nếp cẩm thành công và ngon miệng, bạn có thể lựa chọn hai nấu nếp cẩm sau đây:
Cách 1: Nếp cẩm ủ đường
– Nếp cẩm vo sạch, sau đó cho 1 lít nước ấm ngâm trong vòng 4 – 6 tiếng rồi vắt sạch nước.
– Sau đó, cho nếp vào nồi nấu cùng 600ml nước lọc. Nấu tới khi nước sôi thì cho lá dứa vào nấu cùng.
– Nấu tới khi nước gần cạn thì vớt lá dứa ra rồi cho 100ml nước cốt dừa và 100g đường nâu vào. Nấu thêm 15 phút nữa thì tắt bếp.
Cách 2: Nếp cẩm lên men
Để thực hiện cách làm nếp cẩm này bạn cần gạo nếp cẩm lức 1 kg, men rượu 100 g (2 bánh men).
Xem thêm : Ăn bưởi có tốt không? Cách ăn bưởi tốt nhất cho sức khỏe
– Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xâm xấp).
– Cơm chín đổ ra khay sạch, tãi mỏng cho mau nguội.
– Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm. Sau đó cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại).
– Đậy nắp lọ lại, sau 3 ngày mở ra, kiểm tra, nếu thấy cơm đã thơm mùi rượu, ăn có vị hơi ngọt thì đã hoàn thành, có thể thưởng thức với sữa chua.
Chú ý khi thực hiện: Men phải chọn loại men thật ngon đó gọi là men ngọt và phải dùng men mới. Tuỳ thuộc vào xôi chúng ta nấu mềm hay cứng, thời tiết nóng hay lạnh. Trời càng nóng thì cơm càng mau lên men nhưng cố gắng để cơm trong môi trường có nhiệt độ 20 độ C – 25 độ C là tốt nhất.
Bước 3: Cách làm sữa chua nếp cẩm: Thưởng thức
– Bạn cho nếp cẩm vào ly rồi ăn cùng với sữa chua. Có thể thêm đá nếu thích. Món sữa chua nếp cẩm tuy xuất hiện từ lâu nhưng chưa bao giờ hết hot, đặc biệt là khi thưởng thức trong những ngày hè nóng bức như thế này.
3. Tác dụng của sữa chua nếp cẩm với sức khỏe
Sữa chua nếp cẩm có nguồn gốc từ miền Bắc, nhưng phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Màu sắc của nếp cẩm không hẳn là màu đen tuyền, mà giống như màu tím đen. Đây là màu sắc được tạo ra do sự dư thừa của anthocyanin và chất oxy hoá mạnh. Ngoài ra, nếp cẩm là loại cơm rượu có chứa nhiều thành phần như protein, chất béo, axit amin với nhiều lợi ích đến sức khỏe như:
– Tốt cho tim mạch: Men nếp cẩm chứa lovastatine và ergosterol giúp tái tạo mạch máu. Đồng thời phòng tránh nguy cơ tai biến, đột quỵ, xơ vữa động mạch.
– Tốt cho chị em phụ nữ: Nếp cẩm có tác dụng bổ máu, được ủ men lên màu đỏ mận đậm, rất tốt cho máu. Do đó, các chị em phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt, dùng sữa chua nếp cẩm rất tốt.
– Tốt cho hệ tiêu hoá: sữa chua rất có lợi cho những người mắc bệnh dạ dày. Cho nên ăn sữa chua nếp cẩm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày, đau dạ dày…
Với cách làm sữa chua nếp cẩm ngọt ngọt, bùi bùi, mát lạnh tại nhà trên đây, chúc bạn thực hiện thành công và có những bữa ăn ngon miệng.
Siêu thị điện máy HC
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực