Ngoài 5 giác quan cơ bản, con người còn nhiều giác quan khác giúp cơ thể tiếp nhận và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh.
5 giác quan cơ bản được biết đến phổ biến là thị giác – nhìn, xúc giác – chạm, thính giác – nghe, khứu giác – ngửi và vị giác – nếm. Nhưng chỉ 5 giác quan này là chưa đủ để nói lên những điều tuyệt vời mà cơ thể con người có thể làm, theo How Stuff Works.
Bạn đang xem: Những điều ít biết về giác quan thứ 6 và thứ 7 của con người
Ngoài 5 giác quan truyền thống, con người còn có giác quan thứ 6 và giác quan thứ 7.
Con người không chỉ có 5 giác quan. (Ảnh minh họa: Ultimate Science).
Xem thêm : Hướng dẫn các mẹ cách làm cà rốt cho bé ăn dặm đúng chuẩn kiểu Nhật
Giác quan thứ 6 – sự nhận cảm
Theo Live Science, giác quan thứ 6 – sự nhận cảm (proprioception) là giác quan giúp não bộ biết được vị trí của cơ thể trong không gian.
Giác quan này bao gồm việc cảm nhận được chuyển động và vị trí của tứ chi và cơ bắp. Ví dụ, sự nhận cảm cho phép một người chạm đầu ngón tay lên mũi, cho phép một người bước trên bậc thang dù không nhìn thấy hoặc không cần nhìn từng bậc.
Những người kém giác quan này, theo một số nghiên cứu có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền, có thể cảm thấy vụng về và khó phối hợp.
Giác quan thứ 7
Xem thêm : Máu báo thai là gì, xuất hiện khi nào – Mẹ bầu đã biết?
Theo Live Science, ngoài 5 giác quan chính, con người có rất nhiều giác quan phụ khác mà phần lớn chúng ta không bao giờ thực sự nhận thức được.
Ví dụ, một số cảm biến thần kinh của con người có thể cảm nhận được chuyển động, cảm giác sự cân bằng và độ nghiêng của đầu. Một số gọi giác quan này là “tiền đình” (vestibular) – giúp cơ thể cảm nhận trọng lực, chuyển động và cân bằng, nhận biết được gia tốc, khiến bạn có thể biết mình đang di chuyển khi ở trong thang máy, biết mình đang nằm xuống hay ngồi dậy.
Một số thụ thể khác cho phép con người phát hiện sự co giãn cơ và gân, có cảm giác về các chi của mình. Một số thụ thể phát hiện nồng độ oxy trong động mạch của máu.
Thậm chí cách nhận thức các giác quan của mỗi người cũng có thể không giống nhau. Một số người trải qua hiện tượng synesthesia (cảm giác đi kèm) có thể nhìn thấy âm thanh giống như màu sắc hoặc liên kết một số điều quan sát được với mùi hương, v.v…
Số lượng các giác quan được mô tả ngoài 5 giác quan truyền thống rất đa dạng, thậm chí không thống nhất ngay cả trong giới nghiên cứu cùng tổ chức. Các giác quan có thể bao gồm cảm giác tạm thời, cảm giác về thời gian trôi qua, những cảm giác đến từ bên trong các cơ quan. Chỉ riêng liên quan đến xúc giác đã có một số trường hợp đặc biệt khác được liệt kê ra như cảm giác nóng-lạnh, cảm giác ngứa,…
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non