V. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC Kết quả giờ học
3. Sau giờ lên lớp
PHƯƠNG PHÁP ĐỌCDIỄN CẢM 1 Khái niệm.
1. Khái niệm.
• Đọc diễn cảm chính là một phương tiện giáo dục đạo đức và thẩm mỹ, phát huy năng lực sáng tạo cho cả người dạy và người học trong quá trình học văn. Phương pháp đọc diễn cảm từ lâu là một phương pháp đã được tiến hành trong nhà trường.
Bạn đang xem: PHƯƠNG PHÁP ĐỌCDIỄN CẢM 1 Khái niệm.
• Đọc diễn cảm (còn gọi là đọc hay) là một hình thức bộc lộ cảm thụ văn bản. Qua đọc diễn cảm, người giáo viên sẽ đo được mức độ cảm thụ của học sinh. Vì thế có thể nói: “Đọc diễn cảm là một kĩ xảo của quá trình đọc.” • Nếu như các biện pháp khác thông thường tác động đến lý trí thì đọc diễn
cảm, trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Bởi vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có những điểm tương đồng với
ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Tuy nhiên, cũng như nhiều phương pháp dạy học quen thuộc khác, đọc diễn cảm cần phải được nhìn nhận lại khi xu thế dạy học văn thay đổi. Thay vì giảng văn đơn phương một chiều thì phương pháp dạy học tác phẩm văn chương hiện nay là: phát huy vai trò chủ thể cảm thụ, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn.
2. Đặc điểm
• Cơ sở của việc đọc diễn cảm là ngữ điệu trong câu. Ngữ điệu bao gồm tất cả các dấu hiệu âm thanh phức tạp: Sự thay đổi của giọng nói cơ bản, độ vang to, âm sắc, độ dài, chỉ nghĩ hơi (những chỉ ngắt câu).
Ví dụ: trong bài thơ Từ Ấy (Tố Hữu): Cách ngắt nhịp trong bài tạo ra tính nhạc :
Từ ấy / trong tôi / bừng nắng hạ … làm cho bài thơ thêm hay , thể hiện đúng tâm trạng của nhà thơ.
• Nhiệm vụ của việc đọc diễn cảm là tái hiện lại hình tượng nghệ thuật, hiểu được giá trị nội dung nghệ thuật và chủ đề tác phẩm một cách chân thực.Qua đọc có thể giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phê phán vận dụng những kĩ năng đã học để cảm nhận những giá trị thẩm mĩ của văn bản. Ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên đã quyết định vấn đề học sinh có yêu thích tác phẩm hay không. Những ấn tượng ban đầu là những ấn tượng mới mẻ, là “nền móng” cho sự sáng tạo trong quá trình phân tích
văn bản. Kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh sẽ được hình thành trong quá trình phân tích tác phẩm văn học và trong quá trình biểu diễn những tác phẩm đó. Có nghĩa là việc rèn luyện đọc diễn cảm sẽ có tác dụng góp phần làm hoàn thiện ngôn ngữ. Đó là một trong những hình thức phát triển ngôn ngữ nói của học sinh.
Ví dụ: bài thơ Quê hương của Giang Nam. Phần đầu của bài thơ giáo viên đọc
chậm rãi (như đang nhấm nháp những kỉ niệm ngọt ngào tuổi ấu thơ): Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường/ Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ/….Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi/ Em vẫn để yên trong tay
tôi nóng bỏng…đến đoạn người lính trở về, nhận được tin cô gái mất… giáo viên chuyển giọng đột ngột:
Hôm nay nhận được tin em/ Không tin được dù đó là sự thật/ Giặc bắn em rồi quăng mất xác/ Chỉ vì em là du kích… em ơi…/ Đau xé lòng anh…chết nửa con người…”.
Nhịp điệu dồn dập đó nói lên nỗi đau bất ngờ, bàng hoàng, không thể tin được trước một sự thật đau lòng. Giáo viên không cần giảng giải nhiều nhưng học sinh vẫn hiểu. Đó chính là hiệu quả của ngữ điệu đọc mà người giáo viên mang lại cho học trò của mình.
• Nghệ thuật đọc diễn cảm là quá trình rèn luyện lâu dài, không ngừng tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng dần dần từng bước. Trong bất kì trường hợp nào không thể tách rời hoạt động đọc với tìm hiểu văn bản.Giáo viên có thể hổ trợ học sinh bằng những câu hỏi hay những gợi ý trong giờ học.
Ví dụ: giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng nhiều cách đọc khác nhau vừa
tìm những từ ngữ khó hiểu và giải nghĩa,phát hiện các biện pháp nghệ thuật và các chi tiết quan trọng của văn bản để tái hiện, đồng cảm với những gì tác giả nói đến trong văn bản.
Không thể đòi hỏi ở học sinh một sự cảm thụ tương đương với thầy giáo, nhưng ở góc độ của người nghe, học sinh cũng phải tích cực để có thể cảm nhận được tiếng nói của nhà văn đang được dẫn truyền qua giọng đọc diễn cảm của thầy giáo. Nghĩa là học sinh phải có tâm thế của bạn đọc, tập trung sự chú ý của mình để không rơi vào trạng thái “tai trâu” không thấu được tiếng “đàn” (Đàn gảy tai trâu).
Học sinh ngày nay là đối tượng khá nhạy cảm và nhạy bén. Trình độ tư duy và khả năng thưởng thức cái đẹp so với các thế hệ đồng lứa của mấy thập kỉ trước có một sự vượt trội không nhỏ. Chưa kể là các nguồn thông tin, băng hình tư liệu về tác giả, tác phẩm, các kênh biểu diễn nghệ thuật đến với các em hằng ngày, hằng giờ dưới rất nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Thật dễ mà cũng thật khó cho người giáo viên trước những bạn đọc nhà trường non trẻ về tuổi đời nhưng chưa chắc đã thiếu sâu sắc và tinh nhạy trong cảm thụ nghệ thuật
• Đọc diễn cảm chứa đựng khả năng phát triển tính tích cực, sáng tạo ở người đọc – học sinh: đọc diễn cảm không chỉ đòi hỏi người đọc phải là một
bạn đọc tích cực, năng động mà còn là hoạt động nuôi dưỡng và phát triển sự cảm thụ sáng tạo của con người. Đó là những cảm xúc tươi mới, độc đáo của người đọc trong cảm nhận thẩm mĩ và thể nghiệm nghệ thuật. Vấn đề còn lại là người giáo viên phải làm thế nào để bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh năng lực đọc diễn cảm và khơi dậy ở các em cái khát vọng trình bày, cái động cơ thể hiện việc truyền cảm như một hành vi văn hóa đầy tinh thần sáng tạo. • Đọc diễn cảm là hoạt động tri giác, kích thích liên tưởng, tưởng tượng, hồi
ức giúp người đọc nhập thân vào tác phẩm: Những con chữ trên trang văn chỉ
thực sự lên tiếng, đối thoại, bộc bạch khi nó được tác động, đánh thức bởi hoạt động tri giác ngôn ngữ của người đọc. Cụ thể là người đọc bằng hành động đọc của mình biến những “kí hiệu chết” trở thành những “sinh ngữ nghệ
Xem thêm : Đường dây nóng của Bộ giáo dục tiếp nhận phản ứng về giáo dục
thuật” và quan trọng hơn là thông qua đọc diễn cảm để làm sống dậy, bừng tỉnh cái thế giới nghệ thuật vốn không thể soi ngắm bằng mắt thường.
Ví dụ: Một bức tranh thôn Vĩ xinh đẹp, tinh khôi trong buổi nắng mai:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền… (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
Một bức chân dung lưu manh, bặm trợn của anh Chí Phèo: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thìđen mà lại rất cơng cơng. Đôi mắt gườm gườm trông gớm chết!” (Chí Phèo – Nam Cao).
… Tất cả chỉ hiện ra trong nội quan của người đọc. Nói cách khác người đọc chỉ trông thấy nó bằng “con mắt thứ ba”
Đọc diễn cảm làm cho sự cảm thụ của người đọc, người nghe trở nên sâu sắc và thấm thía hơn, đồng thời gia tăng hiệu quả tiếp nhận: Văn chương là câu chuyện
“xuất tâm” và “nhập tâm”. Thông qua tác phẩm văn học, nhà văn “xuất tâm” tư tưởng, tình cảm thái độ, tìm đến những tâm hồn đồng điệu. Người đọc lại từ văn bản văn chương “nhập tâm” vào thế giới nghệ thuật của nhà văn để đối thoại, sẻ chia, thanh lọc. Và trong một số trường hợp, người ta đã chứng minh được rằng mĩ cảm của sự tiếp thu, lĩnh hội văn học nhiều khi được quyết định bởi một giọng đọc truyền cảm
Ví dụ: chúng ta đã học nhiều bài văn thơ, nhưng những bài để lại ấn tượng và cái
đẹp trong thơ văn chỉ được hình thành và thấm thía hơn sau khi nghe đọc diễn cảm.
Không thể tuyệt đối hóa vai trò của đọc diễn cảm trong việc quyết định chất lượng cảm thụ nghệ thuật, rằng chỉ có đọc diễn cảm mới làm cho nhận thức thẩm mĩ trở nên sâu sắc hơn, nhưng cũng không nên phủ nhận hiệu lực gia tăng cường độ cảm xúc, tạo nên những chấn động mạnh mẽ trong tâm cảm người tiếp thụ văn học của phương pháp này ở những chặng sau của quá trình tiếp nhận văn chương
4. Ưu điểm
• Truyền đạt được đặc điểm về thể loại và phong cách của tác phẩm.
• Giúp người giáo viên đo được mức độ cảm thụ của học sinh, Thể hiện rõ thái độ của hs đói với tác phẩm.
• Góp phần tạo hứng thú và cảm hứng cho học sinh trong giờ học Văn học ở nhà trường, thoát khỏi sự đơn điệu, nhàm chán, để mỗi giờ học văn trở thành một niềm vui, thực sự hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo của học sinh.
• Hình thành cho học sinh các kỹ năng phân tích, bình giá, cảm thụ và nghe tốt, nói tốt, viết tốt Tiếng Việt.
• Biết khai thác những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cá nhân trong khi đọc. Có giọng đọc chân thực, bảo tồn được mối quan hệ truyền cảm giao lưu với người nghe.
Đọc diễn cảm chỉ thực sự thành công khi học sinh thực hiểu và rung động với những gì văn bản đề cập đến. Việc xác lập cách đọc diễn cảm phải dựa trên việc xác định giọng đọc (âm lượng to hay nhỏ, vui hay buồn, sôi nổi hay nhẹ nhàng…), nhịp điệu đọc (tốc độ đọc nhanh hay chậm, dồn dập hay chậm rãi…),và cách ngắt nhịp (theo dấu câu hoặc theo mạch cảm xúc…)phù hợp với văn bản
Phương Pháp So Sánh.
I. Vai trò của phương pháp so sánh
Khái niệm
So sánh trong phân tích văn học là phương pháp đối chiếu giữa các hiện tượng thơ văn có ý tương đồng hoặc tương phản ở trong văn học, thuộc một tác phẩm hoặc những tác phẩm của cùng tác giả hay khác tác giả; giữa tác phẩm với thời đại, với cuộc sống lớn nhỏ; giữa tác phẩm văn học với các loại hình nghệ thuật khác, mục đích làm sáng tỏ bài văn, bài thơ.
Ví dụ: Để so sanh hình tượng người lính trong hai tác phẩm Đồng Chí và Tiểu Đội Xe Không Kính chúng ta cần làm rõ những ý sau:
Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người.
Hiệu lực của phương pháp so sánh trong giảng dạy tác phẩm văn học:
Phân tích bài: “ Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây” của Hồ Chủ tịch, Xuân Diệu viết: “ Tôi cảm thấy thật thú vị liền liên hệ với một bài thơ cổ “ Độc tọa kính đình sơn”… Dĩ nhiên đây là một vài thơ hay trong hệ tư tưởng văn hóa cũ, độc tọa một mình có sự tự cao, tự đại: “ chim” cá bay đi tìm vinh hoa phú quý làm quan to, “mây” chẳng bôn ba gì sất. Ta là một núi cao. Kính đình sơn nhìn ta. Bài thơ Nhật Ký trong tù thì ở hệ thống văn họ cách mạng: “Vì nhân dân mà phảo tù đầy”.
Xem thêm : Top những cuốn sách văn học cảm động nhất về cha mẹ
Xuân Diệu đã so sánh bài thơ của Bác với bài thơ của Lí Bạch. Hai bài thơ này cách nhau về thời đại, về tư tưởng và chủ định sang tác.
Ở đây chúng ta chưa cần bàn đến mặt đúng, mặt sai của các ý kiến phân tích khác nhau. Điều đó có thể ghi nhận một các rõ ràng là tuy mục đích và kết quả có thể rất khác nhau nhưng trong phân tích văn học, so sánh đã trở thành một phương pháp khá phổ biến và giới hạn của so sánh cũng thật là rộng rãi và nhiều mặt.
– Việc vận dụng phương pháp so sánh giúp cho việc phân tích tác phẩm được sâu sắc hơn; quá trình tìm hiểu, khám phá tác phẩm diễn ra phong phú và sinh động hơn, từ đó giúp cho sự cảm nhận về tác phẩm được sâu sắc.
– Sử dụng tốt phương pháp so sánh sẽ tạo được hiệu quả thẩm mĩ cho tiến trình dạy học văn. Giờ dạy sẽ trở nên sinh động, phát huy được tính tích cực của học sinh nếu phương pháp so sánh được vận dụng một cách hiệu quả.
II. Những nguyên tắc so sánh
Giới hạn so sánh trong phân tích tác phẩm văn học dựa vào cơ cấu nội tại của tác phẩm và mối quan hệ vốn có của tác phẩm. Việc so sánh luôn được xác định trên cơ sở nguyên tắc chặc chẽ.
– Một nguyên tắc hàng đầu so sánh văn học là không được lấy nội dung so sánh thay thế cho việc khám phá, phân tích tác phẩm.
– Khi sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy tác phẩm văn học, người giáo viên phải thận trọng trong việc lựa chọn nội dung (đối tượng) so sánh. Bởi không phải tác phẩm văn học nào khi giảng dạy cũng cần phải sử dụng phương pháp so sánh.
– Đặc biệt, việc lựa chọn đối tượng so sánh phải đảm bảo tôn trọng tính chỉnh thể của bài văn, bài thơ, không được tách chọn một từ ngữ, một hình ảnh, một chi tiết ra khỏi chỉnh thể để so sánh. Điều này đòi hỏi người giáo viên khi sử dụng phương pháp so sánh cần phải biết: so sánh cái gì trong tác phẩm mình giảng dạy. Tránh được tình trạng so sánh một cách tùy tiện, vớ vẫn làm mất thời gian mà hiệu quả lại kém, thậm chí làm cản trở quá trình phân tích, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh.
Khi lựa chọn nội dung so sánh, giáo viên cần lưu ý những điều sau:
– Nội dung so sánh phải là những hiện tượng thơ văn hàm chứa những vẻ đẹp độc đáo, là vấn đề mang tính đặc sắc biểu hiện cho nội dung quan trọng hoặc giá trị nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.
– Nội dung so sánh phải có mối quan hệ tương đồng hoặc tương phản ở một số phương diện với những những hiện tượng thơ văn khác trong tác phẩm hoặc ngoài tác phẩm mà học sinh đã được tiếp cận.
Ví dụ: Khi giảng dạy bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật giáo viên phải đối diện với vấn đề: Đây là một bài thơ hay và có nhiều biểu hiện độc đáo về nội dung và nghệ thuật như: Hình ảnh thơ ( những chiếc xe không kính, hình ảnh người lính …), thể thơ, giọng thơ…Giáo viên chỉ nên so sánh một vài chi tiết tiêu biểu nhất chứ không thể so sánh hết tất. Từ đó đặt ra yêu cầu đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn nội dung so sánh hợp lí.
III. Giới hạn so sánh
Để xác định phạm vi so sánh giáo viên cần căn cứ vào những phạm vi (nhóm so sánh ) sau:
Nhóm So sánh thứ nhất: So sánh tác phẩm này với tác phẩm khác cùng chủ đề,
cùng mô típ nhưng khác nhau về loại hình hoặc thời điểm sáng tác. – Ví dụ:
Khi dạy bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 8) có thể so sánh thú lâm tuyền của Bác với niềm vui sống trong cảnh thanh nhàn chốn non xanh nước biếc của Nguyễn Trãi qua văn bản “Bài ca côn sơn” (Trích Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi) (Ngữ văn 7).
Nhóm So sánh thứ hai: So sánh tác phẩm với những yếu tố ngoài tác phẩm: Với
cuộc sống lớn và nhỏ, với thời đại ra đời của nó (Bối cảnh lịch sử ), với những cuộc đời thật ( Xã hội hiện tại làm cơ sở cho tác phẩm ), với tác giả ( Ở một số tác phẩm tự truyện hoặc có yếu tố tự truyện…).
+ Khi giảng dạy tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( Ngữ văn 9) có thể so sánh nhân vật anh thanh niên với những tấm gương thanh niên đang sống và cống hiến cho đất nước.
+ Giảng dạy đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng (Ngữ văn 7) có thể so sánh nhân vật Bé Hồng với cuộc đời thật của tác giả .
Nhóm So sánh thứ ba: So sánh những yếu tố trong bản thân tác phẩm.
– Ví dụ:
+ Khi giảng dạy bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go (Ngữ văn 9) ta không thể không so sánh kết cấu hai phần trong tác phẩm.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non