Trong ngữ pháp tiếng Anh, động từ tri giác (Verbs of perception) là động từ dùng để mô tả nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng thông qua 5 giác quan: thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác và xúc giác.
Các động từ tri giác phổ biến là: look, notice, perceive, watch, hear, observe, taste, hear, listen to, feel, touch,…
Bạn đang xem: Cách sử dụng động từ tri giác trong tiếng Anh
Động từ tri giác với gerund và bare-infinitive
Các động từ hear, see, watch và một số động từ tri giác tương tự có thể được theo sau bởi object + infinitive (không TO) hoặc object + V-ing. Hai cấu trúc này được sử dụng tùy thuộc vào ngữ cảnh được nhắc đến trong câu.
Bare-infinitive được dùng sau những động từ tri giác để diễn tả việc chúng ta đã nghe hoặc nhìn thấy toàn bộ một hành động hoặc sự kiện.
Ví dụ: I heard her sing a lovely song. (Cô ấy đã hát một bài hát và tôi đã lắng nghe cho đến khi hết bài.) I heard her singing a song as I walked past her room. (Tôi nghe thấy cô ấy hát một bài hát, nhưng không nghe trọn vẹn từ đầu đến cuối.)
Cấu trúc – V-ing còn được dùng để mô tả một hành động hoặc sự kiện mang tính lặp đi lặp lại.
Ví dụ: I saw him throwing stones at the dogs. (= He kept throwing stones.)
Động từ tri giác và past participle
Xem thêm : Top 35 trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay, tạo hứng thú nhất
Các động từ see, watch, hear, notice,… có thể được theo sau bởi object + past participle. Trong cấu trúc này, past participle sẽ mang nghĩa bị động.
Ví dụ: I heard my name repeated several times. (= My name was repeated several times)
Động từ tri giác và adjective, noun hoặc clause (linking verbs)
– look/smell/taste/sound/feel + adjective
Động từ feel, smell, taste, sound đứng trước một tính từ để nói về một cảm giác, mùi vị của một thứ gì đó.
Ví dụ: When you use that cream, your skin feels really smooth. When he talked to us sounded nervous.
– look/ smell/taste/ sound + noun
Chúng ta cũng có thể sử dụng feel, smell, taste, sound và like trước một danh từ.
Xem thêm : Rèn luyện kỹ năng chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non như thế nào?
Ví dụ: You sound like my mother. This tastes like chicken.
Lưu ý: Cấu trúc smell/taste of được dùng khi nói đến mùi hoặc vị gốc nào đó và smell/taste like khi đó là mùi hoặc vị tương tự như thật.
Ví dụ: The soup smells of cheese. (= There is cheese in it.) The soup smells like cheese. (= The smell is similar to the smell of cheese.)
– look/smell/taste/sound/feel + as if/as though + clause
Ví dụ: You sound as if you had a long party last night. You look as though you’ve just seen a ghost.
Trong giao tiếp mang tính không trang trọng, người ta thường sử dụng cấu trúc smell/feel/ taste/sound/feel like + clause.
Ví dụ: You sound like you had a long party last night. You look like you’ve just seen a ghost.
Nguồn tham khảo bài viết:
- The daily writing
- English grammar
- Gymglish
- Grammarly
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục