1. Chất đạm (protid)
– Đối với cơ thể, protid có vai trò rất quan trọng:
Bạn đang xem: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
– Đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ em.
– Cần thiết cho việc xây dựng, duy trì và tái tạo tế bào của các tổ chức trong cơ thể
– Là thành phần của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
– Là thành phần của các men, các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
– Khi cần có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể (1g protid cho 4Kcal).Nguồn thực phẩm giàu protid là các loại thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ.
2. Chất đường bột (Glucid): bao gồm các loại đường, tinh bột, chất xơ…
– Cứ 1g glucid cho 4 Kcal, glucid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể do bữa ăn của chúng ta ăn nhiều chất bột (gạo). Trong khẩu phần ăn hàng ngày năng lượng do chất đường bột cung cấp chiếm tới 70%.
– Chất xơ không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho khẩu phần nhưng nó cũng rất quan trọng, giúp cho ống tiêu hóa làm việc hợp lý khỏe mạnh, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
– Những thực phẩm giàu glucid gồm: gạo, mì, ngô, kê, các loại khoai củ, và các sản phẩm chế biến như bánh phở, bún, miến…
Xem thêm : Trường mầm non công lập nhận trẻ từ mấy tuổi?
3. Chất béo (Lipid)
– Là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể. Cứ 1g lipid cho 9Kcal.
– Là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ (Vitamin A, D, E, K) giúp cơ thể hấp thu và sử dụng tố các vitamin này.
– Là thành phần cần thiết của màng tế bào, đặc biệt là tế bào não.
– Góp phần làm cho món ăn ngon, hấp dẫn hơn.
– Các thực phẩm giàu lipid gồm: Dầu, mỡ, lạc, vừng, đậu tương, bơ…
4. Vitamin và muối khoáng
Vitamin và muối khoáng được gọi là vi chất dinh dưỡng. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể về những chất này nhỏ hơn rất nhiều so với protid, lipid, glucid, vai trò của chúng rất quan trọng. Nếu thiếu vitamin và chất khoáng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động bình thường, sự phát triển của cơ thể và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong.
– Nhóm các vitamin tan trong nước: Vitamin B1, B2, PP, B6, B12 cần thiết cho sự chuyển hóa glucid, protid, lipid trong cơ thể, giúp cơ thể phát triển bình thường, ăn ngon miệng.
– Nhóm các vitamin tan trong dầu: như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.Đặc biệt chú ý đến vitamin A vì nó có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, như:
+ Đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể.
Xem thêm : Các trường tiểu học, THCS 'hot' của quận nội thành tuyển sinh như thế nào?
+ Tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
+ Bảo vệ mắt chống quáng gà và bệnh khô mắt.
+ Bảo vệ hệ thống niêm mạc trong cơ thể.
Các thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt, trứng, gan) có nhiều vitamin A. Các loại quả chín có màu vàng, đỏ, da cam và rau xanh thẫm chứa nhiều caroten (là chất tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A).
– Nhóm các chất khoáng
+ Calci và phosphor – rất quan trọng để duy trì cho cơ thể có một bộ xương và răng khỏe mạnh. Sữa và các sản phẩm từ sữa, tôm, cua, cá là nguồn calci tốt.
+ Sắt (Fe): Cùng với protein tạo thành huyết cầu tố (Hemoglobin) là thành phần chính của hồng cầu.
+ Tham gia vào thành phần chính của các men quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
+ Nguồn sắt tốt có từ: thịt, tim, gan, đậu đỗ, rau xanh. Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt.
4 Nhóm thực phẩm
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non