Khen ngợi là cách thức mà hầu hết phụ huynh nào cũng sử dụng để khích lệ con. Tuy nhiên, khen chê như nào cho phù hợp và đạt được hiệu quả tốt nhất?
Ở bất cứ lứa tuổi nào thì những lời khen ngợi luôn giúp chúng ta cảm thấy tự tin hơn, tự hào và vui vẻ hơn. Vậy, khen ngợi khi nào là phù hợp?
Bạn đang xem: KHEN TRẺ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
-
Lợi ích của những lời khen
- Lời khen giúp các con cảm giác được tôn trọng, giúp con nuôi dưỡng niềm tự hào và phát huy tích cực các hành vi, kỹ năng.
- Lời khen giúp con thay đổi được các hành vi: giúp con chuyển đổi từ những hành vi tiêu cực sang tích cực.
- Lời khen giúp con cảm thấy tự tin hơn về bản thân
-
Cách khen ngợi trẻ cho đúng
- Khen con khi nào?
- Ở mỗi độ tuổi khác nhau của con, bố mẹ nên có những lời khen khác nhau đối với những hành vi khác nhau. Ví dụ: trong độ tuổi từ 3-5 tuổi, con giúp đỡ bố mẹ làm một số công việc nhà đơn giản, bố mẹ nên dành lời khen cho con vì những hành động đó. Trong độ tuổi lớn hơn, con đạt được những thành tích học tập tốt, bố mẹ có thể dành lời khen cho con để con tích cực học tập và cố gắng phấn đầu.
- Khen ngợi bất cứ hành vi nào mà bố mẹ kì vọng vào con. Ví dụ, bố mẹ muốn con chăm chỉ làm việc nhà hơn có thể đưa ra lời khen cho con như “wow, con quét nhà rất tốt. Không biết con có thể giúp bố mẹ giặt quần áo tốt như vậy không nhỉ?” è Một lời khen, kèm theo sự thách thức sẽ giúp con tạo động lực để hoàn thiện những mục tiêu khác lớn hơn.
- Khen chi tiết các hành động, hành vi, thái độ tốt của con
- Bố mẹ nên khen con khi con có các hành vi, thái độ tốt. Bố mẹ sẽ đưa ra những lời khen cụ thể về những hành động tốt của con, như: “Hôm nay, con có một hành động rất là tốt đó là giúp mẹ quét nhà. Và mẹ rất tự hào vì điểu đó!”
- Khen về quá trình con thực hiện các hành động thay vì chỉ khen vào kết quả con đạt được. Ví dụ, con có thể đạt được thành tích học tập tốt hơn so với trước đây nhờ sự cố gắng, nỗ lực thay vì chỉ nhìn vào kết quả của con đạt được.
- Không khen ngợi con quá nhiều
- Nếu bố mẹ sử dụng lời khen ngợi quá nhiều sẽ khiến cho các con hiểu nhầm về những lời khen đó. Bố mẹ nên sử dụng những lời khen đúng lúc, đúng thời điểm và đúng mục đích. Bố mẹ khen quá nhiều các con sẽ tự cao và không còn quá coi trọng các lời khen đó của bố mẹ nữa.
- Bố mẹ khen con vừa phải sẽ giúp con cảm thấy coi trọng lời khen đó, sẽ giúp con có động lực để có những hành động, cách làm tốt hơn.
- Không so sánh con với người khác
- Bất cứ ai, kể cả người lớn cũng đều không thích bị so sánh với “con nhà người ta”. Việc so sánh con với “con nhà người ta” sẽ khiến con cảm thấy dễ bị buồn, dễ bị tủi thân và tự ti.
- Khi bố mẹ so sánh con với con nhà người ta sẽ khiến con, nếu khen sự tích cực của con so với người khác sẽ khiến con bị cao ngạo, tự đại thái quá. Ngoài ra, nếu bố mẹ so sánh điểm con kém hơn so với bạn khác sẽ khiến con bị tự ti về bản thân mình, con sẽ ngại bộc lộ, ngại chia sẻ với bố mẹ.
-
Sử dụng lời khen cho con như thế nào?
- Khi bố mẹ thấy con có những hành vi tốt, hãy khen và khích lệ hành vi đó. Cổ vũ con thực hiện những hành vi tốt đó nhiều hơn.
- Đưa lời khen và kèm theo phần thưởng nếu con làm được những việc thật tốt.
- Có những hình phạt tùy vào mức độ của hành vi, hành động hay thái độ chưa tốt.
- Bố mẹ hãy quan sát và quan tâm nhiều hơn đến những sự thay đổi của con để khích lệ con nhiều hơn. Việc quan sát con sẽ giúp bố mẹ đưa ra được những lời khen tích cực cho con trong quá trình con thay đổi hành vi, thói quen.
- Bố mẹ cần chấp nhận sự khác biệt của con. Khen ngợi sự khác biệt, độc đáo của con của con sẽ giúp con không ngại trong việc thể hiện bản thân mình.
- Cố gắng sử dụng những lời khen liên quan đến hành vi, thái độ tốt của con.
- Bố mẹ là người sẽ hướng dẫn con để giúp con đưa ra được những lời khen tốt đối với người khác
Xem thêm : 11+ sách Thai Giáo cho mẹ bầu đáng đọc nhất hiện nay
Vừa rồi là những cách khen trẻ cho đúng. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này .
Giáo viên Phương – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non