Sau 19 tháng tuổi, khi bé có ít nhất 16 răng sữa, mẹ có thể bắt đầu tập làm quen với cơm nhão để bé cứng cáp, khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc tập ăn cơm chưa bao giờ dễ dàng với cả mẹ và bé. Một số thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ nhàn, bé khỏe khi bé bước vào giai đoạn ăn cơm cùng cả gia đình.
Chọn đúng thời điểm
Bạn đang xem: Khi nào nên tập cho trẻ ăn cơm? – Bio-acimin
Tập ăn cơm cũng là một bước tiến chứng tỏ bé đã lớn. Song không nên vì vậy mà mẹ cho bé ăn quá sớm hay quá muộn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Khi bé chưa có đủ răng để nhai và nghiền nát thức ăn, việc ăn cơm sẽ làm hệ tiêu hóa non nớt của bé bị tổn thương. Ngược lại nếu ăn cơm quá muộn, bé sẽ khó thích nghi với việc ăn nhai, thậm chí biếng ăn khiến mẹ vất vả hơn trong quá trình tập ăn cho bé.
Theo các chuyên gia y tế, sau 19 tháng tuổi, khi có ít nhất 16 răng sữa, trẻ có thể làm quen với cơm nhão tán nhuyễn. Đến sau 24 tháng tuổi, bé có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm vì lúc này bé đã qua giai đoạn ăn cháo, đã biết cắn nhai nghiền nát thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày. Sau 30 tháng tuổi, bé có thể ăn cơm bình thường tuy nhiên mẹ nên chọn lọc các loại thức ăn dễ nhai nuốt hoặc băm nhỏ thức ăn cho bé.
Khi mẹ chọn đúng thời điểm để tập ăn cho con, bé sẽ hứng thú với việc ăn uống, bởi mỗi bữa ăn đều là một buổi học tập thú vị, một khám phá mới về các mùi vị khác nhau, về thế giới ẩm thực kì thú mà cháo hay bột ăn dặm không thể thỏa mãn bé.
Tập ăn cơm đúng cách
Bên cạnh việc chọn đúng thời điểm, mẹ cũng cần lưu ý đến cách cho bé ăn vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí hào hứng với đồ ăn và thói quen ăn uống về sau của bé. Các giai đoạn ăn của bé là ăn bột, ăn cháo nhuyễn, ăn cháo đặc, ăn cơm nát, ăn cơm hạt bình thường như người lớn. Vì vậy, cũng giống như giai đoạn ăn dặm bắt đầu từ cháo loãng, mẹ phải cho bé làm quen với cơm nát trước tiên để bé thích nghi dần.
Ở giai đoạn làm quen, mẹ không nên nóng vội ép bé ăn nhiều. Nên cho bé ăn từng chút một và tăng dần lên. Cũng nên cho bé ăn mỗi ngày một bữa kết hợp ăn cháo như cũ trong tuần đầu sau đó mới thay thế hoàn toàn cháo.
Để tạo thói quen ăn uống tự giác cho bé, mỗi lần ăn chỉ nên kéo dài trong 30 phút. Nếu bé ngậm không nuốt hoặc không hứng thú với đồ ăn mẹ không nên ép sẽ gây ra sự ức chế và chán ăn hơn cho con. Trong giai đoạn tập ăn, mẹ có thể phải “hi sinh” không cho bé ăn đủ như mong muốn và bé có thể sụt cân. Lúc này, mẹ cũng nên cứng rắn, không nên xót con quá và có sự thống nhất trong cách tập ăn cho bé với những người thân khác trong gia đình để rèn luyện thói quen tự giác cho bé. Mẹ nên ghi nhớ, quan trọng là tạo niềm vui để bé thích ăn, thèm ăn, ăn vì ngon miệng chứ không phải để được thưởng hay được khen.
Tập cho bé ăn cơm, mẹ cũng cần kiên nhẫn, không nên nóng vội bắt bé phải biết ăn cơm ngay sẽ khiến bé sợ hãi và không dám ăn cơm về lâu dài.
Những lưu ý khác mẹ cần nhớ
Xem thêm : Danh sách môn học ở trường Hogwarts là gì?
Trước các bữa ăn, không được cho bé ăn bánh kẹo, uống sữa… Ðường ngọt làm cho bé có cảm giác no giả tạo nên không muốn ăn cơm hay các thức ăn khác.
Ăn cơm cũng như ăn dặm, mẹ cần cho bé ăn đủ chất. Mỗi bữa ăn nên có đủ tinh bột (cơm), chất đạm (cá, thịt, trứng, tôm, cua, đậu hũ…) và rau xanh.
Để bé không sợ đồ ăn, mẹ nên chọn hoặc chế biến thức ăn phù hợp với sức nhai của bé. Nên hầm hoặc nấu mềm hơn đồ ăn cho người lớn hoặc băm nhỏ trước khi chế biến. Hạn chế dùng máy xay khiến thức ăn quá nát, vụn bé sẽ không được thưởng thức đúng hương vị và mất phản xạ nhai mà mẹ đang luyện tập cho con.
Ở giai đoạn tập ăn, bé sẽ rất hứng thú được nếm các món ăn mới vì vậy mẹ cũng nên hường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng.
Để đảm bảo bé được ăn đủ chất, mẹ cũng nên bổ sung các bữa phụ với hoa quả, sữa chua, váng sữa cho bé mỗi ngày. Ngoài ra, nên cho bé uống đủ nước để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ đồ ăn và thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Bài viết liên quan:
Cách làm những món ăn “bắt mắt” khiến bé thích mê
7 bí kíp vàng giúp các mẹ bất bại trong phòng chống chứng biếng ăn
Chế biến các món ăn giàu kẽm dành cho trẻ biếng ăn
Các loại thực phẩm “vàng” cho bé tập ăn dặm
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức 3+1, bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew: Bên cạnh dạng cốm vi sinh đã rất phổ biến, thương hiệu Bio-acimin chính thức ra mắt thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew. Đây là thành quả của quả của quá trình nghiên cứu và phát triển tỉ mỉ suốt nhiều năm, với mong muốn đa dạng hóa sản phẩm tối ưu sự tiện dụng cho người dùng.
Xem thêm : 6 bất thường dây rốn mà mẹ cần quan tâm
Có thể sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, với hương vị Socola thơm ngon hấp dẫn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew tự tin giúp trẻ thêm yêu thích việc bổ sung men vi sinh hàng ngày, tiết kiệm nhiều thời gian cho mẹ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew là sự kết hợp của hỗn hợp lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulans, Bacillus clausii và nấm men Saccharomyces boulardii cùng các vi chất, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1900.6436 hoặc mua hàng online tại đây.
Ngoài ra khi mua online mẹ còn được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:
- Fanpage Bio-acimin: https://www.facebook.com/bioacimin.bungkhoetoandien
- Website: https://www.bioacimin.com/mua-hang
- Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436
- Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người
Số GPQC: 00685/2018/ATTP-XNQC
Hotline: 1900 6436
Website: bioacimin.com
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR
Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
Website: ww.duocmelinh.com
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.duocvietduc.com
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non