Tách bạch trong công ty cổ phần là một yêu cầu thiết yếu, quan trọng và là cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cổ đông trong công ty.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên – Gọi tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6198
Bạn đang xem: Tách bạch trong cấu trúc vận hành của công ty cổ phần
Tách bạch trong công ty cổ phần là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, tách bạch là rõ ràng, rành mạch, tách riêng ra từng các một cách rõ ràng. Tách bạch trong công ty cổ phần có thể hiểu là sự tách bạch quyền sở hữu và quyền quản lý giữa các cơ quan. Theo lý thuyết về quản trị, có 04 chức năng quản trị bao gồm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát như vậy tách bạch trong công ty cổ phần được hiểu là mỗi chức năng kể trên sẽ thuộc vai trò riêng của mỗi cơ quan trong công ty cổ phần.
Tách bạch trong công ty cổ phần là một yêu cầu thiết yếu, quan trọng bởi đây chính là cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cổ đông bởi xuất phát từ bản chất của công ty cổ phần là có nhiều cổ đông, chỉ quy định số lượng tối thiểu mà không giới hạn số lượng tối đa dẫn đến việc công ty có thể thu hút, huy động vốn không có giới hạn. Những cổ đông góp vốn vào công ty chính là chủ sở hữu, họ thường không tham gia quản lý điều hành công ty song họ vẫn có quyền được biết nguồn vốn mình góp vào được dùng với mục đích gì, được sử dụng như thế nào. Thực tế này đã dẫn đến điều tất yếu là yêu cầu về tính tách bạch trong công ty nhằm đảm bảo cho lợi ích của các cổ đông, đồng thời đảm bảo sự tách bạch, chuyên môn hóa giữa các cơ quan trong công ty.
Các cơ quan trong công ty cổ phần
Các cơ quan trong công ty bao gồm: Cổ đông, Đại hội đồng cổ đông đông; hội đồng quản trị; ban giám đốc; ban kiểm soát. Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ của những cơ quan này như sau:
Cổ đông, Đại hội đồng cổ đông là chủ sở hữu của công ty, có quyền tối cao quyết định những vấn đề lớn trong một công ty, quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện hành đã ghi nhận quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến các vấn đề quan trọng như: Thông qua định hướng phát triển của công ty; Quyết định các vấn đề liên quan đến đầu tư, báo cáo tài chính, cổ phần, chức vụ của hội đồng quản trị, kiểm soát viên…
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Ban giám đốc sẽ có quyền và nghĩa vụ ngoại trừ những quyền của hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát này là một cơ quan kiểm soát có nhiệm vụ là kiểm tra, giám sát để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông.
Xem thêm : Bật mí cách nấu cháo trắng đơn giản nhưng ngon bất ngờ, ai cũng làm được
Trong các cơ quan trên, Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị là hai cơ quan quyết định cao nhất đối với loại hình công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông bầu ra các thành viên trong hội đồng quản trị; hội đồng quản trị bổ nhiệm và quyết định các chế độ đối với các chức danh trong ban giám đốc. Tương ứng ban giám đốc sẽ chịu sự quản lý của hội đồng quản trị; hội đồng quản trị sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông. Riêng ban kiểm soát, để đảm bảo tính khách quan, ban kiểm soát là một cơ quan riêng trong cơ cấu quản trị nội bộ của Công ty cổ phần, cơ quan này có nhiệm vụ chuyên trách giám sát và đánh giá Hội đồng quản trị và những người quản lý điều hành nhân danh cổ đông, vì lợi ích của cổ đông và của Công ty cổ phần.
Tách bạch trong cấu trúc vận hành công ty cổ phần
Như đã phân tích, tách bạch trong công ty cổ phần có thể hiểu là sự tách bạch quyền sở hữu và quyền quản lý. Với 4 chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát dựa theo lý thuyết quản trị, mỗi chức năng sẽ thuộc vai trò riêng của mỗi cơ quan trong công ty cổ phần. Việc tách bạch được thể hiện cụ thể trong cấu trúc vận hành của công ty cổ phần như sau:
Chủ sở hữu công ty (là các cổ đông) chủ yếu thực hiện chức năng hoạch định, thông qua cơ quan: Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.
Hoạch định là tiến trình nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu. Những cổ đông góp vốn vào công ty là chủ sở hữu nhưng thường không tham gia quản lý điều hành công ty song họ vẫn có quyền được biết nguồn vốn mình góp vào được dùng với mục đích gì, được sử dụng như thế nào và nên sử dụng như thế nào. Ngoài ra hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cũng có chức năng hoạch định các vấn đề mang tính chất chiến lược cho công ty…
Giám đốc và Ban điều hành chủ yếu thực hiện chức năng tổ chức, lãnh đạo.
Tổ chức, lãnh đạo là việc lựa chọn những công việc, giao cho mỗi bộ phận thực hiện đồng thời phải đảm bảo kỷ cương, kỷ luật và động viên nhân viên.
Ban kiểm soát chủ yếu thực hiện chức năng kiểm soát.
Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự khách quan, minh bạch trong công ty cổ phần, Ban kiểm soát sẽ đo lường kết quả thực tế và so sánh với tiêu chuẩn nhằm phát hiện những sai lệch và đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Mô hình tổ chức hoạt động của công ty cổ phần
Mô hình tổ chức hoạt động của công ty cổ phần gồm 02 mô hình: Mô hình có Ban kiểm soát và mô hình không có ban kiểm soát.
Mô hình có Ban kiểm soát: Mô hình này gồm có: Đại hội cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc/ Tổng giám đốc; Ban kiểm soát công ty.
Có thể nói rằng, do bản chất “là loại hình công ty đối vốn, có tư cách pháp nhân, công ty cổ phần được tổ chức quản lý theo cơ chế có sự tách biệt khá rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty. Quyền quản lý công ty không dàn trải, phân bổ cho các cổ đông mà được tập trung ở bộ máy có tính “chuyên nghiệp”. Các cổ đông nắm quyền sở hữu công ty, có quyền bầu ra bộ máy quản lý công ty nhưng bản thân mỗi cổ đông không phải là người quản lý công ty”. Chính vì vậy, sự tham gia của Ban kiểm soát là rất cần thiết đối với việc giám sát mọi hoạt động của hội đồng quản trị.
Mô hình không có Ban kiểm soát: Mô hình này không có ban kiểm soát mà thay vào đó có thành viên độc lập Hội đồng quản trị và ban kiểm toán nội bộ.
Mô hình quản trị này có cơ cấu tổ chức bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong đó thành viên độc lập Hội đồng quản trị và ban kiểm toán nội bộ thuộc hội đồng quản trị; riêng ban kiểm toán nội bộ là cơ quan giúp việc cho hội đồng quản trị, giữ vai trò cung cấp khả năng quản lý rủi ro và đánh giá hiệu quả các quy trình kiểm soát nội bộ, tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn kiểm soát các dự án mới, tư vấn về việc đánh giá quản trị rủi ro, đảm bảo thực hiện các hoạt động kiểm tra để đưa ra những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát, đánh giá nội bộ báo cáo trực tiếp gửi lên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc về tình hình tài chính – kinh doanh và các vấn đề khác.
Xem thêm:
Ưu thế vượt trội trong huy động vốn của công ty cổ phầnSoạn thảo hợp đồng thương mại, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực