Tắm nắng có tác dụng rất tốt đến sức khỏe của bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thế nhưng, dưới tác động của ô nhiễm môi trường cùng với lượng tia bức xạ cao trong tia nắng mặt trời như hiện nay, liệu tắm nắng cho trẻ sơ sinh có còn mang lại hiệu quả? Tắm nắng như thế nào là an toàn và hiệu quả nhất cho bé? Huggies mời các mẹ tìm đọc qua bài viết dưới đây!
- Trăng ơi từ đâu đến tập đọc lớp 4 – Hướng dẫn soạn bài
- 5 Lưu Ý Quan Trọng Khi Cho Bé Ăn Dặm Bằng Muối Hồng Himalaya
- Điều cấm kị khi cho mì chính vào món ăn bạn cần phải biết để giữ sức khỏe
- Khi nào bé đi nhà trẻ và những kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo
- Top 9 Phần quà, phần thưởng tổng kết năm học cho trẻ mầm non ý nghĩa nhất
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Giúp trẻ sản sinh vitamin D
Theo Mayoclinic, Vitamin D cần thiết trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi, từ đó giúp hệ xương và răng chắc khỏe. Để hấp thụ được vitamin D thì cơ thể cần phải tiếp xúc trực tiếp với tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Do đó, việc tắm nắng đúng cách sẽ giúp trẻ có thể tự sản sinh được vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Bạn đang xem: Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh? Hướng dẫn tắm nắng đúng cách cho bé
Thêm nữa, việc phơi nắng vào buổi sáng cũng giúp hệ miễn dịch và hệ thần kinh của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giúp trẻ phòng tránh được nhiều căn bệnh.
Phòng ngừa tình trạng vàng da
Hiện nay, tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, đặc biệt với những trẻ nhẹ cân, sinh non,… Các bác sĩ vẫn thường khuyên phụ huynh cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để đẩy lùi cũng như cải thiện tình trạng vàng da mức độ nhẹ. Việc cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên có thể ngăn ngừa tình trạng vàng da bởi phổ ánh sáng xanh của mặt trời có cso hiệu quả trong việc giảm nồng độ bilirubin (tác nhân chính gây vàng da) của cơ thể trẻ.
Tăng nồng độ insulin
Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể bổ sung vitamin D, từ đó giúp nồng độ insulin trong cơ thể luôn duy trì ở mức cân bằng. Vậy nên việc cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ khi mới sinh ra sẽ có thể giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tăng nồng độ hoóc môn serotonin
Nồng độ hoóc môn serotonin thấp có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc chẳng hạn tức giận, trầm cảm và những vấn đề liên quan đến phát triển khác. Hơn nữa, hoóc môn này cũng có tác dụng điều chỉnh giấc ngủ, quá trình tiêu hóa. Vì vậy, nếu thấy trẻ thường xuyên cau có hoặc gặp các vấn đề về giấc ngủ thì bố mẹ có thể cho con tắm nắng thường xuyên để khắc phục tình trạng này.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp sản sinh vitamin D hỗ trợ hệ xương và răng của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp hấp thụ Vitamin D hiệu quả
Sau sinh bao lâu trẻ sơ sinh có thể tắm nắng?
Trẻ sơ sinh từ 3 ngày tuổi nếu sinh đủ tháng đủ ngày và không gặp vấn đề bất thường gì, thì bố mẹ đã có thể tập cho con quen dần với ánh nắng mặt trời bằng cách phơi nắng khoảng 15 phút vào buổi sáng. Trường hợp phụ huynh muốn cẩn thận hơn thì có thể đợi trẻ ổn định, khoảng 7-10 ngày sau sinh là có thể bắt đầu cho trẻ tắm nắng. Các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo ngại con sẽ bị cảm lạnh, vì nhiệt độ từ mặt trời sẽ đủ để sưởi ấm cho con. Ngoài ra, nếu mẹ tắm nắng đúng cách cho con thì có thể hạn chế việc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh.
Tuy nhiên, đối với trẻ chưa đầy 1 tháng tuổi, để tránh việc bé cảm lạnh lúc tắm nắng thì bố mẹ nên cho nắng tiếp xúc chủ yếu với phần bụng và hai chân, hai tay của con, đặc biệt nên giữ ấm vùng ngực, lưng cho con.
Phơi nắng cho trẻ sơ sinh vào lúc nào trong ngày?
Thời gian trong ngày phù hợp cho trẻ tắm nắng là khoảng 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.
Khoảng thời gian từ 6-9 giờ là thời gian thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể, vì thời điểm này tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh nắng mặt trời khá yếu. Khoảng sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp trẻ hấp thụ canxi và photpho tốt nhất, có ích cho sự phát triển hệ xương của trẻ.
Lưu ý quan trọng là từ 10-16 giờ mẹ cần tuyệt đối tránh cho bé tiếp xúc với ánh nắng vì đây là khoảng thời gian tia cực tím trong ánh nắng mặt trời xuất hiện cực mạnh sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.
Khoảng 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều là thời gian trong ngày phù hợp cho trẻ tắm nắng (Nguồn: Sưu tầm)
Mỗi lần tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu là đủ?
Lúc đầu mẹ chỉ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong vài phút đều đặn mỗi ngày, sau tăng dần. Khi trẻ được 3 tháng trở lên là có thể tắm nắng trong khoảng nửa giờ. Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng phơi nắng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động.
Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa hè
Vào mùa hè, trời nắng sớm, mặt trời gay gắt, chói chang nên bố mẹ cần tranh thủ cho bé tắm nắng sớm để hạn chế tác hại của tia cực tím lên làn da còn mỏng manh của bé cũng như nắng nóng có thể khiến bé nóng và khó chịu. Vậy nên, khoảng từ 6 – 7 giờ sáng là thời gian lý tưởng cho trẻ sơ sinh tắm nắng vào mùa hè.
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt bé. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng quá oi bức, cha mẹ không nên cho bé tắm nắng nhiều để hạn chế nguy cơ mất nước khi bé bị đổ mồ hôi quá nhiều.
Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa đông
Vào mùa đông, trời lạnh nên cha mẹ thường hạn chế cho trẻ ra ngoài vì lo sợ trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm hô hấp,… Hơn nữa, việc cho trẻ mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra ngoài cũng khiến làn da của trẻ ít được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hệ quả là trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D vào mùa đông.
Đặc điểm thời tiết vào mùa đông là trời thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn và ánh nắng lại yếu. Vậy nên, cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn vào mùa này là bố mẹ nên đợi đến khi trời ấm hơn, thường là khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ sáng mới cho bé tắm nắng. Ngoài ra, bố mẹ lưu ý là nên chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng nhưng không có gió lùa và không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt con. Trong những ngày thời tiết quá lạnh, hoặc khi trời nhiều gió thì không nên cho trẻ tắm nắng để đảm bảo sức khỏe.
Tham khảo thêm:
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi trong mùa hè Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông để bé luôn khỏe mạnh
Bố mẹ cần chọn thời gian cho trẻ tắm nắng phù hợp với mỗi mùa (Nguồn: Sưu tầm)
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi?
Thực tế, không có quy định nào giới hạn về độ tuổi cho trẻ phơi nắng vì việc tổng hợp vitamin D vẫn rất quan trọng. Do đó, nếu phụ huynh có thời gian thì vẫn nên cho trẻ tắm nắng đều đặn đến khi trẻ được 3 đến 4 tuổi bởi đây là thời điểm bé đã đến nhà trẻ và thường xuyên được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thông qua những hoạt động ngoại khóa hoặc trên đường từ nhà tới trường rồi.
Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da an toàn
Hiện tượng vàng da thường xuất hiện sau 72 giờ kể từ lúc trẻ sinh ra. Nguyên nhân chính là do chất bilirubin. Chất này có sắc tố vàng được tạo ra do quá trình phá vỡ tự nhiên của hồng cầu sản sinh ra và sẽ khiến da của trẻ sơ sinh có màu vàng.
Việc tắm nắng được xem là biện pháp hữu hiệu để trẻ sơ sinh nhanh chóng hết vàng da và tránh được những nguy cơ, biến chứng khác. Theo nghiên cứu của National Library of Medicine, ánh nắng mặt trời có thể phòng ngừa và điều trị tăng bilirubin trong máu ở trẻ sơ sinh đủ tháng và sinh non. Tuy nhiên, cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da này chỉ hiệu quả và nên áp dụng đối với trường hợp vàng da sinh lý. Nếu trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để nhận được cách điều trị phù hợp nhất từ các bác sĩ.
Xem thêm : Top 9 các môn năng khiếu cho bé phát triển toàn diện
Nguyên tắc tắm nắng cho trẻ vàng da cũng tương tự như các trẻ bình thường khác. Ngày đầu tiên bố mẹ nên phơi nắng cho con trong bóng râm để làm quen. Sau đó, tăng dần lên 5 -10 phút trong ngày thứ 2 và các ngày tiếp theo để con làm quen dần với ánh nắng. Lưu ý là bố mẹ cũng cần quan sát biểu hiện da của bé để điều chỉnh thời gian tắm nắng phù hợp và chỉ nên phơi nắng cho trẻ trong 15-20 phút và tối đa là 30 phút mỗi ngày.
Tham khảo thêm: Cách phân biệt vàng da sơ sinh bệnh lý và sinh lý
Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da chỉ hiệu quả đối với trường hợp vàng da sinh lý và nhẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý để thực hiện tắm nắng cho trẻ an toàn
Một số lưu ý cho mẹ giúp việc tắm nắng cho bé hiệu quả hơn:
Theo Parenting, khi tắm nắng, mẹ nên mặc ít áo cho bé và để hở chân, tay của bé dưới ánh nắng sớm mai. Thoạt đầu, có thể vén áo, quần để tắm nắng tay, chân và mông trẻ. Sau đó tuỳ tiết trời dần dần mở rộng phạm vi để hở da thịt trẻ. Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào sáng sớm, khoảng 7h – 7h30, lúc mặt trời chưa nắng gắt. Chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi gió lộng, nhiều ánh sáng mặt trời để tắm nắng cho trẻ. Mẹ không nên phơi nắng cho bé thông qua cửa kính vì có thể cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể bé. Về mùa đông, buổi sáng thường ít nắng và nhiều gió, mẹ có thể tranh thủ cho trẻ tắm nắng từ 16h – 17h chiều. Những ngày thời tiết bất thường hoặc trong thời điểm giao mùa, mẹ có thể “bỏ qua” việc này. Tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu bé. Mẹ nên đội mũ, che mắt cho bé để tránh bé bị chói sáng. Tránh phơi nắng cho bé quá thời gian khuyến cáo (từ 30 – 40 phút), việc này có thể làm phản tác dụng của phơi nắng. Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, hoặc bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng. Cả mẹ và trẻ cùng tắm nắng để tạo cảm giác thân thương, gần gũi, giúp trẻ thích thú khi trẻ tắm nắng.
Một số sai lầm của mẹ khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Tắm nắng càng lâu càng tốt
Mặc dù ánh nắng buổi sáng khá tốt sức khỏe của trẻ nhưng mỗi tuần bố mẹ chỉ nên cho con tắm nắng 2 giờ và chia đều cho mỗi ngày. Trẻ sơ sinh mỗi ngày chỉ cần phơi nắng vài phút sau đó tăng dần thời gian. Khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi, phụ huynh có thể tắm nắng tối đa cho trẻ 30 phút/ ngày.
Tắm nắng thì cần cởi hết quần áo cho trẻ
Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần thực hiện lần lượt trên các vùng da nhất định từ bàn chân, cổ chân đến lưng trước và lưng sau, sau cùng là chân, đùi, ngực và tay. Không nên cởi hết quần áo của bé vì mặt trời sẽ chiếu trực tiếp vào đầu, mắt dễ gây nên những tổn thương ở những vùng da nhạy cảm, còn non nớt của bé.
Bé nào cũng cần phải tắm nắng
Thực tế, không phải đứa bé nào cũng có thể tắm nắng được. Bố mẹ cần xem xét con mình có thích hợp để tắm nắng hay không? Những trẻ bị mắc các bệnh ngoài da như viêm da, Eczema,… thì không nên tắm nắng. Ánh nắng sẽ không tốt với sự phát triển của những bé có bệnh về da. Để đảm bảo sự phát triển của những trẻ này bố mẹ có thể bổ sung vitamin D trong khẩu phần của bé.
Tham khảo thêm: Các thông tin về bệnh chàm Eczema
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính cũng hiệu quả
Một số các bậc phụ huynh lo ngại rằng việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ gây tổn thương cho làn da còn non nớt của bé. Do đó, bố mẹ thường cho trẻ phơi nắng sau cửa kính với suy nghĩ rằng bé vẫn có thể hấp thụ vitamin D và không gây hại cho da. Tuy nhiên, quan điểm này không chính xác vì tấm cửa kính chắn trước sẽ khiến trẻ không hấp thụ được tia UVB trong ánh nắng mặt trời và không hấp thụ được vitamin D. Vậy nên, nếu lo ngại ánh nắng gây hại bé thì bố mẹ có thể tắm nắng cho bé vào sáng sớm và chọn nơi thoáng mát.
Xem thêm:
Vì sao phải chăm sóc da cho bé tránh khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời? Cách chăm sóc da cho bé khi đi nắng Lưu ý khi dùng kem chống nắng khi tắm nắng cho bé
Huggies hy vọng thông qua bài viết này bố mẹ đã có những kiến thức về việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Ngoài phơi nắng thì sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng để giúp bé tổng hợp các chất, phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời. Mẹ có thể tham khảo thêm Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng và đặt câu hỏi ở chuyên mục Góc chuyên gia .
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non