Thóp trẻ sơ sinh là 2 điểm mềm trên đầu của trẻ, gồm thóp trước và thóp sau. Ngoài vai trò giúp bé dễ dàng chào đời hơn thì thóp còn phản ánh các vấn đề sức khoẻ của trẻ, có thể kể đến là vấn đề đóng thóp sớm hay trễ hơn so với bình thường đều rất đáng lo ngại. Mời các mẹ cùng đọc qua bài viết sau của bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư, hiện đang công tác tại khoa Nhi, Bệnh Viện Sản Nhi Cà Mau, để hiểu rõ hơn nhé!
Cấu tạo và vai trò của thóp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Khi trẻ vừa mới chào đời, hệ thống và cấu trúc xương của trẻ vẫn chưa hoàn thiện được như người lớn, đặc biệt là các xương vùng đầu. Các mẹ có thể sờ thấy vùng mềm trên đầu của bé, được gọi là thóp. Thóp của trẻ sơ sinh còn được gọi là cửa đỉnh đầu, có cấu trúc màng sợi, để gắn kết các xương đầu lại với nhau, vì lúc trẻ sinh ra các khớp xương giữa các mảnh xương đầu chưa dính lại với nhau, do phần xương của đỉnh sọ chưa hoàn thiện nên chưa khép kín lại hoàn toàn mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Có tất cả 6 thóp, nhưng thường chỉ quan tâm 2 thóp lớn : thóp trước (thóp Bregma) và thóp sau (thóp Lamda). Thóp trước là khe hở ở giữa xương đỉnh đầu và xương trán, có hình dạng giống hình thoi, còn được các mẹ gọi là “mỏ ác”. Thóp sau là khe hở nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm, có hình tam giác. Ngoài ra, còn có 4 thóp khác ở xương bướm và xương chẩm, ít được nhắc đến do rất nhỏ và rất mau đóng lại nên hầu như không sờ được rõ.
Bạn đang xem: Thóp của trẻ sơ sinh đóng sớm hay trễ có đáng lo không?
Xem thêm : Giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào?
Đặc biệt, thóp trước là thóp có kích thước to dễ sờ thấy nhất, kích thước thay đổi vào những ngày đầu sau sinh, từ 0.6 đến 3.6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng có kích thước tương tự nhau. Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay.
Vai trò của thóp:
- Khi mẹ chuyển dạ sinh em bé, đầu bé chui ra từ người mẹ đã bị ép chặt lại, em bé đi qua khung xương chậu, âm đạo, nhờ cấu trúc giải phẫu linh hoạt của thóp mà xương sọ có thể điều chỉnh được. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi đó bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương. Vì lí do đó mẹ có thể sẽ thấy đầu em bé dài ra khi mới sinh và sau đó 1 thời gian ngắn đầu bé ngắn và tròn lại.
- Khi não của bé phát triển trong những năm đầu kích thước lớn dần thì hộp sọ cũng phát triển lớn dần giãn nở theo.
- Thóp còn đóng vai trò như một khoảng trống đàn hồi, bảo vệ não bộ của bé trước áp suất bên ngoài môi trường. Như trong giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như một cái đệm khi trẻ bị ngã và bảo vệ trẻ khỏi chấn thương não.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non