Theo các tổ chức dinh dưỡng nhi khoa, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu ăn tất cả các thức ăn đặc tương tự như người lớn trong bữa chính. Chuẩn bị bữa ăn cho bé có thể bằng cách nghiền, cắt nhỏ, xay nhuyễn hoặc cắt lát với đa dạng hương vị, kết cấu và nhiều loại khác nhau, cho phép trẻ được tận hưởng chế độ ăn uống không giới hạn.
Chính vì thế, cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn cơm khi được 6 tháng tuổi miễn là loại thực phẩm này được chế biến và phục vụ theo cách an toàn cho bé ăn mà không gây nguy cơ mắc nghẹn.
Bạn đang xem: Trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào?
Xem thêm : Thứ tự phim Harry Potter – Thứ tự các tập phim Harry Potter theo thời gian
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thử ăn cơm, từ lúc trẻ 4-6 tháng tuổi, cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn dạng đặc mềm như ngũ cốc, bột yến mạch, lúa mạch và thức ăn xay nhuyễn chuyên dùng cho trẻ ăn dặm. Những loại ngũ cốc này được trộn với sữa công thức dành cho trẻ em hoặc sữa mẹ để tạo ra độ sệt hoàn hảo. Nhà sản xuất thường bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ khi chế độ dinh dưỡng với sữa mẹ hay sữa công thức hoàn toàn không còn đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu của trẻ. Hơn nữa, những món ăn khởi đầu này sẽ giúp bé học cách ăn và giúp bé thích nghi với hương vị, kết cấu mới cũng như giúp hệ tiêu hóa của bé chuẩn bị cho một chế độ ăn uống đa dạng hơn.
Ngoài ra, thời điểm khi nào cho bé ăn cơm nát còn tùy thuộc vào từng trẻ. Đối với trẻ sinh non, sinh nhẹ cân hay mắc các bệnh lý bẩm sinh, khi nào cho trẻ ăn cơm nên được trì hoãn. Theo đó, cha mẹ có thể chọn lúc thích hợp thử thức ăn đặc khi:
- Bé có thể ngẩng cao đầu với khả năng kiểm soát đầu tốt
- Bé có vẻ háo hức muốn được cho ăn hoặc thích ăn thức ăn (chúng mở miệng khi thìa hướng về phía mình hoặc với lấy bất cứ thứ gì thấy người lớn đang ăn)
- Bé có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ thìa vào trong miệng
- Trọng lượng đã tăng gấp đôi so với khi chào đời
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục