Cha mẹ nào có con mới tựu trường cũng không khỏi bất an vì trẻ bị ốm khi mới đi học, ở nhà lại bình thường. Thậm chí có trường hợp trẻ đi học một hôm nhưng lại nghỉ ốm cả tuần khiến việc trở lại lớp là nỗi ám ảnh của phụ huynh và các bé.
Mọi người thường nghĩ rằng mùa đông mới là mùa bệnh cúm hoành hành, nhưng trên thực tế mùa thu lại chính là thời điểm bệnh cúm bắt đầu. Nhiệt độ mát lạnh của mùa thu – mùa tựu trường thường khiến cho virus cúm tồn tại lâu hơn. Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, xuất hiện quanh năm và xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết chuyển giao mùa, chủ yếu do các chủng virus cúm gây ra.
Bạn đang xem: Lưu ý các vấn đề sức khỏe ở trẻ khi mới đi học
Triệu chứng của bệnh giao mùa ở trẻ này thường khởi phát đột ngột, với biểu hiện sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Một số trẻ còn bị nôn mửa và tiêu chảy. Hầu hết trẻ có thể hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng một tuần nhưng cúm cũng có thể gây ra bệnh trầm trọng và tử vong ở nhóm có nguy cơ cao. Thời gian ủ bệnh 2-3 ngày, bệnh lây lan rất nhanh và dễ dàng qua các hạt nhỏ khi người bị nhiễm bệnh ho, bắn vào không khí, sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.
Xem thêm : 10 lợi ích quan trọng của việc đọc sách
Theo WHO, việc tiêm phòng vắc-xin cúm làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do cúm đến 70 – 80%. Ngay cả người khỏe mạnh, việc tiêm ngừa cúm làm giảm 70 – 90% nguy cơ mắc bệnh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo sử dụng chích ngừa vắc-xin cúm và vắc-xin cúm tái tổ hợp.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần đảm bảo vệ sinh cá nhân cho con, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối, giữ ấm cơ thể, cho trẻ ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Nếu có điều kiện nên cho con tiêm vắc- xin cúm để phòng bệnh. Khi trẻ có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục