1.1.3.1. Khái niệm “ hoạt động tạo hình”
Trong từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê đã giải thích: Tạo hình là tạo ra các hình thể bằng đường nét màu sắc, hình khối.
Bạn đang xem: Hoạt động tạo hình và vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo
Tạo hình là hoạt động nghệ thuật nói chung, một trong những hoạt động nghệ thuật quan trọng và được trẻ mầm non yêu thích. Là một hoạt động rất lí thú và bổ ích, nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, dễ dàng hòa nhập – cảm thụ vẻ đẹp phong phú đa dạng của thế giới xung quanh. Nó rèn luyện phát triển cho trẻ khả năng sang tạo ra cái đẹp và đặc biệt là hình thành bồi dưỡng cho trẻ các cảm xúc, tình cảm, thẩm mĩ, trí tuệ, một yếu tố cơ bản trong việc hình thành nhân cách toàn diện.
Tạo hình là một môn học tổng hợp, ở đó trẻ không chỉ được rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, phát triển trí tuệ, mà còn được hình thành các cảm xúc thẩm mĩ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ. Vì thế, khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ cần đưa ra các phương pháp, iện pháp, cách thức sao cho phù hợp với tâm lí trẻ em. Không nên đưa ra các nội dung quá khó khan hoặc quá dễ dàng đối với trẻ điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Hoạt động tạo hình là một trong những môn học hấp dẫn, gây hứng thú đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, quan sát, khám phá và phát hiện ra thế giới xung quanh có rất nhiều điều kì diệu gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm đặc biệt.
Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.
Như vậy có thể hiểu: “Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực sống bằng những hình tượng nghệ thuật trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối… gửi gắm tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ vào các tác phẩm nghệ thuật”.[6]
1.1.3.2. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi
a. Đặc điểm khả năng thể hiện bằng đường nét, hình dạng.
Do sự phát triển nhanh về thể lực , cơ bắp và độ khéo léo của vận động, trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú hơn của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và vẻ thiếu hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược. Với trình độ phát triển chung của năng lực nhận thức thẩm mỹ và kỹ năng vận động, trẻ ở độ tuổi này đã có thể cảm nhận được tính nguyên thể của các hình ảnh đối tượng miêu tả và biết dùng các đường nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển, để truyền đạt hình dáng trọn vẹn của mọi vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thể hiện tư thế vận động, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo. Đặc biệt trẻ 5-6 tuổi đã khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và hình để thể hiện vẻ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể.
b. Đặc điểm khả năng thể hiện bằng màu sắc
Sang tuổi mẫu giáo lớn, trẻ tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: “Màu không bắt chước” và “màu bắt chước”. Tình trạng vẽ màu chưa suy nghĩ vẫn còn khá phổ biến. Điều này có nghĩa là trẻ có thể vẽ “ Màu bắt chước” kiểu thuộc lòng các màu quy định theo chuẩn mẫu hoặc trẻ vẽ “Màu không bắt chước” kiểu tự do, ngẫu nhiên, hoàn toàn không liên hệ với nội dung ý đồ miêu tả. Hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tranh vẽ, làm giảm sức truyền cảm của hình tượng đã được trẻ tạo nên và làm giảm hứng thú và niềm say mê của trẻ khi hoạt động tạo hình. [6]
Xem thêm : 10 loại rau củ quả giàu dinh dưỡng giúp bạn khỏe mạnh mỗi ngày
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, một số trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực và làm quen qua quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc. Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách
sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó mà biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, và ước mơ của mình.
c. Đặc điểm khả năng xây dựng bố cục.
Ngoài khả năng tạo nhiệp điệu, trẻ mẫu giáo lớn đã biết tạo nên bố cục tranh với thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng (Các hình ảnh không đồng đều: to-nhỏ, cao-thấp). Để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung và hình thức của tranh, nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động và các mối quan hệ giữa các sự vật nhận vật để tạo ra một không gian có chiều sâu với nhiều tầng cảnh. Tính nhịp điệu trong bố cục tranh vẽ của trẻ 5-6 tuổi được thể hiện ở nhiều vẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi lặp lại của các hình ảnh không cùng loại, bằng sự phân biệt, thể hiện quan hệ chính-phụ,…
1.1.3.3. Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, về trí tuệ, về thẩm mĩ, về thể chất và hình thành những phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.
* Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng. Trong hoạt động tạo hình trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được sự hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng ,hình tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như : óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
Trong quá trình tri giác các đối tượng miêu tả, các tính chất, các thuộc tính của các sự vật, hiện tượng như màu sắc, hình dạng, kích thước, … được trẻ tích cực ghi nhận, đối chiếu với các chuẩn mẫu mà trẻ đã biết, để tiếp đó trẻ phân loại, hình thành, bổ sung những hình tượng mang tính nghệ thuật. Quá trình này đòi hoit sự nỗ lực của các thao tác trí tuệ như phân tích đối chiếu, so sánh.
Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc.
* Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp xã hội.
Hoạt động tạo hình có một vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. Khi tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa- xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh.
Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ sẽ trải nghiệm những xúc cảm đặc biệt như tình yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Đó chính là điều kiện để hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, biết chia sẻ, quan tâm chăm sóc tới người khác và các kỹ năng giao tiếp xã hội.
Xem thêm : Nên cho trẻ ăn trứng như thế nào?
Quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm sẽ giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng hoạt động thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, tính tích cực.
* Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ: việc quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ, sự sắp xếp không gian,…) nhận ra được những nét độc đáo, tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.
Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trực quan (đường nét, hình dạng, màu sắc,…) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú.
Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảm đặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục, không gian,… chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm văn
hóa thẩm mỹ rất phù hợp với lứa tuổi của trẻ em, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm mỹ sau này.
* Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thế chất của trẻ Hoạt động tạo hình sẽ giúp phát triển ở trẻ khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và tay, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay, từ đó giúp cho việc học viết của trẻ ở tiểu học sẽ đạt kết quả tốt.
* Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông
Hoạt động tạo hình góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học- kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với các môn học mới ở tiểu học.
Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị về tân lý cho trẻ bước vào học tập tại trường tiểu học: hoạt động này giáo dục ở trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của cô giáo. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực điều khiển hành vi của mình nahừm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
1.1.3.4. Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tạo hình
Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường là những tác động của giáo viên nhằm giúp trẻ nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường, hình thành những hành vi và rèn luyện ý thức của trẻ trong việc giữ gìn ý bảo vệ môi trường, kích thích trẻ tham gia các hoạt động làm xanh sạch đẹp môi trường xung quanh trẻ.
Sử dụng hợp lý các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi sẽ hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực, biết giải quyết các vấn đề trong hoạt động bảo vệ môi trường một cách tự giác thông qua những bài học tạo hình như: vẽ, cắt xé dán…
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non