Như mọi người đều đã biết nước biển của chúng ta đều mặn. Nhưng lý do tại sao nước biển lại mặn thì chưa chắc mọi người đã biết hết. Một vấn đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng mà đại đa số mọi người đều không bỏ thời gian ra tìm hiểu.
Nếu bạn cũng có thắc mắc lý do tại sao nước biển lại mặn thì hãy dành thời gian cùng Sơn Hà để đi tìm hiểu nhé!
Bạn đang xem: [Lý giải] Tại sao nước biển lại mặn? Muối được sinh ra từ đâu?
1. Tại sao nước biển lại mặn?
Như bạn đã biết, ⅔ bề mặt Trái Đất của chúng ta được bao phủ là nước, trong đó 97% trong số đó là nước biển mặn, chỉ 3% nước trên Trái Đất của chúng ta là nước ngọt và 2% là nước bị đóng băng hoặc nằm sâu dưới đất.
Ai ai trong chúng ta cũng đều biết nước biển mặn là điều dĩ nhiên. Nhưng nguyên nhân do đâu tại sao nước biển lại mặn? Lý do nước biển quá mặn, mặn đến nỗi mà chúng ta không sử dụng được cho mục đích sinh hoạt là bởi vì hàm lượng muối có trong nước biển rất lớn, kết hợp với các khoáng chất và hợp chất như kali nitrat, bicarbonat chiếm đến 85% lượng chất rắn hòa tan.
Ước tính, có khoảng 3.5 % muối natri clorua có ở các đại dương trên Trái Đất, và quy đổi ra thành 50 triệu tỷ tấn muối và bạn rải khắp số lượng muối đó ở đất liền thì độ dày của nó phải lên tới 152 mét.
Bạn đã biết tại sao nước biển lại mặn?
Muối được tích tụ ở các đại dương theo nhiều hình thức khác nhau từ hàng tỷ năm về trước. Có một giả thuyết cho viết độ mặn trong nước biển là có từ trước và lượng muối này sẽ không thay đổi nếu tính theo tuổi của Trái Đất. Việc hàm lượng muối tăng lên hay giảm đi là không cố định theo thời gian.
Hơn thế nữa, độ mặn của nước biển ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất là không giống nhau. Ví dụ như ở các vùng cực thì nước biển không mặn bằng những chỗ khác vì chúng đã được băng ở đây khi tan ra sẽ hòa loãng. Còn đối với vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng lên khiến cho lượng nước bốc hơi lớn và khi mưa đổ xuống sẽ làm cho nước biển mặn hơn.
2. Tại sao muối lại xuất hiện nhiều ở nước biển?
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu tại sao nước biển lại mặn? Nguyên nhân do đâu mà lượng muối lại xuất hiện nhiều ở biển như vậy? Và nguyên nhân làm nước biển mặn là do muối có trong nước, vậy bằng cách nào mà lượng muối khổng lồ này lại xâm nhập được vào đại dương bằng nhiều cách khác nhau. Tìm hiểu ngay!
2.1. Được sinh ra từ đá, các lớp trầm tích dưới đáy biển
Nguyên nhân đầu tiên mà khiến cho muối xuất hiện nhiều ở nước biển là do lượng muối sinh ra từ đá, từ các lớp trầm tích ở tận sâu dưới đáy biển. Khi nước mưa rơi xuống hòa tan các khoáng chất, muối từ đá cuốn chúng chảy ra sông. Lượng muối tích tụ ở những con sông lớn bé lâu dần theo nguồn dòng chảy được đưa tới các đại dương qua các cửa biến. Cứ như vậy, một thời gian dài về lâu sau đó, lượng muối cứ lắng đọng dần làm cho nước biển mặn.
2.2. Núi lửa phun trào
Núi lửa hoạt động ở cả trên đất liền và dưới đại dương đều có chứa các khoáng chất, muối lẫn và nước biển. Lượng muối khác thất thoát từ các dung nham phun từ miệng núi lửa ra nằm sâu dưới lớp của những con sông. Các lớp magma xuất phát từ núi lửa ở tận dưới đáy của đại dương ngoi lên làm nóng tầng nước ở khu vực này.
Đồng thời cộng thêm các loại đất đá, dung nham từ việc núi lửa phun trào lắng lại dưới đáy biển rồi bị hòa tan. Các rặng đại dương có các lỗ thông thủy nhiệt có nhiệt độ rất cao làm tan chảy được các tảng đá nằm dưới lớp vỏ đại dương chứa rất nhiều lượng muối và khoáng chất trong đó.
Từ đó, một lượng muối cực lớn được hòa tan vào các đại dương trên Trái Đất hàng năm làm cho các đại dương một ngày một mặn lên so với hồi đầu.
Xem thêm : Tổng hợp 10 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hấp dẫn nhất
Nước biển mặn do muối được sinh ra từ núi lửa phun trào
2.3. Nhiệt độ tăng lên
Ở trên đã lý giải 2 nguyên nhân tại sao nước biển lại mặn do muối sinh ra? Tiếp theo là nguyên nhân thứ ba muối xuất hiện nhiều ở biển là mặt trời tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn khiến cho bề mặt của các con sông, biển bị bốc hơi.
Theo đó mà các khoáng chất hòa tan không bị bay hơi, và muối ở dưới dần dần được cô đặc lại, còn lại lượng muối. Theo thời gian về lâu về dài, hàm lượng muối ngày càng nhiều hơn làm cho nước biển ngày càng mặn thêm.
Đối với vùng biển ở gần xích đạo thì nước biển ở đây sẽ ít mặn hơn so với cùng nhiệt đới do lượng mưa lớn hơn đã pha loãng lượng muối có trong nước biển. Khi nhiệt độ nóng và không khí không chuyện động được làm cho hơi nước bão hòa bầu khí quyển bên trên, từ đó hạn chế được việc nước bốc hơi.
2.4. Dòng nước chảy bắt nguồn từ đất liền
Theo một giả thuyết cho biết lượng muối xuất hiện từ các lớp đất xói mòn hoặc từ các dòng nham thạch chảy ra từ các con sông. Trên thực tế, phần lớn lượng muối của các đại dương thường xuất phát từ đất liền. Một khi nước mưa rơi xuống, muối và các khoáng chất có trong đá, đất khô sẽ được hòa tan và chảy theo dòng ra các con sông.
Nước sông mang theo các khoáng chất hòa được hòa tan xuống hạ lưu những con sông dưới dạng dung dịch. Lượng muối này tuy khá là ít nhưng tích tụ dần dần qua ngày và đổ ra các cửa biển dẫn ra đại dương làm nước biển ở đây. Có thể thấy rằng, lượng muối tăng hàng năm từ các con sông sẽ bằng với lượng muối được tích tụ dưới đáy biển.
Muối một phần được sinh ra từ dòng nước chảy bắt nguồn từ đất liền
Ngoài ra, hàm lượng muối trong nước biển cũng nhờ một phần đến từ lũ lụt. Một trận mưa lớn tại các khu vực quanh bờ biển sẽ đổ dồn về đại dương. Dòng nước chảy trên bề mặt và hòa tan các muối khoáng chất thành dung dịch và đổ ra biển. Sau khi bốc hơi, nước sẽ để lại lượng muối ở bên dưới.
3. Độ mặn của nước biển có sự thay đổi?
Theo các nhà nghiên cứu, đo lường độ mặn hay nồng độ của một số thành phần đặc biệt như Magie, NaCl, Natri thì độ mặn của nước biển thay đổi theo khoáng chất. Và sự biến thiên của nước biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ băng tan, lượng nước chảy ra biển, mức độ bay hơi, chuyển động của sóng, chuyển động của các dòng hải lưu,… là những yếu tố quan trọng.
Độ mặn của nước biển có sự thay đổi do mức độ băng tan, bay hơi, chuyển động sóng
Thực tế, Đại Tây Dương là đại dương mặn nhất với độ mặn trung bình khoảng 37,9 o/oo do nhiệt độ ở khu vực này khá cao và nằm cách đất liền khá xa nên không nhận được bất kỳ từ nguồn nước ngọt của các con sông suối để trung hòa bớt vị mặn của đại dương này.
Sự khác biệt về độ mặn của nước biển có thể sẽ lớn hơn trong tương lai bởi sự biến đổi của khí hậu. Khí hậu ấm hơn sẽ dẫn đến nhiều mưa và sự tan băng ở Bắc bán cầu là cực nhiều so với ở Nam bán cầu, từ đó có thể làm thay đổi độ mặn của biển chúng ta.
4. Tại sao có hiện tượng nước nhiễm mặn và bồn nước nào đựng được nước này?
Trước khi tìm hiểu xem tại sao lại có hiện tượng nước nhiễm mặn thì hãy tìm hiểu trước nước nhiễm mặn là gì? Nước nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan, chủ yếu là NaCl đã vượt qua ngưỡng cho phép.
Thường thì nguồn nước nhiễm mặn chủ yếu là do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong lòng đất liền, khiến cho nguồn nước ở các con sông, hồ, ao suối bị nhiễm muối làm cho nước bị nhiễm mặn. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở các vùng trũng, các khu vực ven biển.
Xem thêm : Truyện Chú Vịt Xám ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tuy nhiên, khi mùa khô kéo dài khiến cho nước ngọt ngày càng cạn kiệt thì quá trình xâm nhập của nước vào trong đất liền sẽ ngày càng nhanh hơn và vào sâu hơn nữa. Do đó, không chỉ có nhiễm mặn của các nguồn nước ở ao, sông hồ mà còn ở cả những mạch nước giếng khoan, những mạch nước ngầm.
Hiện tượng nước nhiễm mặn xảy ra do nhất nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến tác động từ thiên nhiên và tác động của con người gây ra.
- Tác động từ thiên nhiên:
Do sự biến thiên thất thường của khí hậu khiến tốc độ bổ sung nước ngầm từ lượng mưa bị ảnh hưởng rất nhiều. Sự tăng giảm thất thường nước mưa dẫn đến sự thay đổi đặc tính của nước khiến hình thành nước mặn,nước lợ.
Hay hiệu ứng nhà kính khiến cho băng ở hai cực tan nhanh, đẩy mực nước biển tự nhiên tăng lên khiến nước biển dâng trào, xâm lấn vào đất liền gây ra ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.
- Tác động con người:
Các hoạt động như xây dựng các đập thủy điện, khai thác dòng nước đầu nguồn gây ra hao hụt nước đổ về hạ lưu làm cho nước biển tự nhiên xâm nhập được vào các khu vực có địa hình thấp. Thủy triều dâng cao làm nước biển đổ ngược lại về hướng các con sông, khiến nước bị nhiễm mặn.
Hoạt động khai thác mạch nước ngầm gần biển cũng là một lý do dẫn đến hiện tượng nước nhiễm mặn, làm tăng nguy cơ nhiễm mặn của nước ngầm gần biển.
Nước tưới cây lấy từ các con sông thường có chứa lượng khoáng cực lớn, khi cây không thể hấp thụ hết thì dẫn đến hiện tượng tích tụ, làm nước ngày càng nhiễm mặn.
=> Xem thêm: Nước nhiễm mặn: Cách nhận biết, nguyên nhân, tác hại, cách xử lý
Nước bị nhiễm mặn do hoạt động từ thiên nhiên, con người
Việc nước nhiễm mặn và nên sử dụng loại bồn nào cho thích hợp đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và chú ý đến. Trên thị trường bồn nước có rất đa dạng các sản phẩm từ mẫu mã đến kích thước với nhiều mức giá khác nhau.
Trong đó, Sơn Hà là một trong những địa điểm được lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam của người tiêu dùng. Với nguồn nước nhiễm mặn, chúng tôi khuyến khích bạn nên sử dụng bồn nước nhựa ởi những công dụng hữu ích của nó dưới đây:
- Bồn nhựa Sơn Hà có khả năng chống chịu cực cao, chưa được hầu hết các loại nước khác nhau như nước biển, nước giếng khoan, nước có chứa nhiều khoáng chất,…
- Được làm từ chất liệu nhựa PE được sự công nhận trên toàn thế giới về độ an toàn trong khi sử dụng và có sự bền bỉ trước mọi tác nhân tiêu cực từ môi trường.
- Với độ bền cao, thời gian sử dụng bồn nhựa có thể lên tới hàng chục năm theo tùy từng người sử dụng.
- Việc tích trữ, bảo quản lượng nước chứa bên trong rất tốt, không để cho các loại vi khuẩn, tạp chất có hại xâm nhập vào bên trong.
- Không bị hấp thụ bởi nhiệt độ bên ngoài môi trường, không mất nhiều nhiệt vào mùa đông, không gây nóng quá vào hè.
- Giá thành lại rẻ hơn so với các loại bồn làm bằng chất liệu inox thông thường.
Nếu bạn có ý định muốn sử dụng bồn inox thì chúng tôi có lời khuyên là không nên sử dụng bởi khi sử dụng bồn sẽ bị gỉ sét, ăn mòn, ảnh hưởng đến nguồn nước và từ đó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.
Nếu vẫn đang phân vân không biết mua hàng chính hãng, chất lượng cao, bạn có thể tham khảo bồn nước nhựa tại Sơn Hà. Sơn Hà chúng tôi cam kết luôn cung cấp những mặt hàng chính hãng đảm bảo chất lượng và có giá cả cực kỳ hợp lý. Liên hệ hotline: 0969.26.90.90 nếu như bạn muốn mua bồn nhựa.
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao nước biển lại mặn?” Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp ở trên có lẽ đã đủ cho bạn có thêm những thông tin hữu ích và thú vị. Và trong trường hợp nào đó, bạn có thể áp dụng vào đời sống.
Đừng quên thường xuyên truy cập website Sonha.net.vn của chúng tôi để có thêm những thông tin tích cực đến từ chúng tôi nhé! Cảm ơn bạn vì đã theo dõi đến cuối bài viết
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non