Hiện nay đối với lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo có một từ chuyên môn để chỉ sức mạnh vòi vĩnh của trê em gọi là” pester power”. Nắm bắt được tâm lý của trẻ em thì đây là cơ sở để áp dụng các hình thức tiếp thị quảng cáo sản phẩm trẻ em.
1. Sức mạnh vòi vĩnh là gì?
Sức mạnh vòi vĩnh trong tiếng Anh là pester power.
Bạn đang xem: Sức mạnh vòi vĩnh là gì? Cách thức áp dụng trong truyền thông marketing
Hiện nay ta có thể thấy trong hoạt động truyền thông marketing “pester power” được biết dến là một thuật ngữ để nói tới sức mạnh vòi vĩnh của trẻ em. “Pester” có nghĩa là đòi hỏi, quấy rầy, làm phiền dai dẳng để đạt được một cái gì đó. “Power” có nghĩa là sức mạnh. Theo đó nên sức mạnh vòi vĩnh được hiểu là năng lực của những đứa trẻ khiến cho cha mẹ buộc phải mua món đồ chúng thích bằng cách đòi hỏi rất nhiều lần cho đến khi cha mẹ mua cho chúng.
2. Cách thức áp dụng trong truyền thông marketing:
Tâm lí của con trẻ thì khi thích một cái gì đó, chúng sẽ đòi hỏi cho bằng được, và đến khi bố mẹ quá mệt thì kết quả là họ sẽ mua thứ đồ mà những đứa trẻ yêu cầu. Theo đó nên tâm lí chung này đã được sử dụng như một công cụ hiệu quả trong ngành truyền thông marketing, đặc biệt là đối với các dòng sản phẩm có đối tượng khách hàng mục tiêu là trẻ em hoặc thậm chí đối với các sản phẩm tiêu dùng dùng cho cả gia đình.
Cách thức áp dụng sức mạnh vòi vĩnh – pester power trong truyền thông marketing:
Hiện nay cũng có nhiều cách để thu hút sự chú ý của trẻ em hướng tới các sản phẩm của doanh nghiệp. Đầu tiên có thể kể đến là sử dụng hình mẫu giải trí đang thịnh hành.
Xem thêm : Đi thăm bệnh nên mua gì? 9 món quà phục hồi sức khỏe tốt nhất
Ví dụ: Trên thực tế, đã có các mẫu quảng cáo hoặc các hoạt động xúc tiến bán cho sản phẩm sữa tươi hình thủy thủ mặt trăng, sữa tươi mang trí tưởng tượng tới các vùng đất hoạt hình có siêu anh hùng. Kết quả là trẻ em sẽ vòi vĩnh, đòi hỏi các bậc phụ huynh mua ngay mà không cần quan tâm tới giá trị dinh dưỡng hay giá cả.
Bên cạnh đó với cách khác đó là thực hiện các hoạt động chiến thuật gắn sản phẩm với một biểu tượng hình ảnh mà trẻ em cảm thấy thích và dần dần phát triển mối quan hệ thân thiết gần gũi giữa biểu tượng hình ảnh này và trẻ em. Các hình ảnh, biểu tượng được sử dụng phổ biến trong thời gian qua là Doraemon, gấu Pooh, mèo Kitty… Bên cạnh đó do nắm bắt được tâm lí thích sưu tập các loại đồ chơi khác nhau, các doanh nghiệp cũng thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi sưu tập đổi điểm lấy quà hay sưu tập các bộ phận khác nhau để ghép thành hình một món đồ chơi hoàn chỉnh.
3. Muôn vàn hình thức quảng cáo dưới dạng vòi vĩnh hiện nay:
Một cách tiếp cận thường thấy nhất là ăn theo các kiểu giải trí đang thịnh hành. Thực tế cho thấy trẻ con Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng các loại phim hoạt hình kiểu Pokemon, siêu nhân các kiểu của Nhật và các trò chơi điện tử đủ loại. Ngay lập tức trên thị trường xuất hiện các mẫu quảng cáo sữa tươi có thủy thủ mặt trăng, sữa tươi mang trí tưởng đi xa đến những vùng đất hoạt hình có anh hùng siêu nhân, hoặc sữa tươi có chơi điện tử hay ăn được sản phẩm.
Dĩ nhiên khi ăn theo các kiểu phim ảnh này, các nhãn hiệu được trẻ em thích thú ngay. Kết quả là trẻ em ồ ạt đòi mẹ mua sữa siêu nhân uống và công ty nào có siêu nhân thì tha hồ mà đếm tiền. Vậy sữa không có siêu nhân có bổ không và nếu bán giá rẻ hơn thì mẹ có mua không? Con quyết định nhãn nào thì mẹ mua nhãn đó. Vấn đề không phải là giá trị dinh dưỡng. Vấn đề là thỏa mãn yêu cầu của trẻ.
Vậy sữa không có siêu nhân có bổ không và nếu bán giá rẻ hơn thì mẹ có mua không? Con quyết định nhãn nào thì mẹ mua nhãn đó. Vấn đề không phải là giá trị dinh dưỡng. Vấn đề là thỏa mãn yêu cầu của trẻ.
Một cách tiếp cận thường xuyên nữa là xây dựng một nhân vật biểu tượng cho nhãn hiệu mà trẻ em có thể cảm thấy hứng thú ngay và dần dà phát triển cả quan hệ bạn bè với nhân vật đó. Hình thức tiếp thị này ảnh hưởng trẻ đến nỗi chúng có thể nhận dạng ngay lập tức nhân vật nào gắn với nhãn hiệu nào và đòi mẹ phải mua sản phẩm có nhân vật yêu thích trên đó, giống như là con sốt gà ảo một thời tung hoành trên thị trường.
Xem thêm : Top 10 bài hát hay nhất về chủ đề phương tiện giao thông dành cho bé yêu
Phương thức gây ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ trong thời gian vừa qua là sử dụng các nhân vật trong các game show cho trẻ như Hugo, Stinky & Stomper. Trên bao bì một số nhãn hiệu in vô số các nhân vật hoạt hình quen thuộc như Tweety bird, Doremon, Bugs Bunny, Pooh Bear, Tiggler…, thậm chí còn có cả Spiderman, siêu nhân cuồng phong, siêu nhân Gao… Vì thế, các nhãn hiệu nhắm vào trẻ em cũng theo đó mà sáng tạo ra, hay phỏng theo ác nhân vật trong phim ảnh để vẽ ra hình tượng riêng cho nhãn hiệu của mình.
Đối với doanh nghiệp, cách tiếp cận tốt và mang tính xã hội hơn là sử dụng ngân sách vào các chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ.
Như chúng tôi đã nói thì việc nắm được tâm lý thích sưu tập các loại đồ chơi khác nhau, các hãng cũng thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi sưu tập đổi điểm lấy quà hay sưu tập các bộ phận khác nhau ghép thành hình một món quà khuyến mãi. Những hình thức khuyến mãi như thế này rất thịnh hành và đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành hàng như sữa, kem, kẹo bánh cho trẻ con tại Việt Nam.
Ví dụ như một chương trình sưu tập que kem đổi xe đạp, máy vi tính đã từng gây ra những ý kiến khác nhau trong xã hội và gây ra những ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, khiến báo chí phải lên tiếng. Theo đó trẻ con có thể thích quà khuyến mãi quá, các em liên tục vòi mẹ mua sản phẩm để sưu tập trúng giải. Mấy ai biết được là chính tâm lý thích sưu tập và sức mạnh vòi vĩnh của trẻ em qua nghiên cứu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các công ty, sáng tạo ra những kiểu tác động bán hàng tăng doanh số.
Ngoài ra với một cách tiếp thị trẻ em rất chuyên nghiệp và gây ra hiệ ứng đó là tạo ra sân chơi, câu lạc bộ với nhiều trò chơi, đồ chơi hấp dẫn bắt chước theo phim ảnh, chương trình trò chơi trên TV,… nhằm thu hút sự tham gia của trẻ. Hầu như ngành hàng tiêu dùng nào cho trẻ em đều sử dụng hình thức này để quảng cáo sản phẩm của mình một cách hiệu quả. Bên cạnh đó khi tổ chức một chương trình như thế, các chuyên gia tiếp thị và quảng cáo đều tính toán kỹ lưỡng để có thể sử dụng tối đa cơ hội quảng cáo bằng những hình thức như treo các vật phẩm quảng cáo khắp nơi tại sân chơi, dán logo nhãn hiệu lên tất cả các góc để đồ chơi và trên cả đồ chơi. Các trò chơi đều mang ý nghĩa thông điệp mà sản phẩm muốn người tiêu dùng nhí này phải nhớ.
Cụ thể hơn cho nội dung này chungsta hiểu nếu như muốn nói khỏe phải chơi trò vận động, muốn nói đề kháng tốt phải chơi trò dũng sĩ diệt vi khuẩn, muốn nói trí tuệ thì tô tượng, vẽ tranh, chơi đố chữ… Sau khi chơi thỏa thích, các em được dùng thử sản phẩm và khi ra về các em được tặng quà có logo nhãn hiệu để luôn nhớ về nhãn hiệu và quyết tâm đòi mua cho bằng được. Đến nay, vì hình thức giải trí cho trẻ em còn rất hạn chế tại Việt Nam, nên các sân chơi này vô cùng hấp dẫn đối với các bà mẹ. Ít ra họ có chỗ để dẫn con mình đi chơi. Tuy nhiên, người tiêu dùng chưa có ý thức gì về việc lạm dụng quảng cáo của những sân chơi kiểu này đối với trẻ.
Bên cạnh đó chúng ta phải kể tới một hình thức mới hơn cũng vừa xuất hiện tại thị trường Việt Nam là “product placement”. “Product placement” là từ chuyên môn để chỉ việc dán logo hay đưa các tài sản quảng cáo có liên quan của nhãn hiệu như màu sắc, hình ảnh, âm thanh, nhạc viết riêng cho quảng cáo… vào các loại hình sinh hoạt của trẻ như đồ chơi, phim ảnh, chương trình TV, chương trình sinh hoạt của trẻ ở trường và ở các trung tâm giải trí. Tất cả những hình thức này tạo thành thế liên hoàn làm cho nhãn hiệu xuất hiện ở tất cả các điểm tiếp xúc của trẻ, dẫn đến việc ghi nhớ nhãn hiệu. Từ đó chúng ta có thể hiểu hơn về hình thức này.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo dục mầm non