Tăng cường sức đề kháng, chống lại nguy cơ ung thư phổi và trực tràng là những lợi ích cực kỳ diệu của mầm tỏi mà bạn nhất định không bỏ qua. Hôm nay, PNGD sẽ đưa đến bạn những thông tin hữu ích nhất của vị thuốc quý này cũng như cách làm tỏi mầm. Mầm tỏi là phần lá non mọc lên từ củ tỏi già để lâu. Nếu không biết, nhiều người thườn có xu hướng vứt bỏ tỏi mọc mầm đi vì nghĩ chúng vô dụng hoặc độc hại như khoai mọc mầm. Tuy nhiên bạn sẽ nghĩ lại khi biết những thông tin sau. Một nghiên cứu, được tài trợ bởi Viện Quy hoạch và Đánh giá công nghệ của Hàn Quốc, và được xuất bản trong tạp chí Agricultural and Food Chemistry, cho thấy rằng các tính chất chống oxy hóa của tỏi mọc thậm chí còn mạnh hơn tỏi tươi rất nhiều lần.
Xem thêm : Cách làm chân gà sốt Thái rút xương ngon, giòn sần sật
Các nghiên cứu của Tiến sĩ Mercola đã tìm ra rằng việc ăn mầm tỏi thường xuyên liệu có thể cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như: – Ổn định hóa huyết áp và cholesterol trong máu – Làm giảm nguy cơ bệnh tim, hạn chế cơn đau tim và đột quỵ – Giảm nguy cơ viêm xương khớp – Ngăn ngừa 14 loại tế bào ung thư, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt, não và ung thư phổi – Chống lại các vi khuẩn kháng thuốc Điều này đã được giải thích trong nhiều nghiên cứu khi người ta nhận thấy rằng mầm tỏi chứa các chất bảo vệ chính nó khỏi các tác nhân gây hại thực vật. Chuyên gia Jong-Sang Kim nói rằng: “Thực vật rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, và côn trùng trong vườn. Điều này khiến cho nhiều loại thực vật có khả năng tự tạo ra chất gọi là phytoalexin để tự bảo vệ chính nó. Chất này chống lại vi sinh vật và côn trùng, nhưng có lợi cho sức khỏe con người ” Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng các chất chiết xuất từ tỏi mọc mầm được 5 ngày có tính chống oxy hóa mạnh nhất trong khi các hoạt động chống oxy hóa trong tỏi sống hay tỏi mới nhú mầm là thấp hơn nhiều. Do đó, bạn nên dùng mầm tỏi để tận dụng khả năng chống oxy hóa của loài thực vật này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta bỏ ăn tỏi củ và chỉ ăn tỏi mọc mầm vì tỏi củ cũng rất tốt, nó tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch, có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, và ức tế bào ung thư. Ngoài ra, tỏi còn chứa một lượng cao chất lưu huỳnh, được gọi là allicin, có hiệu quả tiêu diệt virus, nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng, nhưng không gây các tác dụng phụ độc hại.
Xem thêm : Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Ăn táo có béo không và cần lưu ý gì?
Cách trồng và ăn mầm tỏi: Sau khi mua tỏi về, bạn chọn vài củ to, già và khỏe mạnh để riêng ra để nuôi mầm tỏi. Lấy 1 cái khay nhựa, trải một lớp bông hay vải ẩm bên dưới, xếp tỏi lên trên, rễ hướng xuống mầm hướng lên, để nơi thoáng mát. Hàng ngày, bạn dùng bình xịt phun sương phun đều lên khay tỏi cho ẩm (chú ý không làm tỏi bị ướt đẫm nước sẽ gây úng hỏng). Cách 2: đổ 1 lớp nước ngập rễ tỏi vài milimet, đặt củ tỏi vào. Tuy nhiên 1 số củ có nguy cơ úng nếu bạn làm cách này.
Ngày đầu tiên mầm tỏi nhú lên, bạn đánh dấu là ngày 1. 5 ngày sau, bạn cắt mầm tỏi đó để thêm vào các món ăn như một thứ gia vị bình thường, tương tự việc sử dụng hành lá. Khi tỏi nảy mầm nữa, bạn lại đánh dấu là ngày 1, đến ngày 5 lại cắt tiếp, cứ thế cho đến khi tỏi già cỗi hết khả năng mọc mầm chúng ta sẽ làm mẻ khác.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực