1. Thai nhi 33 tuần nặng bao nhiêu? Có những sự phát triển gì đặc biệt?
Bé con ở tuần thai kỳ 33 đã có nhiều sự thay đổi, cụ thể như sau:
- Bà bầu ăn rau càng cua được không? Tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe
- Bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách
- Bà bầu có nên ăn thịt chó? 5 Tác hại của thịt chó đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi
- Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía? 3 Lưu ý mẹ bầu phải biết
- Bà bầu có ăn được hoa thiên lý không?
1.1. Cân nặng của thai nhi ở tuần 33
Thai 33 tuần tương đương với tháng thứ 8 thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 3). Ở giai đoạn này, bé có thể nặng khoảng 1,8 – 2kg và dài khoảng 38 – 43 cm (gần bằng kích thước của một quả dứa). Mẹ thấy đấy, bé con lúc này đã lớn nhiều rồi, song song đó bụng mẹ cũng to lên, cử động trở nên khó khăn và dễ mệt mỏi hơn.
Bạn đang xem: Thai nhi 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Mẹ cần lưu ý gì?
1.2. Những sự phát triển của thai nhi khi được 33 tuần
• Các tế bào thần kinh phát triển rất mạnh, não bộ dần hoàn thiện, bé có thể cảm nhận, lắng nghe và phản ứng lại với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
• Thị giác của bé nhạy hơn khi có thể phân biệt được ngày và đêm nhờ thành tử cung mỏng dần, ánh sáng có thể đi qua một cách dễ dàng.
• Da của bé đã ít nhăn nheo, thay vào đó trở nên căng và mềm mịn hơn.
• Hàng rào miễn dịch đang dần chắc chắn nhờ vào việc các kháng thể liên tục được truyền từ mẹ sang cơ thể bé thông qua bánh nhau, dây rốn.
• Hệ xương của con trở nên cứng cáp, chắc khỏe.
• Có những cú đạp, đá hay cuộn mình rõ ràng, mẹ có thể cảm nhận được điều này.
• Có thể phối hợp được giữa việc thở, bú và nuốt.
Xem thêm : Bà bầu ăn dưa leo được không và ăn bao nhiêu thì tốt?
• Hầu hết các bé đã bắt đầu quay đầu xuống dưới tử cung, chuẩn bị cho việc chào đời.
Thai 33 tuần chưa quay đầu có sao không?
Thời điểm thai nhi quay đầu là từ tuần 32 – 36 và mỗi bé sẽ có một mốc thời gian khác nhau. Nếu con vẫn chưa quay đầu mẹ cũng đừng vội lo lắng, hãy tiếp tục theo dõi thai máy và thăm khám định nếu phát hiện dấu hiệu bất thường nhé.
Bên cạnh sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi, cơ thể mẹ lúc này cũng dần nặng nề hơn, xuất hiện cơn đau thắt lưng, đau tử cung lan xuống xương sườn, khó ngủ, rạn da, nhức đầu, chuột rút ở chân,…
2. Những điều mẹ bầu nên làm ở tuần 33
Bên cạnh tìm hiểu cân nặng thai nhi 33 tuần tuổi, để giúp con phát triển tốt, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
2.1. Chú ý những cơn gò
Vào thai kỳ tuần 33, mẹ bắt đầu cảm nhận được các cơn gò tập sự (Braxton-hicks). Những cơn gò, co thắt bụng này chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện và nhẹ hơn so với những tuần thai sau. Tuy nhiên, nếu cơn gò xuất hiện liên tục, ít nhất 5 lần trong 1 giờ thì mẹ nên đi khám để kiểm tra tình trạng thai nhi.
2.2. Ăn uống đủ chất
Ở giai đoạn tuần thai 33, mẹ vẫn cần duy trì chế độ ăn uống giàu dưỡng chất như cá (ngừa thiếu máu, tốt cho não của thai nhi), rau xanh (giảm táo bón cho mẹ bầu), thịt đỏ (mẹ bớt mệt mỏi, thai nhi khỏe mạnh), sữa và các sản phẩm từ sữa (hệ xương răng của mẹ và bé thêm chắc khỏe), cam (tăng sức đề kháng cho mẹ bầu).
Xem thêm : Có thai ăn cà pháo được không?
Song song đó, mẹ cũng cần kiêng các loại cá nhiều thủy ngân (cá thu vua, cá kiếm), gan và thịt đông lạnh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm chứa caffeine, bia rượu và thuốc lá. Bởi nếu nạp nhiều các loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, mẹ tiếp tục duy trì thói quen uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày để bổ sung đủ dinh dưỡng cho con. Bởi thai nhi ở tuần 33 đang có sự phát triển vượt trội về cân nặng và cả trí tuệ nên cần rất nhiều dưỡng chất.
Frisomum Gold – ‘Người bạn đồng hành lý tưởng’ trong hành trình mang thai diệu kỳ của mẹ
Frisomum Gold mang đến hệ dinh dưỡng chuyên biệt cho thai nhi như DHA, Axit Folic, Canxi, Vitamin D, hỗ trợ em bé của mẹ hoàn thiện các chức năng, cơ quan trong cơ thể và phát triển toàn diện. Cùng với đó, sữa còn bổ sung Magie và các vitamin nhóm B, giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi, tiêu hóa tốt và hạn chế bị táo bón. Hơn nữa, với chỉ số đường huyết thấp (GI=25) cùng hương vị thơm ngon, không gây ngấy, mẹ bầu có thể thoải mái uống sữa mà chẳng lo béo phì hay tiểu đường thai kỳ, an tâm tận hưởng hành trình mang thai thật trọn vẹn.
2.3. Mẹ bầu nên nằm nghiêng
Mẹ bầu ở tuần thứ 33 có vòng bụng khá lớn, vì thế việc ngủ nghỉ cũng sẽ có phần không thoải mái, đôi khi khiến mẹ mất ngủ, mệt mỏi. Do vậy, để ngủ ngon giấc hơn, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái. Tư thế này giúp giảm áp lực cột sống, không làm cho tử cung chèn ép lên mạch máu, đảm bảo quá trình tuần hoàn máu ổn định. Đồng thời cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi thật tốt.
>> Xem thêm: Hướng dẫn tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong thời gian thai kỳ
2.4. Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Mẹ bầu tuần 33 cần thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để siêu âm, xét nghiệm và kiểm tra thai máy. Điều này giúp mẹ nắm bắt được tình hình sức khỏe của thai nhi, sớm can thiệp các dấu hiệu bất thường, chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở sắp đến.
Vậy là bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc thai nhi 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn. Khi đã hiểu rõ về cân nặng và sự phát triển của bé con 33 tuần tuổi, mẹ hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua thực phẩm, sữa bầu, chú ý đến cơn gò tập sự, chọn tư thế nằm ngủ phù hợp và khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe tối ưu nhất cho mẹ và bé nhé.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé