Categories: Mẹ và bé

Mang bầu ăn củ sắn được không? Lợi ích và những lưu ý khi ăn sắn mà mẹ bầu cần biết

Published by

Vậy bà bầu ăn củ sắn được không? Củ sắn với vị ngọt và hương thơm đặc trưng đã trở thành món ăn quen thuộc với bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian thai nghén, mẹ bầu nên hạn chế ăn sắn. Bởi vì củ sắn có thể gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt trong giai đoạn ba tháng đầu mang thai. Ngoài ra, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ngộ độc sắn, ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé và bà bầu.

Bầu ăn củ sắn được không?

Củ sắn là loại thực vật có hàm lượng tinh bột cao. Với vị ngọt thanh đặc trưng, đây là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho ngày dài làm việc. Nhờ khả năng chịu hạn tốt, sắn thường được trồng tại vùng có khí hậu nhiệt đới với năng suất thu hoạch cao.

Sắn có thể thưởng thức theo nhiều cách, củ có thể nướng hoặc luộc. Ngoài ra, sắn có thể xay thành bột để làm bánh. Lưu ý quan trọng nhất khi ăn củ sắn đó là loại bỏ hoàn toàn phần vỏ sắn và phải ăn chín nếu không sẽ dễ bị ngộ độc sắn, đặc biệt ở các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, người già và trẻ nhỏ.

Theo thông tin từ USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong 100 gam sắn có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Tổng năng lượng: 159 kcal.
  • Mỡ (lipid): 0,3 g.
  • Cholesterol: 0 mg.
  • Natri: 14 mg.
  • Kali: 271 mg.
  • Chất xơ: 1,8 g.
  • Carbohydrate: 38 g.
  • Đạm (protein): 1,4 g.
  • Vitamin C: 34% RDI.
  • Vitamin B6: 5% RDI.
  • Canxi: 1% RDI.
  • Sắt: 1% RDI.
  • Magie: 5% RDI.

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, liệu bà bầu ăn củ sắn được không? Câu trả lời là không. Chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ bầu cần hạn chế ăn củ sắn, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.

Vì sắn có chứa hàm lượng cao hoạt chất cyanhydric tập trung ở hai đầu và phần vỏ của củ sắn. Đây là hợp chất dễ gây rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm. Mặt khác, trong thời kỳ đầu mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến chuyển và khá yếu để loại bỏ chất độc. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai rất dễ bị ngộ độc sắn.

Bởi vậy, bà bầu không nên sử dụng nhiều sắn trong thời kỳ mang thai. Ngược lại, đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp mẹ bầu bồi bổ trong quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh.

Lợi ích của củ sắn

Ngăn ngừa bệnh lý chuyển hóa

Hiện nay, hội chứng chuyển hóa ngày càng phổ biến và đa dạng với các bệnh như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hay bệnh gout. Đặc biệt ở đối tượng người già và người có chế độ ăn uống không ổn định, cân bằng dinh dưỡng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch.

Trong sắn có hàm lượng cao hoạt chất flavonoid cùng chất xơ. Tiêu thụ sắn sẽ giúp cơ thể điều hòa các quá trình chuyển hóa cũng như ngăn ngừa biến chứng liên quan tới tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Giúp lành vết thương

Trong thành phần dinh dưỡng của sắn có chứa nhiều vitamin C cùng các loại vitamin thiết yếu khác. Vitamin C là tiền chất của collagen cũng như là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình liền sẹo, tái tạo mô da của cơ thể.

Ăn sắn sẽ giúp cung cấp đủ lượng vitamin C mỗi ngày cho cơ thể, tương đương 90 mg với nam giới trưởng thành và 75 mg với nữ giới trưởng thành. Từ đó, vitamin C sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi trong cơ thể.

Chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Từ xưa tới nay, sắn luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm chống lại tình trạng suy dinh dưỡng ở nước đang phát triển, nhất là châu Phi. Cây sắn có khả năng chịu khô hạn cao và chống sâu bệnh tốt. Từ đó, cây sắn mang lại năng suất thu hoạch cao, là nguồn thực phẩm dự trữ tuyệt vời.

Chính vì vậy, củ sắn là một trong những biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ tại các nước nghèo và nước đang phát triển.

Giảm cân hiệu quả

Tuy sắn có thành phần vi chất dồi dào, đa dạng nhưng trong loại thực phẩm này có tới 88 đến 90% là nước, còn lượng tinh bột chỉ chiếm 2%. Đồng thời, sắn chứa nhiều chất xơ và hoạt chất tốt cho sức khỏe.

Điều này giúp sắn trở thành món ăn hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giúp chị em no lâu và hạn chế tình trạng thèm ăn, ăn uống mất kiểm soát. Bên cạnh đó, lượng carbohydrate có trong sắn giúp cân bằng năng lượng được sử dụng, loại bỏ mỡ thừa và ngăn hình thành tích tụ chất béo tồn dư.

Tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều sắn

Theo thống kê, trong 100 gam sắn có chứa 150 calo, đây là con số khá cao nếu so sánh với các loại thực vật khác. Vì vậy, cần kiểm soát lượng sắn được tiêu thụ mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều sắn sẽ gây béo phì, tăng cân.

Ngoài ra, ăn nhiều sắn dễ gây rối loạn tiêu hóa. Liệu bà bầu ăn củ sắn được không? Điều này là không nên vì trong sắn có chứa hàm lượng cao chất kháng dinh dưỡng. Chất kháng dinh dưỡng là loại hợp chất có trong thực vật, gây cản trở chức năng tiêu hóa đường ruột. Điều này sẽ khiến vitamin và khoáng chất khó được hấp thu, biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi chướng bụng…

Cách ăn sắn đúng và an toàn

Để ăn sắn an toàn, công đoạn chế biến củ sắn vô cùng quan trọng. Bạn có thể làm theo hướng dẫn như sau:

  • Sửa sạch đất bám quanh củ sắn bằng bàn chải và rửa sắn dưới vòi nước chảy liên tục giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Gọt sạch vỏ: Vỏ sắn có chứa chất độc hại như hợp chất tạo ra xyanua.
  • Ngâm sắn với nước trong vòng 40 – 60 phút để giảm lượng chất độc hại.
  • Nấu chín kỹ sắn giúp giảm hoạt chất độc hại.
  • Ăn sắn kèm thực phẩm chứa nhiều chất đạm giúp loại bỏ xyanua ra ngoài cơ thể.
  • Kết hợp ăn sắn với một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng như: Protein (đạm), tinh bột (carbohydrate), mỡ (lipid), vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết.

Mặt khác, chuyên gia khuyến cáo một khẩu phần ăn hợp lý có chứa sắn với khối lượng 73 tới 113 gam. không nên ăn quá nhiều sắn trong một ngày.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bầu ăn củ sắn được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Củ sắn là loại thực phẩm quen thuộc, cung cấp cho cơ thể nhiều loại vi chất có lợi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn sắn, đặc biệt là giai đoạn ba tháng đầu tiên. Ngược lại, đây sẽ là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp chị em phục hồi sức khỏe sau sinh sản.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec

Thu Hương

Là người yêu gia đình và trẻ em, luôn tìm kiếm cách chia sẻ kiến thức về giáo dục, tâm lý và ẩm thực, du lịch.. đặc biệt dành cho trẻ. Với niềm đam mê này, tôi hy vọng lan tỏa sự yêu thương và đồng lòng trong cộng đồng, mang lại lợi ích to lớn cho tương lai của các thế hệ nhỏ tuổi.

Published by

Bài đăng mới nhất

15 cách tiết kiệm tiền khi đi du lịch

15 cách tiết kiệm tiền khi đi du lịch

Cập nhật : 18/12/2022 Những kế hoạch “đổi gió” đến các vùng đất mới sẽ…

6 tháng ago

Âm nhạc dành cho trẻ em

Âm nhạc dành cho trẻ em giúp bé phát triển trí tuệ, tăng khả năng…

6 tháng ago

Tổng hợp những cái tên cho bé trai bắt đầu bằng chữ D dễ nhớ và ấn tượng

Chữ D nằm top đầu bảng chữ cái Tiếng việt nên khi đặt tên con…

6 tháng ago

MỘT SỐ LỜI CẦU NGUYỆN MẪU

Trang Đầu | Mục Lục | << CHƯƠNG 2 | CHƯƠNG 4 >> | Hướng…

6 tháng ago

400+ Tên tiếng Anh cho con gái Hay, Đẹp, Ý Nghĩa, Dễ Đọc

Hiện nay, ngoài đặt tên tiếng Việt cho con trong giấy khai sinh, rất nhiều…

6 tháng ago

Đặt tên con theo ngũ hành tương sinh hợp mệnh với bố mẹ

Đặt tên con theo ngũ hành tương sinh hợp mệnh với bố mẹ như thế…

6 tháng ago