Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g dứa Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ dứa so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) Năng lượng 60 calo Chất đường bột 13 g 5% Chất đạm 0.5 g 1% Chất béo 0.1 g 0% Chất xơ 1.4 g 5% Vitamin Vitamin A 3 mcg 0% Vitamin C 47.8 mg 53% Vitamin E 0.02 mg 0% Vitamin K1 0.7 mcg 1% Folate (vitamin B9) 18 mcg 4% Choline (vitamin B4) 5.5 mg 1% Thiamin (vitamin B1) 0.079 mg 7% Riboflavin (vitamin B2) 0.032 mg 2% Niacin (vitamin B3) 0.5 mg 3% Pyridoxine (vitamin B6) 0.112 mg 7% Khoáng chất Natri 1 mg 0% Kali 109 mg 2% Canxi 13 mg 1% Đồng 0.11 mg 11% Sắt 0.29 mg 2% Magiê 12 mg 3% Phốt pho 8 mg 1% Kẽm 0.12 mg 1%
Bà bầu ăn dứa được không?
Bà bầu ĐƯỢC ăn dứa với điều kiện phải ăn đúng cách (gọt bỏ phần lõi), không nên ăn quá 220g dứa / ngày và không ăn dứa liên tục trong nhiều ngày. Bởi lẽ:
Bạn đang xem: Bà bầu ăn dứa được không, có gây sảy thai không?
- Dứa chứa nhiều đường: Trung bình 100g dứa chứa 11.4g đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc tiêu thụ quá 25g đường / ngày (tức trên 220g dứa / ngày) sẽ khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, dẫn đến chứng tiền sản giật, sảy thai và sinh non.
- Ăn dứa thường xuyên dẫn đến sảy thai: Nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ 200ml nước ép dứa trong liên tục 7 ngày có thể gây ra hiện tượng co hồi tử cung (uterine involution) mạnh mẽ ở mẹ bầu, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai.
- Ăn lõi dứa không an toàn: Chất chịu trách nhiệm chính gây co hồi tử cung của mẹ là bromelain – một loại enzyme chứa rất nhiều trong phần lõi của dứa. Thế nên khi ăn dứa, mẹ nên gọt bỏ phần lõi để đảm ảo an toàn cho sức khỏe.
Tóm lại, nếu mẹ bầu vẫn còn thắc mắc có bầu ăn dứa được không thì câu trả lời là ĐƯỢC; miễn là mẹ không ăn phần lõi của dứa, đồng thời không nên ăn quá nhiều và thường xuyên, nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bà bầu mấy tháng thì ăn dứa được?
Bà bầu 3 tháng trở lên thì được ăn dứa. Nguyên nhân là vì dứa chứa nhiều enzyme bromelain – một hợp chất có thể khiến tử cung co thắt mất kiểm soát, khiến mẹ dễ bị sảy thai và sinh non. Trong dứa, enzyme bromelain tập trung nhiều trong phần lõi và phân tán thưa thớt dần ra bên ngoài phần ruột dứa.
Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn dứa trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, mẹ có thể ăn dứa số lượng vừa phải (ít hơn 220g / ngày), ăn đúng cách (gọt bỏ phần lõi) và chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần / tuần.
Bà bầu ăn dứa có thể gặp nguy hiểm gì?
Mọi người thường xếp dứa vào danh sách các loại trái cây bà bầu không nên ăn nhiều vì các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như:
1. Tăng nguy cơ tiêu chảy, chuột rút
Tiêu thụ dứa quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy của mẹ vì dứa chứa nhiều vitamin C. Trung bình 188g dứa đã có thể cung cấp cho mẹ bầu 100% nhu cầu khuyến nghị vitamin C hàng ngày dành cho người trưởng thành. Do đó, tiêu thụ quá nhiều dứa rất dễ khiến mẹ bị buồn nôn, tiêu chảy hoặc ợ chua bởi đây là những tác dụng phụ điển hình khi cơ thể bị dư thừa vitamin C.
2. Ăn nhiều dứa có thể gây sảy thai, sinh non
Có bầu ăn dứa được không? Câu trả lời là mẹ được ăn dứa nhưng nên hạn chế tiêu thụ chúng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi lẽ, theo nghiên cứu, enzyme bromelain trong dứa có thể ức chế prostaglandin – một hoạt chất chống viêm có tác dụng ngăn ngừa vỡ ối và sinh non trong thai kỳ. Từ đó, tiêu thụ dứa quá mức có thể ra hiện tượng gây co hồi tử cung (uterine involution) – một tình trạng khiến dạ con của mẹ bị co rút về kích thước như trước khi mang thai.
Xem thêm : BÀ BẦU ĂN ỚT CHUÔNG ĐƯỢC KHÔNG?
Cụ thể, nghiên cứu chỉ rõ, tốc độ co hồi tử khi tiêu thụ 200ml nước ép dứa / ngày (trong vòng liên tục 7 ngày) trung bình là 1.16 cm / ngày. Điều này rất nguy hiểm vì thông thường, khi đã thụ thai, niêm mạc tử cung sẽ dày lên, các mạch máu giãn nở rộng ra giúp tử cung to hơn gấp nhiều lần kích thước ban đầu. Do đó, co hồi tử cung vì ăn dứa khiến mẹ dễ bị sinh non hoặc sảy thai.
3. Dứa tăng nguy cơ ợ nóng trong thai kỳ
Có bầu ăn dứa được không nếu mẹ đang có tiền sử trào ngược, ợ chua? Câu trả là KHÔNG vì dứa chứa nhiều axit citric và axit malic. Điều này có nghĩa là ăn dứa có thể làm tăng khả năng bị dư thừa axit trong dạ dày, gây viêm loét hoặc các vấn đề tiêu hóa khác như chứng ợ nóng (ợ chua) hoặc bệnh trào ngược thực quản. Một cách hiệu quả để tránh những rủi ro này là mẹ nên hạn chế tiêu thụ dứa quá nhiều và ngưng ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất ổn nào khởi phát trong hệ tiêu hóa.
4. Tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Có bầu ăn dứa được không nếu mẹ nhận thấy mình đang tăng cân khá nhanh trong thai kỳ? Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Bởi lẽ, theo Hiệp hội Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA), trung bình trong 100g dứa chứa 3.46g đường sucrose, 4.05g đường fructose và 3.91g đường glucose.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu lại cho thấy, việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa cùng lúc cả 2 loại đường fructose và sucrose, chẳng hạn như dứa, có thể làm gia tăng gấp đôi tốc độ tích trữ mỡ tại gan dù mẹ chỉ tiêu thụ dứa ở một lượng vừa phải. Do đó, tiêu thụ dứa quá nhiều khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì, đẩy nhanh tình trạng kháng insulin trong gan và dẫn đến biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm.
5. Có thể gây dị ứng ở một số mẹ bầu
Một số mẹ bầu có thể dị ứng với enzyme bromelain chứa trong dứa. Các triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng dứa là ngứa cục bộ và phát ban. Rất hiếm các trường hợp dị ứng dứa gây nên các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ, khó thở, nhịp tim nhanh, mất ý thức và tụt huyết áp. Tốt nhất, ngay khi nhận thấy cơ thể mình khởi phát các triệu chứng bất ổn khi ăn dứa, mẹ hãy dừng tiêu thụ ngay, đồng thời đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Lợi ích từ dứa với mẹ bầu và thai nhi khi ăn đúng cách
Theo nghiên cứu, dứa có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nổi bật cho cơ thể mẹ bầu, bao gồm tác dụng: chống viêm, chống huyết khối, tiêu sợi huyết, chống ung thư, điều hòa miễn dịch, kháng viêm, chữa lành vết thương và cải thiện hệ tiêu hóa. Trong đó, các lợi ích sức khỏe nổi bật nhất của dứa là:
1. Đặc tính chống viêm
Hợp chất bromelain có trong dứa từ lâu đã được các nền y học tiên tiến trên thế giới sử dụng để điều trị hiệu quả nhiều chứng rối loạn viêm nhiễm, từ viêm xương khớp, viêm gân, bong gân, căng cơ và viêm tai mũi họng. Thật vậy, một nghiên cứu kéo dài 30 ngày ở 40 người lớn bị viêm xoang mãn tính cho thấy những người được bổ sung viên nén chứa 500 mg bromelain có tốc độ phục hồi nhanh hơn đáng kể so với những người không được bổ sung bromelain.
Vào cơ thể, 40% bromelain có thể được hấp thụ tại ruột và đi thẳng vào máu. Khi hấp thụ bromelain, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất kháng viêm, đem lại tác dụng chống đau và giảm sưng rõ rệt. Nhờ đặc tính chống viêm, ăn dứa giúp mẹ bầu dễ dàng vượt qua những loại bệnh viêm nhiễm như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm ruột, viêm dạ dày, v.v…
2. Dứa hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả
Xem thêm : Bà bầu có ăn được hoa thiên lý không?
Có bầu ăn dứa được không khi mẹ đang gặp tình trạng táo bón thường xuyên? Câu trả lời là ĐƯỢC vì dứa giúp cải thiện hệ tiêu hóa theo 2 cơ chế khác nhau:
- Thứ nhất: Dứa chứa nhiều chất xơ. Trung bình 100g dứa cung cấp cho cơ thể 1.4g chất xơ – tương đương với 5% nhu cầu khuyến nghị chất xơ hàng ngày dành cho người trưởng thành. Phần lớn lượng chất xơ trong dứa là chất xơ không hòa tan, khiến phân trở nên tơi xốp hơn, di chuyển dễ dàng trong ruột hơn, từ đó cải thiện hoặc ngăn ngừa sớm triệu chứng táo bón.
- Thứ hai: Dứa chứa enzyme bromelain, giúp phân hủy chất đạm (protein) chứa trong các loại thịt, cá, trứng,… thành các chuỗi axit amin nhỏ hơn để cơ thể sẵn sàng hấp thụ mà không cần dạ dày phải hoạt động quá nhiều.
Nhờ đó, ăn dứa không những giúp mẹ bầu ngăn chặn được các triệu chứng khó chịu của bệnh táo bón, mà còn giúp cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu khi ăn quá nhiều đạm, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ – khi nhu cầu đạm của mẹ và thai nhi tăng lên cao.
3. Dứa giúp phòng ngừa ung thư
Ung thư là một bệnh mãn tính được đặc trưng bởi sự gia tăng tế bào mất kiểm soát. Sự tiến triển của bệnh thường liên quan đến các tác nhân gây căng thẳng oxy hóa (gốc tự do). May mắn thay, dứa chứa rất nhiều chất oxy hóa flavonoids và phenolics – cả 2 đều là những hợp chất được chứng minh là giúp ngăn ngừa hoặc thậm chí, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả.
4. Dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch
Có bầu ăn thơm được không nếu mẹ thường xuyên bị cảm cúm trong thai kỳ? Câu trả là ĐƯỢC. Bởi theo nghiên cứu, những người được ăn 280g dứa / ngày có số lượng tế bào bạch cầu nhiều hơn gần gấp 4 lần so với những người không ăn dứa. Nhờ đó, ăn dứa giúp mẹ tăng cường sức kháng, giảm thiểu nhiều hơn nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (cảm cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp,…) so với người bình thường.
Mẹo chọn dứa ngon và an toàn cho mẹ bầu
Để tối ưu hóa hoạt tính sinh học và lợi ích sức khỏe của các chất dinh dưỡng chứa trong dứa, mẹ bầu cần lựa chọn dứa ngon và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Chọn dứa chín tự nhiên: Tránh chọn những quả dứa được chín bằng hóa chất, vì chúng có thể chứa các hợp chất có hại. Để biết dứa đã chín tự nhiên, bạn có thể nhìn vào màu sắc của nó. Dứa chín tự nhiên thường có màu vàng cam hoặc vàng nâu, trong khi dứa chín bằng hóa chất thường có màu vàng xanh.
- Kiểm tra bằng nhãn quan: Tránh mua dứa có dấu hiệu nổi mốc trắng, nổi nấm, bị mất phần lá hoặc có vết đục khoét gây rò rỉ nước. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất toàn nào trên vỏ quả dứa, mẹ cần tránh tiêu thụ chúng.
- Kiểm tra phần mắt dứa: Dứa có phần mắt càng lớn, khoảng cách các mắt dứa càng thưa nhau thì phần thịt dứa càng dày (phần cùi càng nhỏ).
- Kiểm tra phần lá (ngọn) dứa: Mẹ nên ưu tiên chọn dứa có phần lá càng xanh càng tốt. Nếu lá ngả vàng chuyển sang màu nâu, đây là dứa quá mùa hoặc chín rục.
- Kiểm tra cảm giác khi sờ: Dứa chín sẽ có cảm giác vừa phải khi bạn nhẹ nhàng ấn vào nó. Nếu nó quá cứng hoặc quá mềm, đó có thể là dấu hiệu của một quả dứa chưa chín hoặc quá chín.
- Kiểm tra lá: Lá của dứa chín thường dễ dàng được rút ra khỏi cuống. Nếu bạn thử rút một lá ở giữa quả khóm và phần lá này được rút ra một cách dễ dàng, đó là dấu hiệu tốt rằng quả dứa đã chín.
- Kiểm tra mùi: Dứa chín thường có mùi thơm nhẹ dịu, phảng phất một cách tự nhiên. Bạn nên tránh mua những quả dứa không có mùi hoặc có mùi khó chịu.
Các món ngon với dứa cho mẹ bầu
Dứa có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, từ món ngọt đến món mặn, và thậm chí là trong các loại đồ uống. Dưới đây là một số món ăn có chứa dứa phù hợp cho mẹ bầu:
- Sinh tố dứa: Sinh tố dứa là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Mẹ chỉ cần xay dứa với một ít sữa đặc, đá bào, sữa tươi đường, và thế là mẹ đã có một ly sinh tố giàu vitamin và khoáng chất.
- Trái cây dầm dứa: Món trái cây dầm là một món ăn rất thích hợp để mẹ ăn trong bữa phụ. Mẹ chỉ cần chọn một vài loại trái cây yêu thích, cắt nhỏ và trộn chung với sữa chua và dứa. Món ăn này không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Dứa nướng BBQ: Dứa nướng là một món ăn ngon và đơn giản. Bạn chỉ cần cắt dứa thành các lát mỏng, rồi nướng chúng cùng với thịt bò, ớt chuông, hành tây,… cho đến khi chúng có màu vàng sậm là đã có thể thưởng thức.
- Món cơm chiên dứa: Món này thường được nấu bằng cách rang cơm trên chảo nóng với dứa, hành, trứng, thịt gà xé nhuyễn và tôm. Dứa giúp tạo ra một hương vị ngọt ngào tự nhiên cho món ăn. Đồng thời, mẹ có thể dùng phần vỏ dứa bổ đôi đã được khoét bỏ phần ruột để đựng cơm chiên, giúp món ăn có một phần trình bày bắt mắt.
- Món mặn với dứa: Trong các bữa cơm chính, mẹ có thể ram sườn xào chua ngọt với dứa, sườn non kho dứa, cá ngừ kho dứa,… để có những món ăn “chua chua ngọt ngọt” kích thích vị giác.
- Món xào với dứa: Xào rau củ cùng dứa cũng là một lựa chọn phổ biến giúp bữa cơm thêm ngon miệng hơn. Mẹ có thể thực hành nấu các món như: dứa xào cà chua, dứa xào cần tây dưa leo, mực xào dứa, bò xào dứa, v.v… để bữa ăn trở nên đa dạng hơn.
- Món canh với dứa: Các món canh được nấu với dứa thường có hương vị chua thanh tự nhiên, giúp mẹ thỏa mãn cơn thèm chua bất chợt trong thai kỳ. Các món canh nấu với dứa thường là: canh chua cá hú, canh dứa cần tây cà chua, canh dứa rau thì là, canh dứa thịt bò, canh dứa nấu ngao, v.v…
Những loại trái cây tốt cho bà bầu thay cho quả thơm
Bên cạnh thơm, mẹ bầu cần luân phiên tiêu thụ thêm các loại trái cây khác để có được một chế độ ăn uống đa dạng, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất khác nhau cho cả mẹ và bé. Dưới đây là danh sách các loại trái cây “không hề kém cạnh” khi được so sánh với dứa về mức độ ngon miệng và hàm lượng dinh dưỡng:
- Cam: Cam và các loại trái cây họ cam khác như chanh, quýt, bưởi,… chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt và phòng chống thiếu máu.
- Chuối: Chuối chứa nhiều kali, giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng phù nề chân tay phổ biến trong thai kỳ. Chuối cũng chứa vitamin B6, giúp giảm triệu chứng buồn nôn và ói mệt trong thời gian đầu thai kỳ.
- Táo: Táo chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón – một vấn đề phổ biến trong thai kỳ.
- Kiwi: Kiwi chứa nhiều vitamin C, E, K, folate, và chất xơ. Việc ăn kiwi có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và giữ cho hệ tim mạch khỏe mạnh.
- Quả bơ: Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn omega-3, giúp thai nhi phát triển toàn diện về trí não và thị giác, đồng thời hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch của mẹ trong thai kỳ.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thành phần dinh dưỡng của quả dứa cùng những lợi ích sức khỏe liên quan. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã biết được mang bầu có được ăn dứa không, ăn dứa sao cho an toàn cũng như các cách kết hợp dứa vào khẩu phần ăn một cách khoa học.
Mặc dù dứa là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều cũng có thể gây ra các vấn đề không mong muốn. Do đó, mẹ bầu cần thận trọng, thảo luận với bác sĩ dinh dưỡng về việc mang bầu ăn dứa được không trước khi đưa dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Chúc mẹ an tâm dưỡng thai, tự tin thưởng thức những món ăn ngon từ dứa và sở hữu một thai kỳ khỏe mạnh!
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé