Khó đủ đường
Nhà báo Hải Đăng cho biết, hiện nay số lượng chương trình cho trẻ em dần ít đi bởi nhiều nguyên nhân. “Một trong những thách thức chúng tôi đối diện là phải làm sao bắt kịp thị hiếu không chỉ của trẻ em, mà cả các bậc phụ huynh. Bởi ai cũng hiểu, bố mẹ phải đồng ý, các con mới được bật tivi, hay các nền tảng số để xem chương trình”, anh Hải Đăng nhấn mạnh.
Bạn đang xem: Chương trình dành cho trẻ em: Chung tay mới hay tiếng vỗ
Các bạn nhỏ háo hức tham gia ghi hình Trạng nguyên nhí 2023. Ảnh: BTC
Thực tế hiện nay, ngoài hai kênh có sóng chuyên cho thanh thiếu niên là VTV7 và HTV3 DreamTV, khung sóng của nhiều nhà đài dần vắng bóng những chương trình cho lứa tuổi này. Một số chương trình mới lên sóng thời gian gần đây như: Trạng nguyên nhí (13 giờ thứ bảy hàng tuần trên VTV3, từ ngày 8-7), Siêu tài năng nhí (20 giờ 20 thứ năm hàng tuần trên HTV7), Mẹ vắng nhà ba là siêu nhân (21 giờ 20 thứ sáu hàng tuần trên HTV7), Ngôi làng vui vẻ (21 giờ 30 thứ hai đến thứ sáu trên VTV3)… Nhiều chương trình đình đám một thời đều bị đứt đoạn sản xuất.
Xem thêm : Các Mùa Trong Năm Ở Nước Việt Nam Có Đặc Điểm Gì Nổi Bật Và Đặc Biệt?
Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc 2023, nhiều chuyên gia nhận định, dù có điểm sáng về việc đa dạng thể loại và hình thức thể hiện, nhưng rõ ràng số lượng chương trình cho thiếu nhi ngày càng ít đi.
Theo nhà báo Hải Đăng, việc sản xuất các chương trình dành cho trẻ em phải được coi là nhiệm vụ. Nếu luôn đặt vấn đề lợi nhuận và người xem lên hàng đầu, rất khó để tiến hành sản xuất. Anh phân tích thêm: “Một mặt phải luôn thay đổi để có sản phẩm tốt, nhằm thu hút người xem. Mặt khác, dù khó khăn đến mấy cũng phải giữ, coi đó là trách nhiệm với xã hội, với các bé”.
Theo Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A, làm chương trình cho thiếu nhi có hai nhóm đối tượng: nhóm tương tác trực tiếp (những bé tham gia chương trình) và nhóm ngồi trước màn ảnh (khán giả). “Tôi nghĩ nhà sản xuất luôn phải là người chủ động vì là người chọn lọc nội dung, xây dựng format, đưa ra độ khó cũng như bảo trợ tâm lý khi các con gặp tình huống trong chương trình. Nói đơn giản nhưng để thực hiện là bài toán khó. Giáo dục trẻ con chưa bao giờ đơn giản ngay cả khi bạn cho chúng trưởng thành từ một trải nghiệm trò chơi”, TS Tô Nhi A nhấn mạnh.
Trẻ nhỏ háo hức tham gia ghi hình chương trình Trạng nguyên nhí 2023. Ảnh: BTC
Màng lọc gia đình
Khi xem xét thực trạng các chương trình truyền hình, hay nội dung cho trẻ em, không thể không đặt trong mối tương quan với đối tượng tiếp nhận chính là các em và gia đình. Bởi xét cho cùng, trẻ xem gì, tham gia chương trình nào, quyết định hoàn toàn nằm ở các bậc phụ huynh. Trong câu chuyện này, có hai góc độ cần xem xét.
Xem thêm : Cách Trộn Salad Rau Mầm Không Bị Đắng
Đầu tiên là việc cho trẻ em tham gia các chương trình. Đồng hành với con ở nhiều gameshow, cuộc thi, chị Bùi Thị Vui (mẹ bé Bùi Nguyên Gia Bảo, biệt danh Muối Dubai) cho rằng, hãy chủ động mở cánh cửa để con bước vào: “Tôi cho rằng mỗi cuộc thi con tham gia mang đến cơ hội học hỏi, được trải nghiệm và tiếp thu kiến thức mới. Đó là hành trang để con biết mình đang ở đâu, hoàn thiện những lỗ hổng về kiến thức. Tất nhiên, cha mẹ phải có sự chọn lọc từ đầu”.
TS Tô Nhi A cũng cho rằng, việc tham gia này không phải vấn đề. Theo chị, nó là câu chuyện trải nghiệm có lợi, giúp gia tăng kinh nghiệm và thực hành năng lực. Vấn đề cốt yếu là sự đồng hành của cha mẹ, cho con tham gia chương trình với tâm thế và mục tiêu nào, đứa trẻ có thực sự tự nguyện và được cam kết an toàn.
“Nếu vì giải thưởng, khi bé không đạt được sẽ tạo ra những bất ổn về tâm lý. Ngược lại, tập cho con tính dạn dĩ, trải nghiệm tình huống xã hội phong phú, vượt qua áp lực… là mục tiêu chính đáng. Giải thưởng khi đó chỉ là giá trị tăng thêm”, TS Tô Nhi A nói.
Ở phương diện trẻ là đối tượng tiếp nhận, TS Tô Nhi A cũng chia thành 2 bước. Bước đầu tiên là phòng ngừa, tức là trước khi cho con tham gia các chương trình, hay tiếp cận thiết bị thông minh, phụ huynh phải hiểu về kho dữ liệu, chủ động tạo màng lọc. Bước thứ 2, quan trọng không kém là chuẩn bị tâm lý khi có tình huống không mong muốn. Theo chị, để “vá” lỗi, cần sự bình tĩnh nhằm tránh hành động sai lệch, hay đẩy câu chuyện đi xa. Lúc này, việc cần làm là cùng con đối diện để tìm ra giải pháp tích cực nhất.
“Theo tôi, đây cũng là cơ hội giáo dục vì đứa trẻ luôn cần học từ nhiều chất liệu khác nhau. Khi cùng con đón nhận, phân tích sự việc sẽ tạo ra bài học: vượt qua áp lực, đứng dậy sau thất bại, hàn gắn quan hệ sứt mẻ… Quan trọng nhất vẫn là phản ứng của phụ huynh”, TS Tô Nhi A nhấn mạnh.
Chị Bùi Thị Vui cũng cho rằng, cha mẹ phải đồng hành với con để tìm hiểu, cùng học hỏi cái mới, cái hay bởi khi đó sẽ định hướng tốt hơn. Chị ví von: “Bố mẹ giống như đất. Đất ươm cho hạt nảy mầm. Muốn trưởng thành các con phải vươn mình ra ánh sáng. Thay vì cấm cản hay la mắng, nếu các bé tiếp cận các nội dung không tốt, hãy chủ động hướng dẫn, phân tích để con hiểu, thẩm thấu tốt hơn. Ở đây, đúng sai không quan trọng. Quan trọng nhất là cách chúng ta xử lý tình huống. Bởi càng cấm, các con càng tò mò”. Nếu gặp trường hợp trẻ nghe, xem các nội dung xấu, không nên chỉ giải quyết trong gia đình, phải hướng dẫn bé biết phản hồi, báo cáo vi phạm. Chị cũng mong các cơ quan chức năng ngày càng làm tốt hơn nữa việc quản lý, kiểm soát nội dung cho trẻ em.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục