Rất nhiều mẹ thường xuyên nhắn tin hỏi Ăn dặm 3in1 rằng: “Tại sao mình sao em đút cho con ăn mà con cứ nhè ra hoặc con không khép được miệng vào nên cháo cứ chảy ra?”. Vậy nguyên nhân của lí do này từ đâu, hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
Thông thường khi trẻ mới sinh ra đã có phản xạ bú ti mẹ và sữa nhưng phản xạ này sẽ dần dần yếu đi. Khi vẫn còn phản xạ này, trẻ sẽ thấy khó chịu nếu bạn đưa thìa vào miệng trẻ, lúc đó trẻ sẽ dùng lưỡi để đẩy thìa ra. Khi trẻ không đẩy thìa ra nữa chính là lúc nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Bạn hãy quan sát hành vi của trẻ và bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi thấy dấu hiệu này.
Bạn đang xem: Hướng dẫn mẹ cách đút thìa đúng cách cho con
Bắt đầu từ 1 thìa cháo nghiền
Trước tiên bạn cần chuẩn bị cho trẻ bát đĩa và thìa chuyên dành cho trẻ ăn dặm. Bạn nên chọn những thìa không quá sâu, có chất liệu mềm để trẻ không thấy khó chịu khi đút thìa vào miệng. Mỗi ngày một lần trước giờ cho trẻ bú sữa, hãy cho trẻ ăn dặm một chút. Bạn cũng nên chọn thời gian ăn dặm là trong buổi sáng để nếu trẻ có bị dị ứng với thức ăn nào đó cũng dễ dàng xử lý.
Bạn nên nghiền cháo (tỉ lệ 1:1) mịn rồi cho trẻ thử 1 thìa. Lúc đầu, mặc dù đồ ăn lỏng như nước canh nhưng với trẻ cũng không dễ dàng gì để nuốt được. Dù việc cho ăn không được thuận lợi, trẻ không chịu ăn hay đồ ăn bị trào ra khỏi miệng nhưng bạn cũng nên nhẹ nhàng và bình tĩnh. Sau khi ăn dặm, bạn cho trẻ ti sữa hoặc uống sữa nếu trẻ muốn. Khi trẻ đã quen với cháo, dần dần ta sẽ cho thêm các loại thực phẩm như rau, đậu phụ, cá trắng…Nhưng lúc đầu chỉ nên cho trẻ ăn từng loại thức ăn một và ban đầu chỉ thử 1 thìa rồi vừa quan sát tình trạng của trẻ vừa tăng dần số lượng lên.
Quan sát lưỡi cử động
Xem thêm : Những cuốn sách hay cho trẻ 10 tuổi kinh điển nhất không nên bỏ qua
Lưỡi chỉ có thể cử động ra phía trước và phía sau. Do vậy, bạn nên bế trẻ cho ăn sẽ thấy an tâm hơn. Khi cho ăn, bạn nên để trẻ hơi nghiêng về phía sau 1 chút, như vậy thức ăn dễ dàng trôi theo độ nghiêng của lưỡi về phía cổ họng của trẻ.
Tốt nhất là đồ ăn phải mịn để khi đưa vào miệng trẻ, trẻ có thể nuốt được luôn. Bắt đầu cho trẻ ăn từ cháo loãng rồi dần dần giảm lượng nước theo sự phát triển cử động lưỡi của trẻ. Bí quyết để cho trẻ ăn tốt là khi thức ăn vào trong miệng, trẻ ngậm miệng lại thì bạn rút thìa ra.
Thực hiện đúng động tác đút thìa
1. Để thìa chạm vào môi dưới của trẻ Đặt nhẹ đầu thìa ở môi dưới của trẻ, bập bập vào môi trẻ. Đó sẽ là dấu hiệu để trẻ lấy thức ăn vào miệng bằng môi trên. Nếu trẻ không ngậm miệng lại, bạn hãy ấn nhẹ cằm dưới lên để trẻ ngậm lại
2. Rút thìa thẳng ra Khi thức ăn đã vào miệng, trẻ ngậm miệng rồi bạn hãy rút thìa thẳng ra. Khi đó, dù thức ăn có bị lưỡi trẻ đẩy ra bạn cũng đừng lo lắng, hãy dùng thìa vét thức ăn cho vào miệng trẻ.
Thực hiện sai động tác đút thìa
1. Ấn thìa vào môi trên của trẻ
Xem thêm : Cách pha màu son môi đẹp, lạ mắt mà bạn chưa từng thấy
Ở giai đoạn này nên tập cho trẻ cách đưa thức ăn vào trong miệng rồi di chuyển đến vị trí có thể nuốt được. Nếu bạn ấn thìa vào phần môi trên, trẻ sẽ không thể luyện tập được, do vậy cần phải chú ý.
2. Đút thìa vào sâu trong miệng
Nếu đút thìa vào sâu trong miệng trẻ, bạn sẽ cản trở việc trẻ học cách sử dụng môi và lưỡi để di chuyển thức ăn vào sâu trong họng. Hơn nữa, nếu bạn cho thìa sâu quá, trẻ dễ bị ọe.
>>> Sử dụng chất bột đường trong ăn dặm như thế nào cho trẻ
Bài viết này có tham khảo tài liệu trong cuốn sách “Ăn Dặm Kiểu Nhật”
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục