Mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ chất lỏng để duy trì hoạt động bình thường. Nguyên nhân phổ biến gây mất nước ở trẻ em là tiêu chảy, nôn mửa. Hai tình trạng này có thể khiến trẻ mất nước nhanh chóng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu nước mà phụ huynh nên lưu ý.
- Trung tâm tiếng anh Ila có tốt không? Review tất tần tật về trung tâm anh ngữ Ila
- Lịch nghỉ hè năm 2023 của học sinh trên cả nước như thế nào?
- HỌC PHÍ VÀ CÁC KHOẢN PHÍ KHÁC (Năm học 2018 – 2019) – Trường tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội
- Có 1 chữ cái trong tiếng Việt khiến phụ huynh “rối não”, đầu năm học nào cũng tranh cãi cách đọc
- 1Ml Bằng Bao Nhiêu Giọt – 10 Ống Bóp Nhỏ Giọt Các Cỡ 5Ml, 3Ml, 2Ml, 1Ml, 0
Tã ướt ít hơn
Ở trẻ sơ sinh và trẻ tập đi, tã ướt ít hơn là dấu hiệu nhận biết tình trạng mất nước. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không đi tiểu trong 4-6 giờ, trẻ trong tuổi tập đi tiểu ít hoặc không đi tiểu trong 6-8giờ, có thể do mất nước. Cha mẹ có thể nhận thấy nước tiểu của con sẫm màu, cô đặc hơn bình thường.
Mất năng lượng
Xem thêm : Nhau thai bám mặt trước mẹ sinh thường được không?
Mất nước cũng có thể gây ra tình trạng mất năng lượng, với các biểu hiện như trẻ thờ ơ, thiếu tập trung, quấy khóc, xanh xao. Trẻ nhỏ có thể không muốn chơi đùa, dễ quấy khóc hoặc chỉ muốn ngủ nhưng ngủ cũng không yên giấc.
Da khô và xuất hiện quầng thâm dưới mắt
Da khô và quầng thâm dưới mắt có thể xuất hiện sau vài ngày mất nước. Mắt trẻ cũng có thể bị trũng xuống. Trẻ khát nước và màng nhầy của môi, lưỡi, miệng bị khô. Trong những trường hợp nặng, trẻ có thể bị mất cơ chế khát nước và hoàn toàn không muốn uống nước.
Thay đổi nhịp thở
Xem thêm : Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi đủ chất, tăng cân
Thở nhanh hoặc mạch yếu có thể cho thấy tình trạng mất nước nghiêm trọng. Trẻ cũng ít nhận thức về môi trường xung quanh hoặc không tỉnh táo. Môi và miệng của các bé rất khô, da có thể nhão và nhăn nheo. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời để khắc phục tình trạng này.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất nước và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ có cách điều trị khác nhau. Để bù nước cho trẻ, mẹ cho trẻ sơ sinh bú thường xuyên hơn (1-2 giờ một lần) nhưng với lượng ít hơn (5 đến 10 phút mỗi lần). Trẻ trên một tuổi có thể uống nhiều nước nhưng với lượng nhỏ. Nếu các bé bị tiêu chảy nên tránh nước ép trái cây, nước ngọt vì hàm lượng đường cao, có thể khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn.
Cho bé uống đủ nước là cách đơn giản để phòng ngừa mất nước. Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ nhỏ cần uống một số lượng nước nhất định mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Giữ nước có vai trò quan trọng với trẻ khi tham gia các hoạt động thể chất hoặc bị ốm, sốt. Lượng nước trẻ cần tương ứng với các độ tuổi như sau:
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú sẽ nhận được lượng nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ từ 6 tháng tuổi đến một tuổi cần từ 110 ml đến 225 ml nước (ngoài sữa mẹ, sữa công thức và các món ăn). Trẻ 1-3 tuổi cần uống 4 cốc nước hoặc sữa mỗi ngày. Trẻ 4-8 tuổi cần uống từ 5 cốc chất lỏng mỗi ngày. Trẻ trên 8 tuổi cần uống 7-8 cốc chất lỏng mỗi ngày.
Bảo Bảo (Theo The Parents)
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục