Nhiều người cho rằng, bỉm có thể gây ảnh hưởng đến hệ xương của trẻ sơ sinh, do đó mặc bỉm nhiều sẽ bị vòng kiềng hoặc ảnh hưởng đến dáng đi của bé. Vậy quan điểm này có thực sự chính xác hay chỉ là những lời đồn vô căn cứ. Cùng AVAKids giải đáp thắc mắc mặc bỉm nhiều có bị vòng kiềng không qua bài viết dưới đây nhé!
1Hiện tượng chân vòng kiềng là gì?
Hiện tượng chân vòng kiềng hay còn được gọi là chân cong, chân hình chữ O. Đây là tình trạng bất thường ở chân và rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này khiến chân bị cong theo hướng khiến hai đầu gối cách xa nhau kể cả khi hai mắt cá chân đặt sát gần nhau.
Mẹ có thể nhận thấy bé gặp tình trạng chân vòng kiềng nhiều hơn khi trẻ bắt đầu đứng và đi, nhưng hầu hết chân sẽ dần dần duỗi thẳng ra khi bé đã biết đi. Trên thực tế, phần lớn những trẻ bị chân vòng kiềng đều có sự phát triển tốt. Trong một vài trường hợp đến 3 tuổi, trẻ không còn bị chân vòng kiềng nữa.
Bạn đang xem: Mặc bỉm nhiều có bị vòng kiềng không? Có ảnh hưởng đến dáng đi của bé?
Hiện tượng chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ
2Trẻ mặc bỉm nhiều có bị vòng kiềng không?
Trên thực tế, bỉm gây ảnh hưởng đến hệ xương của trẻ là tin đồn thiếu căn cứ và không chính xác. Nhiều mẹ lầm tưởng rằng, mặc bỉm tạo khoảng trống tạo ra giữa hai chân, khiến con đi 2 hàng, lâu dần ảnh hưởng tới sự phát triển xương, đặc biệt là nguy cơ chân bị vòng kiềng.
Tuy nhiên, đóng bỉm cho trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng chỉ là một quan niệm sai lầm và thiếu cơ sở khoa học. Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng thực được thông tin trên.
Có thể nói, tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ chủ yếu xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và các phương pháp chăm sóc bé chứ hoàn toàn không liên quan tới thói quen đóng bỉm. Hơn nữa, việc lựa chọn các loại bỉm, tã mỏng nhẹ còn giúp trẻ dễ dàng cử động hơn mà không gây cản trở quá trình phát triển của hệ xương.
Trẻ mặc bỉm nhiều có bị vòng kiềng là quan niệm sai lầm
3Nguyên nhân gây dẫn đến chân vòng kiềng ở trẻ
3.1 Yếu tố di truyền
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do yếu tố di truyền, tuy nhiên nguyên nhân này khá hiếm gặp. Vì di truyền nên thường không có biện pháp chữa trị. Gia đình có thể đưa trẻ đi khám tại khoa chỉnh hình để được tư vấn phẫu thuật chỉnh sửa cho bé trong trường hợp xét về mặt thẩm mỹ.
Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân khá hiếm gặp
3.1 Do cân nặng của trẻ
Một số trẻ được tập đi quá sớm, đặc biệt là với các bé bị thừa cân cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chân vòng kiềng. Lúc này, trẻ vẫn còn nhỏ và hệ xương của trẻ chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ sức nặng cơ thể, vì vậy việc này sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị chân vòng kiềng khi lớn lên.
Trẻ sơ sinh bị thừa cân dễ bị chân vòng kiềng
3.3 Còi xương
Thiếu vitamin D là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ còi xương. Khi thiếu vitamin D, việc hấp thụ canxi ở trẻ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Từ đó khiến khung xương của trẻ sẽ chậm phát triển, thậm chí không gánh được trọng lượng cơ thể gây nên biến dạng xương như vòng kiềng, cong vẹo cột sống,…
Xem thêm : Tổng hợp các cách nấu canh hẹ nhanh, đơn giản và thơm ngon nhất
Trẻ còi xương cũng là nguyên nhân dẫn đến chân bị vòng kiềng
3.4 Bệnh Blount
Blount còn được gọi là bệnh vẹo trong xương chày, nó không chỉ gây chân vòng kiềng ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến các vấn đề khớp gối của trẻ. Căn bệnh này phổ biến hơn ở các bé gái, các bé béo phì hoặc các bé biết đi sớm cũng có nguy cơ mắc bệnh Blount cao hơn.
Bệnh Blount không chỉ gây chân vòng kiềng mà còn dẫn đến các vấn đề về khớp gối của trẻ.
3.5 Bệnh Paget
Paget là bệnh rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình hồi phục của xương. Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến hơn ở người cao tuổi, song trẻ nhỏ nếu mắc bệnh Paget sẽ có nguy cơ chân vòng kiềng.
Trẻ nhỏ nếu mắc bệnh Paget sẽ có nguy cơ chân vòng kiềng
3.6 Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây ra chân vòng kiềng ở trẻ có thể gặp như: ngộ độc chì, ngộ độc flo, gãy xương không được điều trị đúng cách, loạn sản xương, xương phát triển bất thường,… đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của xương, từ đó dẫn đến hiện tượng chân bị vòng kiềng.
Sự phát triển xương bất thường ở trẻ nhỏ
4Thường xuyên mặc bỉm nhiều có ảnh hưởng đến dáng đi của bé không?
Có thể nói, mặc tã đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến dáng đi cũng như khả năng vận động của bé. Tuy nhiên, khi mặc tã có phần đũng quá dài, tã bị xệ có thể ảnh hưởng đến dáng đi của bé. Một nghiên cứu từ US National Medicine của Mỹ vào năm 2013 cho thấy, việc mặc tã gây vướng giữa 2 chân, có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và tư thế di chuyển.
Khi mặc một chiếc tã vải cồng kềnh hay một miếng tã giấy bị xệ, trẻ sẽ dễ đi hai hàng, khả năng vấp té tăng 1.5 lần. Một miếng tã đầy, xệ có thể nặng 1kg, nếu bé mặc trong thời gian dài có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc cơ sinh học trong quá trình tập đi và cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm biết đi.
Mặc tã đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến dáng đi của bé
5Hướng dẫn chọn mua và sử dụng bỉm để không ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ
5.1 Mặc bỉm đúng cách
Khi mặc tã sai cách, cụ thể như tã có phần đũng quá dài, tã bị xệ, tã đầy do không thay thường xuyên,… có thể ảnh hưởng đến dáng đi và là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm biết đi. Do đó, việc mặc bỉm đúng cách cho bé rất quan trọng, thao tác cụ thể như sau:
+ Tã dán:
- Mở tã dán và dựng vách chống tràn lên trước khi mặc cho bé.
- Chọn vị trí bé không thể lăn, khi đó mẹ cũng dễ dàng giữ bé do cơ lưng của bé lúc này vẫn còn dễ bị tổn thương.
- Nâng phần mông bé lên, đặt tay lên phần vách chống tràn bên trong tã để nâng và kéo tã lên khỏi rốn bé. Đảm bảo rằng tã phải vừa khít, che phủ toàn bộ mông bé. Đối với bé trai khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài.
- Ấn cạnh của tã xuống và kéo miếng băng dán qua. Đảm bảo 2 bên phải cân đối trước khi dán lại.
- Dán chặt miếng băng dán và ấn nhẹ ở phía sau để miếng băng dán cố định (Băng dán có thể dán lại nhiều lần).
- Dùng tay để điều chỉnh các mép của rãnh chống tràn xung quanh đùi dựng lên và đảm bảo rằng tã che phủ toàn bộ mông bé.
Xem thêm : Cách làm 7 món ngon từ tôm cho bữa cơm của bé yêu
Mặc tã dán đúng cách cho bé
+ Tã quần:
- Nhẹ nhàng luồn tã quần vào từng chân của bé.
- Mẹ kéo nhẹ nhàng tã lên ngang bụng bé.
- Mẹ điều chỉnh phần vách chống tràn sao cho vách luôn nằm ngoài chun chân để ngăn tràn tối đa.
Tã quần Bobby size M 76 miếng (6 – 11 kg)
5.2 Nên thay bỉm sau 2 đến 3 giờ
Mẹ nên thay bỉm thường xuyên cho bé, khoảng 2 – 3 giờ/lần, tránh để tã thấm hút nước tiểu quá nhiều khiến tã xệ giữa hai chân gây cảm giác nặng. Từ đó ảnh hưởng đến dáng đi của bé.
Mẹ nên thay bỉm thường xuyên cho bé
5.3 Chọn bỉm đúng size
Mẹ cần chọn bỉm đúng kích cỡ, vừa vặn để không gây vướng víu khi bé cử động và hạn chế tình trạng hằn đỏ, mẩn ngứa do bỉm cọ sát vào da. Mỗi thương hiệu bỉm sẽ có một bảng kích cỡ khác nhau, mẹ nên tìm hiểu kỹ để chọn đúng cỡ cho trẻ.
Mẹ cần chọn bỉm đúng kích cỡ, vừa vặn để không gây vướng víu khi bé cử động
5.4 Chọn bỉm mỏng nhẹ, thoáng khí
Lựa chọn bỉm mỏng nhẹ, thoáng khí nhằm giúp bé được thoải mái cử động, không lo hăm bí, khó chịu. Đây cũng là xu hướng được nhiều mẹ bỉm hưởng ứng, ưu tiên lựa chọn cho bé trong những năm gần đây. Một số thương hiệu tã bỉm được nhiều mẹ bỉm tin dùng như: Bobby, Huggies,… với nhiều sản phẩm như tã dán Huggies, tã quần Bobby,…
Tã lót Huggies Dry size NB1 100 miếng (Dưới 5 kg)
5.5 Chọn bỉm có khả năng thấm hút tốt, dàn đều chất lỏng
Cùng với tiêu chí mỏng nhẹ, độ thấm hút của bỉm cũng cần được ưu tiên hàng đầu. Mẹ nên chọn bỉm thấm hút tốt và dàn đều, khi bỉm đầy sẽ không gây nặng xệ ở phần đũng gây vướng víu cho trẻ khi cử động.
Tã dán Bobby size M 76 miếng (6 – 11 kg)
Hi vọng qua bài viết này bạn đã có nhiều thông tin hơn để việc chọn mua và sử dụng tã, bỉm không gây ảnh hưởng đến dáng đi của bé. Nếu có thắc mắc hãy gọi ngay tổng đài miễn phí 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được tư vấn và giải đáp trong thời gian nhanh nhất nhé!
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục