Cha mẹ, thầy cô nên hiểu rõ để áp dụng tốt nhất các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Bởi mầm non chính là giai đoạn trẻ tiếp thu ngôn ngữ dễ dàng và nhanh chóng nhất, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.
- 10 trường THPT có học phí siêu khủng ở Việt Nam, có nơi lên đến 2 tỷ đồng
- Trò chơi và thú tiêu khiển ở Huế: Trước đây và bây giờ – Văn Nghệ Huế
- Cách giao tiếp với người lạ khôn khéo hiệu quả bạn nên áp dụng
- Hướng dẫn 2 cách pha trà lipton chanh mát lạnh, đậm đà, hấp dẫn
- 14 cách nói với mẹ bằng tiếng Nhật
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Ngôn ngữ được xem là phương tiện quan trọng của con người, nó chính là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho việc giao tiếp giữa người với người. Khi giao tiếp thông qua ngôn ngữ, chúng ta sẽ dễ dàng truyền đạt thông tin cho nhau, trao đổi về những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm với nhau một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Bạn đang xem: 6 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
Đồng thời, đây cũng chính là phương tiện của tư duy, nó phản ứng chân thực về thế giới khách quan của mỗi người. Hiểu theo cách cụ thể hơn thì tư duy chính là cái được biểu hiện ra bên ngoài, còn ngôn ngữ chính là cái dùng để biểu hiện tư duy. Hai yếu tố này tồn tại song song và hỗ trợ lẫn nhau, không thể tách rời.
Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam cũng đã từng nói rằng “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.” Cũng bởi thế, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ là điều vô cùng cần thiết và phải được thực hiện ngay từ những năm tháng đầu đời.
Theo chia sẻ của Maria Montessori – chuyên gia về giáo dục sớm cho trẻ nhỏ cũng nói rằng, trẻ từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với ngôn ngữ và đây cũng chính là thời kỳ vàng để áp dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ, đặc biệt là những trẻ đang độ tuổi mầm non. Giai đoạn này trẻ sẽ có khả năng tiếp thu và học hỏi ngôn ngữ rất nhanh nên các bậc phụ huynh, thầy cô cần phải chú ý quan tâm và hỗ trợ trẻ thật tốt, giúp trẻ phát triển khả năng một cách toàn diện nhất.
1. Âm nhạc giúp trẻ tăng cường kỹ năng ngôn ngữ
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả nhất đó chính là sử dụng âm nhạc. Trẻ ở độ tuổi này có thể hiểu và cảm nhận được những ca từ trong bài hát, có thể cảm thụ được tốt từng giai điệu của các bản nhạc. Theo kết quả của một nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, cho trẻ nghe nhạc sẽ có thể kích thích và làm gia tăng cường độ bộ nhớ của trẻ nhỏ. Đồng thời nó còn giúp trẻ cải thiện sự tập trung, chú ý và có khả năng học hỏi ngôn ngữ nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Chính vì thế, nếu cho trẻ được tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên vào thời điểm này thì sẽ giúp con có thể phát triển tốt ngôn ngữ. Các chuyên gia cho biết rằng, những giai điệu du dương trong những bản nhạc sẽ làm cho não bộ của trẻ được kích thích, tạo tiền đề tốt để tiếp thu ngôn ngữ, học hỏi đa dạng về từ ngữ. Hơn thế, một nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Brigham Young cho biết rằng, trẻ sinh non nếu được tiếp xúc nhiều với âm nhạc cũng có khả năng cải thiện tốt về mặt thể chất.
2. Trò chuyện cùng trẻ mỗi ngày
Muốn trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, cha mẹ, thầy cô hãy thường xuyên trò chuyện với nhẹ. Với phương pháp “0 đồng” này, cha mẹ có thể giúp con trẻ tiếp thu nhanh chóng về ngôn ngữ, đồng thời còn gia tăng tình cảm, sự gắn kết với con. Trong kết quả của rất nhiều các cuộc nghiên cứu, khi cha mẹ càng trò chuyện nhiều với trẻ, ngay cả khi trẻ còn trong bụng mẹ thì vốn từ ngữ của trẻ sẽ càng được nhân rộng, trẻ dễ dàng học hỏi và tiếp thu những từ ngữ, ngôn ngữ mới.
Xem thêm : Trẻ mắc bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi?
Cha mẹ, thầy cô có thể trò chuyện với trẻ nhỏ với nhiều chủ đề khác nhau. Nó có thể xoay quanh những hoạt động đời sống hàng ngày và để kích thích trẻ nói nhiều hơn, hãy ưu tiên nói về những điều mà trẻ yêu thích. Cụ thể như bàn luận về món ăn mà trẻ thích, bộ phim hoạt hình mà trẻ hay xem, những câu chuyện ở trường lớp,…
Tuy nhiên, cha mẹ cũng đừng ngại nói với con về những chủ đề lớn và sâu sắc hơn như về tài chính của gia đình, về những suy nghĩ của bậc làm cha mẹ,…Có thể trẻ nhỏ vẫn không thể thấu hiểu được ngay nhưng thông qua những buổi trò chuyện như thế trẻ sẽ dần được mở rộng về tư duy, khả năng ngôn ngữ cũng phát triển hơn.
Cha mẹ hãy tận dụng thời gian để có thể trò chuyện với con càng nhiều càng tốt, tuyệt đối tránh nhìn nhận con như một đứa trẻ “không biết gì”. Đồng thời, cũng nên nói chuyện với con bằng giọng nói chỉnh chu, tránh nói ngọng, nói đớt hoặc nói với giọng có vẻ dễ thương khiến trẻ dễ bắt chước theo và ảnh hưởng lớn đến việc tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ.
3. Sử dụng sách vở – Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Ở độ tuổi mầm non, con sẽ dễ dàng phát triển ngôn ngữ bằng cách nghe kể chuyện, xem những mẫu truyện tranh với hình ảnh, nội dung hấp dẫn. Những câu chuyện được kể lại từ cha mẹ sẽ giúp cho con có thể tự liên tưởng về thế giới riêng của mình. Thông qua những nội dung, hình ảnh của từng trang sách, trẻ có thể dễ dàng xây dựng cho bản thân những không gian, thế giới riêng biệt cho mình, từ đó gia tăng khả năng tư duy, sử dụng linh hoạt về ngôn từ.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, đọc sách cùng con chính là phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất để giúp phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non. Con sẽ có thêm nhiều vốn từ, sử dụng từ ngữ một cách hợp lý, phù hợp với ngữ cảnh. Hiện nay, cha mẹ hoàn toàn có thể tìm ra rất nhiều các loại sách phù hợp với lứa tuổi của mỗi đứa trẻ.
Hầu hết các loại sách này đều được thiết kế và sáng tạo với nội dung dễ hiểu, hình ảnh đầy màu sắc, thu hút trẻ nhỏ. Việc đọc sách nên được thực hiện càng sớm càng tốt, nó không chỉ giúp trẻ gia tăng khả năng ngôn ngữ và còn giúp trẻ phát triển tốt về mặt trí tuệ. Sách được xem là nền tảng vững chắc nhất đối với con người, dù ở bất kì lứa tuổi nào.
4. Ca hát, đồng giao – “chìa khóa vàng” cho trẻ mầm non
Khi trẻ đến độ tuổi đi học, nhất là những trẻ mầm non, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy con có tốc độ phát triển ngôn ngữ vượt trội, con sử dụng đa dạng các từ ngữ hơn so với lúc ở nhà. Cũng bởi, tại lớp học, con sẽ được thầy cô cho tiếp xúc nhiều với việc ca hát, ngâm thơ, đọc đồng giao.
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, khi trẻ chỉ mới lên 3 lên 5 thì khó có thể hiểu được nội dung của những bài thơ, bài đồng dao hay có thể hát trọn vẹn được một bài hát nào đó. Tuy nhiên, trong thực tế thì đây chính là giai đoạn trẻ yêu thích ca hát và có nhiều xu hướng bắt chước, ghi nhớ rất nhanh.
Xem thêm : Một số trò chơi với nước cho trẻ 3 tuổi
Vì thế, cha mẹ hãy dạy cho con hát những bài hát phù hợp với lứa tuổi hoặc dạy con những câu thơ đơn giản, có vần điệu để con trang bị thêm nhiều từ ngữ mới. Cùng ca hát, ngâm thơ, đọc đồng dao với con mỗi ngày sẽ là một cách hữu hiệu để giúp bạn phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ, đồng thời cung cấp cho con thêm nhiều kiến thức bổ ích.
5. Phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non nhờ vào hoạt động ngoài trời
Đừng bó buộc việc học ngôn ngữ của trẻ nhỏ ở bất kì trường hợp, tình huống hay thời gian nào. Hãy để cho con phát triển một cách tự do và thoải mái khám phá ngôn ngữ bằng nhiều cách khác nhau. Thế giới xung quanh vô cùng phong phú và đa dạng nên hãy để trẻ nhỏ được tự do khám phá, tò mò.
Cha mẹ nên thường xuyên đưa con đến vui chơi tại các khu vui chơi, công viên, những nơi có nhiều cây xanh hoặc tham gia vào các hoạt động ngoài trời dành cho gia đình, trẻ nhỏ. Hoạt động này sẽ giúp trẻ có thể gặp gỡ được nhiều người, khám phá thêm nhiều điều mới mẻ và dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng, giúp trẻ dạn dĩ, năng động hơn.
Hãy để con tìm tòi về những điều mà con chưa từng được tiếp xúc, quan sát về thế giới xung quanh. Sau đó, cha mẹ có thể hỏi về cảm nhận của con, xem con đã học hỏi thêm được điều gì mới mẻ và bổ ích. Khi có một điều thú vị gì đó xảy ra xung quanh cuộc sống, cha mẹ hãy hướng con đến điều đó và giúp con gọi tên các sự vật, hiện tượng để con có thể nắm bắt, tăng thêm kiến thức cho con.
Ví dụ như nếu lần đầu con được cha mẹ dẫn đi chơi công viên, hãy chỉ vào những đồ vật có tại đó và gọi tên chúng, hỏi xem vật đó có màu gì, nó có hình dáng ra sao,…. Phụ huynh cũng có thể cho con trải nghiệm những trò chơi hấp dẫn có tại công viên như xích đu, cầu tuột để con có thể ghi nhớ tốt hơn. Hãy luôn đặt câu hỏi để kích thích con vận dụng ngôn ngữ của bản thân. Nếu con không biết, cha mẹ hãy nhẹ nhàng giải đáp để con có thể ghi nhớ một cách hiệu quả nhất.
6. Trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ nhanh khi được chơi với bạn bè
Đôi khi việc phát triển ngôn ngữ không diễn ra một cách chủ động mà nó có thể được học tập thụ động. Ngôn ngữ của trẻ nhỏ sẽ phát triển vượt bậc hơn nếu trẻ thường xuyên được tiếp xúc và chơi đùa với bạn bè, đặc biệt là những bạn cùng trang lứa. Trẻ con thường có ngôn ngữ giao tiếp riêng và chúng sẽ hiểu rõ hơn về những cử chỉ, hành động của nhau. Chính vì thế, việc cho con cùng chơi với bạn bè sẽ tạo điều kiện tốt để con có thể trao đổi, trò chuyện nhiều hơn. Lúc này cha mẹ cũng nên là người dẫn dắt cho các con, gợi ý cho con về những ngôn từ có liên quan đến những thứ xung quanh, giúp con dễ dàng tiếp thu và nắm bắt rõ hơn.
Đồng thời, khi tiếp xúc với những đứa trẻ có vốn từ và ngôn ngữ đa dạng hơn, trẻ cũng có thể quan sát và học hỏi theo rất nhanh. Trẻ khi chơi với bạn bè sẽ có xu hướng bắt chước những lời nói, hành vi của đối phương, nhờ đó mà trẻ dần hoàn thiện hơn về mặt giao tiếp, biết cách sử dụng ngôn từ một cách linh hoạt hơn trong nhiều trường hợp khác nhau. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy nên tạo cho con nhiều điều kiện để gặp gỡ, chơi cùng bạn bè, đặc biệt là các trẻ ở lứa tuổi mầm non khi được đến trường sẽ có thêm nhiều người bạn.
Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non vô cùng hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên nhanh chóng thực hiện. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chính của con người, nó cũng là nền tảng của tư duy và giúp cho trẻ có thể phát triển toàn diện về nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế, cha mẹ nên quan tâm và tạo điều kiện để con phát triển ngôn ngữ càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm:
- Những đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp bé phát triển ngôn ngữ
- 5 Cuốn sách dạy trẻ chậm nói hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ
- 10 trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho bé 0 – 3 tuổi hiệu quả nhất
- Bài tập môi miệng cho trẻ tự kỷ học nói, phát triển ngôn ngữ
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục