1. Vì sao cần có nghề thợ may?
Khác với các loại động vật có vú, trong quá trình tiến hóa còn người đã dần mất đi lớp lông dày có chức năng bảo vệ cơ thể. Thay vào đó, con người đã dần sáng tạo ra vải – một loại vật liệu gồm mạng lưới các sợi tự nhiên hoặc nhân tạo liên kết chặt vào nhau. Từ vải vóc con người có thể chế tạo ra quần áo, chăn mền để giữ ấm. Các kỹ thuật chế tạo đó được gọi là kỹ thuật may mặc.
Thợ may hay còn gọi là kỹ thuật viên may mặc, là những người chuyên sử dụng máy móc và các vật liệu may mặc để chế tạo ra các loại sản phẩm:
Bạn đang xem: Khám phá nghề thợ may
– Đồ thời trang: quần áo, túi xách, cà vạt, ví, giày, khẩu trang…
– Chăn, mền, mùng, gối, đệm,
– Rèm cửa
Ngày nay may mặc là ngành thiết yếu trong cuộc sống. Nhờ có thợ may, con người có đủ các sản phẩm để phục vụ nhu cầu giữ ấm, bảo vệ cơ thể và trang trí.
2. Thợ may có những loại hình nào ?
Thợ may là từ chỉ mang ý nghĩa chung chung. Trong thực tế, thợ may bao gồm rất nhiều loại hình khác nhau.
Nếu phân theo loại hình sản phẩm thì thợ may gồm có:
- Thợ may quần áo trẻ em, quần áo người lớn
- Thợ may đồ jeans (đồ rin)
- Thợ may âu phục veston
- Thợ may áo dài
- Thợ may ba lô túi xách
- Thợ may rèm cửa, chăn màn
- Thợ may mui nệm, ghế sofa
- Thợ may gia công: tức là may hoàn thiện hoặc may số bộ phận của sản phẩm theo mẫu của khách hàng yêu cầu
Nếu phân loại theo công đoạn thì thợ may gồm có:
- Thợ ra rập: rập tức là khuôn mẫu của sản phẩm may, thường được cắt ra trên giấy rồi mới dựa vào đó để cắt vải để may
- Thợ cắt vải: thực hiện đo, cắt vải theo mẫu rập để chuẩn bị may
- Thợ may chính: là thợ trực tiếp thực hiện may sản phẩm
- Thợ phụ may: là thợ hỗ trợ thợ may chính thực hiện các công việc để hoàn thiện sản phẩm, chẳng hạn như cắt chỉ thừa, luồn chun, đính cúc, ủi keo, gấp xếp, dọn dẹp,…
- Thợ vắt sổ: tức là thợ may chuyên may xung quanh viền áo, giữ cho các sợi chỉ không bị tuột khi sử dụng, thường áp dụng đối với các loại vải dày
Ngoài ra, khi tìm hiểu về nghề thợ may, bạn có thể thấy khái niệm thợ may công nghiệp và thợ may thủ công.
– Thợ may công nghiệp: tức là thợ may sử dụng các thiết bị may để may hàng loạt sản phẩm theo các kích thước đã được quy định. Thợ may công nghiệp thường làm việc tại các nhà máy may, xưởng may, và được phân chia thực hiện mỗi người đảm nhiệm một hoặc một vài công đoạn làm ra sản phẩm may
– Thợ may thủ công: là thợ may thực hiện may sản phẩm theo kích thước riêng của từng khách hàng, thường sử dụng các loại máy may gia đình. Một người thợ may thủ công thường phải thực hiện tất cả các công đoạn để làm ra sản phẩm may
3. Các yêu cầu nghề nghiệp khi làm nghề thợ may ?
Xem thêm : TOP BÀI HÁT CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHO BÉ YÊU
Để làm được nghề thợ may, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Đối tượng phù hợp: nam/nữ trong độ tuổi lao động (từ đủ 18 tuổi trở lên), thường ưu tiên nữ giới
– Có đủ sức khỏe làm việc
– Nhanh nhẹn, khéo léo
– Biết kỹ thuật may. Một số cơ sở may có thể chấp nhận tuyển người chưa có kinh nghiệm để vào đào tạo
– Trình độ: thường yêu cầu tốt nghiệp THPT trở lên, tuy nhiên một số cơ sở may cũng chấp nhận tuyển thợ may chỉ cần biết đọc và viết chữ là được
4. Nghề thợ may kiếm tiền ra sao ?
Thông thường, đối với thợ may mới vào nghề có thể kiếm thu nhập rơi vào khoảng 4 – 6 triệu mỗi tháng, còn thợ may lành nghề có thế kiếm thu nhập trung bình từ 7 – 15 triệu.
Thu nhập của thợ may cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ tay nghề, độ siêng năng, cũng như loại hình may là khó hay dễ. Chẳng hạn như thợ may quần áo công nghiệp thì thu nhập thường thấp hơn đối với thợ may áo dài, thợ may âu phục.
Về cơ bản, thu nhập của thợ may làm thuê sẽ đến từ những nguồn sau:
– Tiền lương do các công ty, chủ xưởng may chi trả. Thường thì tiền lương sẽ khá thấp, do số tiền này được dùng làm căn cứ nộp bảo hiểm xã hội cho công nhân may.
– Tiền thưởng theo năng suất nếu công ty có chính sách thưởng năng suất
– Tiền phụ cấp: gồm có tiền làm thêm giờ (tăng ca), phụ cấp ăn trưa, phụ cấp độc hại
– Tiền hưởng các chế độ từ bảo hiểm do công ty đóng: ví dụ khi bị tai nạn thì được tiền bảo hiểm y tế, nghỉ việc thì được hưởng tiền bảo hiểm thất nghiệp, làm lâu năm thì có thể được hưởng tiền bảo hiểm xã hội. Nếu bạn làm cho cơ sở may không có chế độ bảo hiểm thì sẽ không được nhận các khoản này
Xem thêm : 3 cách pha màu tím khoai môn giúp lên màu chuẩn không cần chỉnh
– Thu nhập từ việc làm thêm cho các cơ sở may bên ngoài: thợ may có thể nhận làm may gia công cho các cơ sở bên ngoài trong thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập
Đối với thợ may làm chủ tiệm may thì thu nhập của họ chính là tiền lời từ việc cung cấp dịch vụ may cho khách hàng.
5. Nghề thợ may làm việc ở đâu ?
Những nơi thợ may có thể làm việc là:
– Các nhà máy may, xưởng may của công ty may mặc
– Các tiệm may, xưởng may của cá nhân, hộ gia đình
– Tiệm may, cửa hàng may do mình tự mở
– Các cửa hàng bán quần áo, shop quần áo
– Làm nghề may tự do tại nhà
6. Làm sao để trở thành thợ may ?
Để trở thành thợ may, bạn có thể lựa chọn những con đường như sau:
– Đăng ký học kỹ thuật may, thiết kế thời trang tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Sau khi ra trường, bạn sẽ có bằng cấp chuyên môn về kỹ thuật may và dễ xin việc vào làm tại các nhà máy, hoặc bạn cũng có thể tự mở tiệm may cho riêng mình
– Đăng ký học may tại các trung tâm dạy nghề, thời gian học thường ngắn chỉ từ vài tháng và bạn có thể ra làm việc được ngay
– Xin vào làm việc tại các nhà máy may chấp nhận tuyển người chưa có kinh nghiệm. Khi vào làm bạn sẽ được đào tạo kỹ thuật may. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là các nhà máy sẽ không đào tạo cho bạn biết hết tất cả các công đoạn may, mà chỉ biết một vài thao tác đủ để làm việc trong dây chuyền sản xuất của họ. Dù bạn có làm nhiều năm trong nhà máy may thì cũng chưa chắc đã biết may một sản phẩm hoàn chỉnh
– Học nghề may từ người quen, bạn bè đang làm nghề thợ may.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục