Tụ dịch màng nuôi là tình trạng có thể gặp trong suốt thai kỳ đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Vậy bệnh này có ảnh hưởng thế nào đến sản phụ? Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị tụ dịch màng nuôi trong bài viết này nhé!
1Tụ dịch màng nuôi là gì?
Màng nuôi là một màng mỏng bao phủ bào thai, nằm giữa tử cung và túi ối, có tác dụng bảo vệ thai nhi trong buồng tử cung.
Tụ máu dưới màng nuôi hay còn gọi là xuất huyết dưới màng đệm là tình trạng xuất hiện máu tụ ở giữa cơ tử cung và nhau thai. Tình trạng hay gặp từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 20 của thai kỳ, chiếm 10% nguyên nhân gây chảy máu âm đạo.
Bạn đang xem: Tụ dịch màng nuôi: Nguyên nhân, dấu hiệu cần chú ý và cách xử lý
Hầu hết sản phụ mắc bệnh lý này thường xuất hiện chảy máu nhẹ vùng âm đạo hoặc phát hiện tình cờ qua siêu âm định kỳ.[1]
Tụ dịch màng nuôi là tình trạng có khối máu tụ ở giữa tử cung và túi ối
2Nguyên nhân gây tụ dịch màng nuôi
Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tụ dịch màng nuôi. Một số giả thuyết cho rằng, có một căn nguyên nào đó khiến cho màng đệm tách khỏi tử cung, làm bong mép nhau thai hoặc vỡ các xoang mạch máu ở rìa bánh nhau nên hình thành khối máu tụ ở vùng này.[2]
3Đối tượng có nguy cơ cao bị tụ dịch màng nuôi
Một trong những yếu tố nguy cơ thường được nhắc tới là:
- Tử cung có hình dạng bất thường như tử cung đôi, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…
- Có tiền sử sảy thai liên tiếp.
- Tiền sử nhiễm trùng hoặc chấn thương vùng chậu.
- Tiền sản giật xảy ra sớm hơn tuần thứ 22 với những biểu hiện nặng nề như huyết áp năng cao, phù nhiều.
- Thụ tinh nhân tạo.[3]
Tử cung đôi là một trong những yếu tố nguy cơ gây tụ dịch màng nuôi
4Dấu hiệu
Xem thêm : Tổ chức cho trẻ uống miễn phí vitamin A liều cao
Các triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân tụ dịch màng nuôi là:
- Chảy máu âm đạo: là triệu chứng thường gặp nhất, hay xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Máu chảy có thế số lượng ít hoặc chảy máu nhiều kèm theo cục máu đông.
- Phát hiện tình cờ khối máu tụ qua siêu âm.
- Có thể xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội nhưng hiếm gặp.[4]
Triệu chứng hay gặp nhất của tụ dịch màng nuôi là chảy máu âm đạo
5Biến chứng của tụ dịch màng nuôi
Chảy máu dưới màng đệm có thể tăng nguy cơ biến chứng trong thời kỳ mang thai. Các biến chứng có thể gặp là:
- Chảy máu âm đạo nhiều dẫn đến không đủ khối lượng tuần hoàn.
- Sảy thai, dọa sảy thai.
- Muộn hơn có thể xuất hiện tình trạng sinh non.
- Nhau bong non có thể để dọa tính mạng của mẹ và con.
- Tiền sản giật vào ba tháng cuối của thai kỳ.
Tình trạng này hầu hết đều tự khói và không cần điều trị cũng như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ. Khi đi khám, các bác sĩ sẽ đánh giá khối máu tụ và chỉ định điều trị dựa trên một số yếu tố như kích thước của khối máu tụ và giai đoạn của thai kỳ.[1]
6Chẩn đoán
Bác sĩ tiến hành thăm khám phụ khoa, quan sát âm đạo và cổ tử cung để xác định chính xác rằng máu chảy có phải từ buồng tử cung hay không.
Tiếp đó bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác tụ dịch màng nuôi bao gồm:
- Siêu âm: được chỉ định đầu tay nhằm phát hiện ra những hình ảnh tụ dịch trên màn hình (vùng giảm âm), bên cạnh đó giúp loại trừ các bệnh lý nguy hiểm như chửa ngoài tử cung, sảy thai, nhau bong non…
- Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng thiếu máu để cân nhắc có cần cung cấp máu cho sản phụ hay không.
- Thử thai: nếu chưa phát hiện mang thai mà có chảy máu âm đạo cần phải tiến hành xét nghiệm sàng lọc này.[4]
Thông thường, tụ máu dưới màng đệm sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai khi thể tích khối máu túi chiếm từ 25% trở lên. Ngược lại, nếu khối máu tụ nhỏ hơn thì nguy cơ sảy thai cũng thấp hơn.
Bác sĩ dùng siêu âm để chẩn đoán và loại trừ với các bệnh chảy máu âm đạo khác
7Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Xem thêm : The Gold Beehive – Trường mầm non nhận trẻ 12 tháng ở TPHCM chất lượng tốt nhất
Khi xuất hiện các dấu hiệu sau trong thời kỳ mang thai, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
- Xuất hiện chảy máu âm đạo.
- Máu chảy ngày càng nhiều có xuất hiện máu cục.
- Đau bụng dữ dội vùng hạ vị.
- Xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi.
Khi xuất hiện đau bụng dữ dội cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám
Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín
Nếu bạn đang gặp tình trạng chảy máu âm đạo và muốn đi khám để biết rõ tình trạng của mình nên đến các cơ sở Sản phụ khoa, hoặc các bệnh viện đa khoa tại địa phương để được thăm khám.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đa khoa FV, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Phụ sản Mekong, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Sản Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
8Điều trị tụ dịch màng nuôi
Bác sĩ dựa vào tuổi thai, mức độ chảy máu, vị trí và kích thước khối máu tụ trên siêu âm để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Đôi khi người bệnh không cần điều trị mà chỉ theo dõi và thực hiện những yêu cầu sau:
- Nghỉ ngơi tại giường.
- Giảm hoạt động thể lực, hạn chế những bài tập nặng.
- Không quan hệ tình dục trong ba tháng đầu tiên.
- Đến bệnh viện theo dõi khối máu tụ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi triệu chứng ra máu âm đạo không thuyên giảm hoặc đau bụng vùng hạ vị dữ dội.
- Với những người có nhóm máu Rh- nên được tiêm miễn dịch chống yếu tố D.
Khi tụ dịch màng nuôi nên nghỉ ngơi thư giãn tránh hoạt động mạnh
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về tụ dịch màng nuôi. Mặc dù trong một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi nhưng các triệu chứng của bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh khác nên khi xuất hiện chảy máu âm đạo trong thai kỳ nên đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục