Thời kỳ mang thai vô cùng quan trọng đối với cơ thể của cả người mẹ lẫn thai nhi, vì vậy mẹ bầu cần phải được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Có rất nhiều loại thực phẩm được cho là kho dinh dưỡng dồi dào cho mẹ bầu, một trong số đó là khoai lang. Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bầu ăn khoai lang được không?”, đồng thời tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng mà khoai lang đem lại cho mẹ bầu.
Bầu ăn khoai lang được không?
Khoai lang là loại củ ngọt, phát triển dưới lòng đất, có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau như cam, vàng, tím, trắng… Khoai lang có vô vàn phương pháp chế biến khác nhau như luộc, chiên, nướng, hấp. Trong 100 gram khoai lang gồm có các chất dinh dưỡng sau:
Bạn đang xem: Bầu ăn khoai lang được không? Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe của mẹ và bé
- Protein: 0,91gr.
- Carbohydrate: 16,36gr.
- Đường glucose, fructose: 3,64gr.
- Chất xơ: 2,7gr.
- Canxi: 24mg.
- Natri: 64mg.
- Sắt: 0,5mg.
- Một số loại vitamin A (ở dạng beta – carotene).
- Vitamin B5, B6, C, E…
- Chất chống oxy hóa.
Với thành phần có nhiều dinh dưỡng như trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn khoai lang. Tuy nhiên mẹ bầu cần tránh ăn quá nhiều khoai lang bởi sẽ gây thừa chất cho em bé.
Lợi ích của khoai lang đối với bà bầu
Có thể thấy, câu trả lời dành cho thắc mắc “Bầu ăn khoai lang được không?” là hoàn toàn được. Dưới đây là những lợi ích mà khoai lang đem lại cho bà bầu khi sử dụng mỗi ngày.
Phòng ngừa táo bón ở mẹ bầu
Táo bón là tình trạng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp, vì vậy có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng khoai lang mỗi ngày. Bởi lượng chất xơ trong khoai lang giúp nhuận tràng, đồng thời kích thích đường tiêu hóa nhằm cải thiện tình trạng táo bón.
Tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé
Sức đề kháng bị suy giảm khiến mẹ bầu dễ mắc phải các bệnh gây ra do sự thay đổi của khí hậu, thời tiết. Trong khoai lang giàu beta-carotene, sau đó được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, chất này sản sinh ra các tế bào bạch cầu chống lại các virus gây bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng của mẹ bầu.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C, vitamin D, sắt và nhiều dưỡng chất khác trong khoai lang cũng góp phần tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Giúp em bé phát triển chiều cao tốt
Xem thêm : 3 tháng đầu bà bầu ăn rau mồng tơi được không?
Có thể nói khoai lang là một loại rau củ giàu canxi. Trung bình, một củ khoai lang tươi có đến 55 mg canxi. Vì vậy, khoai lang là nguồn cung cấp canxi dồi dào, có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao và thể chất của bé, tránh các dị tật về xương sau này.
Giúp thai nhi tăng cân
Khi ăn khoai lang mỗi ngày, mẹ bầu được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như tinh bột, protein, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất khác. Vì thế, thai nhi sẽ được nuôi dưỡng toàn diện, có cân nặng đạt tiêu chuẩn.
Ngoài ra, vitamin B6 trong khoai lang còn có nhiệm vụ thúc đẩy sự hình thành tế bào máu, giúp thai nhi tránh khỏi nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai.
Tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều khoai lang
Mặc dù khoai lang là một thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Nếu sử dụng quá nhiều khoai lang trong thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp một số nguy cơ như sau:
- Ngộ độc vitamin A: Tình trạng này khiến bé có thể mắc phải các dị tật về thể chất và tổn thương gan. Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thậm chí là thai chết lưu ở mẹ bầu.
- Gây sỏi thận: Khoai lang chứa nhiều oxalat, là nguyên nhân gây ra sỏi thận.
- Gây đau dạ dày: Khoai lang chứa một loại đường đặc biệt – mannitol, có thể gây đau dạ dày ở những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm. Không chỉ vậy, chất này còn có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
- Đái tháo đường thai kỳ: Do khoai lang có hàm lượng tinh bột khá cao, nếu ăn nhiều, mẹ bầu có thể có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và tăng cân mất kiểm soát.
Cách ăn khoai lang đúng và an toàn ở mẹ bầu
Ăn khoai lang vào bữa sáng và bữa trưa
Lượng canxi trong khoai lang cần tới 4 – 5 giờ để cơ thể có thể hấp thụ hết, vì vậy ăn khoai lang trước bữa tối sẽ không làm ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác. Vì vậy, mẹ bầu có thể duy trì thói quen này để có thể nhận được những lợi ích đem lại từ khoai lang.
Khi ăn khoai lang vào bữa sáng, mẹ bầu có thể ăn kèm với sữa nguyên kem, sữa chua, có thể bổ sung thêm một chút hạt và rau xanh để có một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh.
Việc bà bầu ăn khoai lang vào buổi tối là một thói quen rất nguy hiểm. Ăn khoai lang buổi tối dễ dẫn đến tình trạng trào ngược axit dạ dày, đặc biệt đối với những mẹ bầu có khả năng hấp thụ thức ăn ở dạ dày và ruột kém. Ngoài ra, sự trao đổi chất vào ban đêm thường thấp, vì vậy khi ăn khoai lang vào buổi tối cơ thể rất khó tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó ngủ vào ban đêm.
Sử dụng và chế biến khoai lang đúng cách
Xem thêm : Ý nghĩa tên Hoài An – Du Học Trường Việt Nam
Như đã nói ở trên, trong khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và các cholesterol có hại cho cơ thể, vì vậy bà bầu hoàn toàn có thể ăn khoai lang thay cơm để giảm béo, tuy nhiên vẫn phải kết hợp với các thực phẩm khác như thịt, rau quả để có một khẩu phần dinh dưỡng cân đối.
Mẹ bầu nên chọn khoai lang trắng, thay vì khoai lang tím hoặc vàng bởi loại khoai này có hàm lượng cholesterol thấp nhất trong tất cả các loại khoai lang. Ngoài ra, thay vì sử dụng cách chế biến là chiên, xào, việc ăn khoai lang luộc hay hấp sẽ tốt hơn, bởi 2 phương pháp chiên, xào sẽ khiến protein trong khoai lang kết hợp với dầu mỡ để trở thành chất khó tiêu, đầy bụng.
Mẹ bầu không nên ăn khoai lang sống do màng tinh bột của lớp ngoài khoai lang khi không được làm chín sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, điển hình là các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi.
Không nên sử dụng khoai lang cùng với dưa muối và củ cải muối, bởi khi kết hợp khoai lang cùng với những thực phẩm có vị chua sẽ sản sinh axit, gây khó chịu cho dạ dày.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Bầu ăn khoai lang được không?”, đồng thời đưa ra các phương pháp ăn khoai lang đúng cách ở mẹ bầu. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích trong việc xây dựng thực đơn ở mẹ bầu.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Hellobacsi
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Mẹ và bé