Là giáo viên tiếng Anh, tôi vẫn nhắc nhở học trò mình không thể nào học giỏi ngoại ngữ nếu không giỏi tiếng Việt. Ví dụ, nếu các em không phân biệt được thế nào là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ trong tiếng Việt và sử dụng chúng ra sao thì không thể nào phân biệt được giữa “success”, “succeed”, “successful” và “successfully”. Trong tiếng Việt, cả bốn chữ trên đều có nghĩa là thành công.
- Đơn vị đo Lượng mưa
- “Sinh con trai ngày rằm rạng danh tổ tiên, sinh con gái mùng một số hưởng phúc trời”: Nhiều người chưa biết đến câu này
- Làm sao để vượt qua kì thi tiếng anh lớp 7 với điểm số cao nhất? – Du Học Việc Làm
- Cách tính tuổi vào lớp 1 theo quy định mới nhất
- 19 công thức nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi tăng cân đều
Đôi khi trong quá trình dạy từ vựng tiếng Anh, tôi cho nghĩa tiếng Việt nhưng đồng thời cũng kiểm tra xem các em có viết đúng chính tả hay không. Ví dụ, “a turning point” nghĩa là “bước ngoặt”. Một số em viết là “bước ngoặc” mà không biết mình sai.
Bạn đang xem: Thận trọng hơn khi nói và viết
Xem thêm : Hướng dẫn mẹ cách đút thìa đúng cách cho con
Vì quá yêu tiếng Việt nên tôi bị “sốc” khi đọc lời phê của giáo viên chủ nhiệm lớp 5 viết trong sổ liên lạc của con tôi là: Tập chung nghe giảng tốt (!) Khó tin ư? Tôi vẫn còn giữ cuốn sổ trên và khi viết bài này tôi phải lấy ra để kiểm tra lại.
Tôi không trách chủ cửa hàng có bảng quảng cáo viết sai chính tả như “đặt biệt” vì có lẽ họ không có thì giờ để kiểm tra lại, nhưng tôi lại không thể nào không lên tiếng khi một trung tâm ngoại ngữ có tiếng trong thành phố lại viết sai lỗi chính tả trong quảng cáo về hội thảo của mình. Tôi xin trích nguyên văn:
Xem thêm : 3 bước khôn khéo để không trở thành chân sai vặt của cấp trên, đồng nghiệp mà vẫn được lòng
Cơ hội nhận được ba xuất học bổng đào tạo nước ngoài với giá trị hơn $1,000, mỗi xuất do NXB Pearson Longman tài trợ (tờ quảng cáo L, báo Tuổi Trẻ, thứ hai 12-7-2010 và cả trên website của trung tâm này). Có lẽ họ viết tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt!
Tôi cũng cảm thấy chói tai khi hằng ngày các phát thanh viên của HTV cứ thoải mái nói tên đài “mỗi địa phương đều có đặc thù riêng”. Trời ạ! Đại từ điển tiếng Việt do Bộ Giáo dục – đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Nguyễn Như Ý chủ biên (1998) có định nghĩa: Đặc thù tt. Có tính chất riêng, khác hẳn so với những cái cùng loại: tính chất đặc thù của từng địa phương. (trang 599)
Mong rằng mỗi chúng ta đều cần phải thận trọng hơn nữa khi nói và viết tiếng Việt để thể hiện sự trân trọng “Tiếng nước tôi”.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục