Ai cũng biết bánh mì để lâu sẽ bị ỉu xìu hoặc trở nên khô cứng. Vậy bạn đã biết đến 3 cách đơn giản để bánh mì nóng giòn và thơm ngon như mới chưa?
+ Câu chuyện về Bánh mì Việt – Phần 1: Khởi nguồn
- Bật mí 3 cách làm phở cuốn ngon chuẩn vị Hà Nội ngay tại nhà
- Cá bơn – Loài cá đặc sản quý, có giá thành đắt đỏ, toàn thân được coi là “bảo bối”, ít xương
- Hấp dẫn với các cách làm món sườn kho “tuyệt cú mèo”
- 6 sai lầm thường mắc phải khi học cách làm bánh Brownie
- 18 cách làm thịt kho ngon chẳng kém nhà hàng, dễ chế biến ai cũng có thể làm theo
Bánh mì luôn là một thực phẩm thơm ngon và tiện dụng rất được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, sau những bữa tiệc hoặc khi để qua đêm thì bánh sẽ bị mềm ỉu hoặc dai nhách. Chỉ với những mẹo cực đơn giản sau đây, Má Hải sẽ giúp bạn “hồi sinh” những ổ bánh mì này thành nóng giòn như vừa ra lò.
Bạn đang xem: 3 CÁCH “HỒI SINH” BÁNH MÌ ỈU SIÊU NÓNG GIÒN
Sử dụng nước và lò nướng.
Có một sai lầm mà hầu như ai cũng mắc phải là đem ngay bánh mì cũ đi nướng. Điều này vô tình sẽ khiến bánh trở nên khô ở bên ngoài và không giữ được độ mềm và thơm đặc trưng ở bên trong.
Đây là một mẹo nhỏ rất đơn giản mà hiệu quả để bạn không phải gặp tình trạng này nữa. Đảm bảo ổ bánh của bạn không chỉ giòn giòn ở bên ngoài mà vẫn giữ được độ ẩm ở bên trong nữa đó.
Sử dụng nước và lò nướng để “hồi sinh” bánh mì ỉu.
– Bước đầu tiên: Làm ẩm bánh bằng nước.
Ở bước này, bạn chỉ nhúng nhanh bánh qua vòi nước ăn, hoặc dùng bình sạch xịt nước ăn trực tiếp lên bánh mì là được. Nhớ rằng bước này cần thực hiện nhanh với lượng nước vừa phải thôi nhé.
– Bước thứ 2: Nướng bánh bằng lò.
Xem thêm : 5 Cách Làm Bánh Da Lợn Đơn Giản Chuẩn Vị Miền Tây
Nướng bánh trong lò nướng ở nhiệt độ 150 – 200 độ trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút tùy theo độ lớn của bánh. Chỉ cần như vậy, bánh sẽ lại giòn tan như mới.
Sử dụng giấy ăn và lò vi sóng.
Tương tự như cách đầu tiên, đây là cách đơn giản hơn nếu bạn không có lò nướng ở nhà.
– Bước đầu tiên: làm ướt giấy ăn.
Lấy một ít giấy ăn tùy theo độ lớn của bánh rồi nhúng nhẹ số giấy này vào nước uống. Lưu ý vắt bớt nước nếu khăn giấy ngấm nước quá nhiều. Cách này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn dùng bình xịt sạch để xịt nước lên giấy.
– Bước thứ 2: bọc bánh trong giấy và nướng.
Bọc ổ bánh mì của bạn trong những tờ giấy ướt đã chuẩn bị. Sau đó cho cả hai vào lò vi sóng và quay trong thời gian khoảng 10 giây là xong!
Bạn có thể dùng giấy ăn và lò vi sóng để khiến bánh mì nóng giòn.
Sử dụng giấy bạc.
Đây là một cách đơn giản hơn nếu bạn không có 2 loại lò trên ở nhà. Hãy lấy một tờ giấy bạc để bọc quanh bánh mì rồi cho bánh vào trong một chiếc nồi và đậy nắp lại. Sau đó, bạn chỉ cần bật lửa nhỏ trong 5 – 7 phút là hoàn thành (lưu ý thời gian này tùy theo độ dày của bánh).
Xem thêm : 5 cách nấu canh rong biển không tanh, cực thanh mát & bổ dưỡng
Bạn có thể dùng giấy bạc nếu ở nhà không có lò để nướng lại bánh mì.
Lưu ý nhỏ cho bạn.
Sau khi “hồi sinh” bánh mì với những cách trên đây, hãy sử dụng hết bánh ngay trong ngày, nhất là sau khi nướng xong. Bánh mì đã làm ẩm nếu để quá lâu sẽ dễ sinh vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho sức khỏe.
Với những ổ bánh mì đã để quá lâu và có dấu hiệu hư hỏng thì đừng ngại vứt bỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Để tránh gây lãng phí hãy mua một số lượng bánh vừa phải và có cách bảo quản hợp lý bạn nhé.
+ Phút hẹn hò tuổi trẻ bên Bánh mì Má Hải
+ Bí mật “làm bánh mì chả cá ngon như Má Hải”
Duy Ngọc tổng hợp.
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực