Oresol là một thuốc an toàn, hiệu quả dùng để bù nước và điện giải trong các trường hợp tiêu chảy hoặc sốt cao. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thuốc có thể gây co giật, hôn mê, đặc biệt ở trẻ em. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu cách pha Oresol cho trẻ đúng, an toàn, hiệu quả nhé!
1Tác dụng của thuốc Oresol
Khi tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, sốt xuất huyết hoặc hoạt động thể lực, cơ thể sẽ bị mất một lượng lớn nước. Nếu không bù nước kịp thời sẽ rất nguy hiểm do nước là môi trường cho các chức năng cơ bản của cơ thể như điều tiết nhiệt độ cơ thể, bảo vệ các mô, tuỷ và khớp, bài tiết chất thải,…
- Cách pha sữa Aptamil 1, 2, 3, 4 bảo toàn dưỡng chất chi tiết nhất
- Cách Pha Cà Phê Phin Nguyên Chất Ngon Như Ngoài Tiệm
- Cách pha sữa Ensure đúng chuẩn, không bị vón cục hiệu quả và những lưu ý
- Bí Quyết Tự Nấu Đường Nước Cực Chuẩn Dùng Pha Chế Đồ Uống
- Uống nước sấu có tốt không? Bật mí 2 cách làm nước sấu thanh mát, chua ngọt giải nhiệt ngày hè
Oresol có thành phần gồm Natri clorid, Natri citrat, Kali clorid, Glucose monohydrat, sử dụng bằng cách pha loãng với nước thành dung dịch uống. Dung dịch Oresol giúp bù đắp lượng nước và chất điện giải mất đi, giúp cơ thể phục hồi.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách pha thuốc Oresol cho trẻ em đúng cách, an toàn tại nhà
Cơ chế bù nước của Oresol là các thành phần trong thuốc sẽ tối đa hóa sự hấp thu chất lỏng trong ống tiêu hóa. Glucose giúp tăng hấp thu nước và Natri thông qua hệ thống đồng vận chuyển Natri – Glucose ở ruột non.
Ngoài ra, Oresol còn thay thế đầy đủ và an toàn các chất điện giải bị thiếu hụt (Na+, K+, Cl-) khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Thành phần citrat có tác dụng khắc phục tình trạng nhiễm toan chuyển hóa khi mất nước.
- Trẻ em: Uống Oresol là biện pháp điều trị tiêu chảy hữu hiệu nhất ở trẻ em. Trẻ em bị mất nước do tiêu chảy nhiều hơn người lớn, đồng thời rất khó để trẻ tự nhận thấy cơn khát và tự bù nước được. Oresol còn giúp trẻ bù lại được lượng Kali đã mất khi bị tiêu chảy vì trẻ em bị mất Kali trong phân nhiều hơn người lớn.
- Người lớn: Oresol giúp bù nước và điện giải trong các trường hợp mất nước từ nhẹ đến trung bình như bị tiêu chảy, nôn mửa, sốt xuất huyết hoặc khi hoạt động thể lực, làm việc nặng nhọc.
Oresol gồm các chất điện giải như Na+, K+, Cl- và glucose có tác dụng bù nước và điện giải
2Các loại thuốc Oresol
Trên thị trường có nhiều loại Oresol, có thể chia làm hai loại theo dạng bào chế:
- Thuốc bột: trong thuốc bột có loại 1 gói pha với 200, 500 hoặc 1000ml nước.
- Dạng viên sủi.
Các loại Oresol có trên thị trường
3Công dụng của Oresol ở trẻ em
Phòng và điều trị mất nước, chất điện giải trong các trường hợp:
- Tiêu chảy
- Sốt cao
- Nôn mửa
- Mất nước ở dạng nhẹ và vừa
Dùng Oresol cho trẻ em trong các trường hợp cần bù nước
4Cách pha dung dịch Oresol cho trẻ em
Phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, pha oresol với đúng lượng nước ghi trên hướng dẫn. Nước dùng pha nên sử dụng nước lọc đun sôi để nguội, không dùng nước khoáng, sữa, nước trái cây, nước ngọt để pha.
- Oresol gói (loại có vị cam, dâu): Hòa tan 1 gói 4,22g với 200ml nước (lọc, đun sôi để nguội).
- Oresol 3B: Hòa tan 1 gói 4,1g với 200ml nước (lọc, đun sôi để nguội).
- Oresol dạng sủi: Cho 1 viên vào khoảng 100-200ml nước (lọc, đun sôi để nguội).
Pha Oresol với đúng tỷ lệ nước ghi trên bao bì, pha với nước lọc đun sôi để nguội
5Sử dụng Oresol đúng cách cho trẻ
- Không lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng trong các trường hợp cần bù nước, điện giải.
- Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất về cách dùng, liều lượng… nếu hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml vì khi đó thuốc mới đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp, pha quá ít hay nhiều nước cũng sẽ nguy hiểm, thậm chí tử vong.
- Ở trẻ em, cho uống từng thìa hoặc từng ngụm, uống liên tục cho đến hết liều đã quy định. Nếu chưa hết 24 giờ, trẻ đã uống hết 150 ml dịch/kg thì nên cho uống thêm nước lọc đun sôi để nguội để tránh tăng natri huyết và đỡ khát. Không nên cho uống một lúc quá nhiều, sẽ gây nôn.
- Cho uống Oresol để bù nước ngay khi trẻ bị tiêu chảy, sốt cao hoặc nôn mửa. Nên sử dụng đúng liều (tham khảo bên dưới) tránh việc bù không đủ nước hoặc quá liều đều rất nguy hiểm.
- Tiếp tục cho ăn uống bình thường càng sớm càng tốt khi đã bù lại dịch thiếu và khi thèm ăn trở lại, đặc biệt trẻ bú mẹ cần phải được bú giữa các lần uống dịch.
- Cho người bệnh ăn kèm các thức ăn mềm như cháo gạo, chuối, đậu, khoai tây, hoặc các thức ăn nhiều bột nhưng không có lactose (lactose là một loại đường trong sữa, thường gây ra tiêu chảy cho những người mắc bệnh không dung nạp lactose).
Nên cho trẻ uống Oresol từng thìa hoặc từng ngụm, uống liên tục cho đến hết liều đã quy định
6Những lưu ý khi sử dụng dung dịch Oresol
- Mua đúng liều theo chỉ định và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng thuốc ngay sau khi pha, thuốc đã pha chỉ sử dụng trong vòng 24h vì dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu. Bảo quản trong bình kín và để trong tủ lạnh không quá 24h.
- Không được chia nhỏ gói thuốc hoặc bẻ đôi viên thuốc rồi pha vì rất có thể tỷ lệ các thành phần không còn đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn thể tích khi pha.
- Không được đun sôi dung dịch đã pha vì có thể làm thay đổi thành phần của thuốc, bay hơi nước làm tăng nồng độ các chất trong dung dịch thuốc.
- Không pha với nước khoáng, sữa, nước trái cây, nước ngọt vì trong các loại nước này có sẵn thành phần điện giải sẽ làm sai lệch nồng độ. Nên pha với nước lọc đun sôi để nguội. Không được thêm đường vào làm thay đổi nồng độ dung dịch.
- Tránh dùng thức ăn hoặc dung dịch khác chứa các chất điện giải như nước hoa quả hoặc thức ăn có muối cho tới khi ngừng điều trị, để tránh dư chất điện giải hoặc tránh tiêu chảy do thẩm thấu.
- Bố mẹ phải theo dõi thật kỹ trẻ trong quá trình điều trị bệnh. Nếu có dấu hiệu mất nước, giảm khả năng đáp ứng hoặc bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào cần báo ngay với nhân viên y tế để xử trí kịp thời.
- Lưu ý các trường hợp chống chỉ định với Oresol:
- Đi tiểu ít hoặc thận không sản xuất được nước tiểu.
- Mất nước nặng kèm triệu chứng sốc.
- Tiêu chảy nặng (khi tiêu chảy phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24h).
- Nôn nhiều và kéo dài.
- Tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột (ruột kém hoặc không còn khả năng hấp thu).
- Người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
7Khi nào trẻ cần dùng Oresol
Oresol được dùng để bù nước hoặc duy trì nước khi trẻ sốt, tiêu chảy, nôn mửa, mất nước nhẹ và vừa, trẻ có khả năng uống được.
Có nhiều cách tính liều Oresol, nhưng tốt nhất là tính liều theo thể trọng.
Cách dùng: Hòa với vừa đủ lượng nước như chỉ dẫn trên tờ hướng dẫn sử dụng. Khuấy cho tan hoàn toàn.
Đối với trường hợp bù nước:
- Mất nước nhẹ: Bắt đầu cho uống 50ml/kg, trong 4-6 giờ ngay sau khi cơ thể mất nước.
- Mất nước vừa phải: Bắt đầu cho uống 100 ml/kg, trong vòng 4 – 6 giờ ngay sau khi cơ thể mất nước. Sau đó điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc tùy theo mức độ khát và đáp ứng với điều trị.
Đối với trường hợp duy trì nước:
- Tiêu chảy liên tục nhẹ: uống 100 – 200 ml/kg/24 giờ, cho đến khi hết tiêu chảy.
- Tiêu chảy liên tục nặng uống 15ml/kg mỗi giờ, cho đến khi hết tiêu chảy. Điều trị mất nước ở trẻ em bị tiêu chảy, liều uống trong 4 giờ đầu theo hướng dẫn của UNICEF như sau:
Tuổi Cân nặng (kg) Oresol (ml) < 4 tháng <5 200 – 400 4 – 11 tháng 5-7,9 400 – 600 12 – 23 tháng 8-10 600 – 800 2 – 4 tuổi 11-15,9 800 -1200 5-14 tuổi 16-29,9 1200 – 2200 15 tuổi 30-55 2200 – 4000
Oresol được dùng để bù nước hoặc duy trì nước với liều tính theo tuổi và thể trọng
8Tác hại khi uống Oresol không đúng cách
Không nên ép trẻ uống Oresol vì vốn Oresol có vị khó uống, dễ gây nôn từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng mất nước.
Không nên tự ý sử dụng trong trường hợp trẻ sốt cao vì khi sốt cao trẻ bị mất nước nhiều hơn điện giải. Trường hợp nay nên ưu tiên bù nước thay vì điện giải, tự ý cho uống oresol khiến trẻ bị ngộ độc.
Xem thêm : BẬT MÍ 10+ CÔNG THỨC PHA SOJU BẮT KỊP XU HƯỚNG
Nếu pha dung dịch Oresol không đủ lượng nước như hướng dẫn, nồng độ các thành phần quá đậm đặc thì khi uống sẽ dẫn đến hàm lượng muối trong máu cao. Việc này sẽ khiến nước trong tế bào di chuyển ra ngoài theo sự chênh lệch áp suất (nước đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao), tế bào bị mất nước và “teo” lại. Việc này sẽ dẫn đến các biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng,..
Nếu uống Oresol nồng độ quá cao, tế bào bị mất nước và “teo” lại
9Các dấu hiệu ngộ độc Oresol
Khi quá liều Oresol, bệnh nhân sẽ biểu hiện các triệu chứng của tăng natri huyết và thừa nước.
- Hoa mắt chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Tăng huyết áp
- Cáu gắt, cơ thể mệt mỏi và cảm giác bồn chồn
- Sốt cao
- Hôn mê nhẹ
- Mi mắt húp nặng
- Phù toàn thân
- Suy tim
Các dấu hiệu khi quá liều Oresol
10Khi nào cần gặp bác sĩ
Biến chứng
Mất nước không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng có thể tử vong. Khi trẻ có các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến ngay các Trung tâm Y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời:
- Mệt mỏi dai dẳng
- Giảm đổ mồ hôi
- Hoa mắt chóng mặt
- Nhịp tim, nhịp thở nhanh
- Huyết áp thấp
- Mắt trũng sâu
- Nước tiểu đậm màu
Sau khi uống Oresol nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây cũng cần báo cho nhân viên y tế ngay do nghi ngờ ngộ độc Oresol:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Mệt mỏi, chán ăn
- Lú lẫn
- Khát
Đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng hoặc quá liều Oresol
Các bệnh viện, phòng khám cho trẻ
Điều trị mất nước nghiêm trọng hay ngộ độc Oresol đều là tình trạng cấp cứu, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Nhi để được xử lý kịp thời.
Dưới đây là một số bệnh viện lớn có chuyên khoa Nhi uy tín:
- TP.HCM: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố,…
- Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn, Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai,…
Oresol là thuốc không kê đơn, có thể dễ dàng mua và sử dụng tại nhà, tuy nhiên khi dùng cho trẻ em cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Oresol rất an toàn và hiệu quả trong bù nước do tiêu chảy ở trẻ em nếu được sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó, các vị phụ huynh cũng nên lưu ý các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy như ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, tránh nguồn nước bẩn để bảo vệ sức khỏe của con trẻ.
Nguồn tham khảo: ncbi, MSD, Drugbank, Sức khoẻ đời sống
Nguồn: https://mamnonmangnon.edu.vn
Danh mục: Cách pha thực phẩm